Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - 2


Quốc hội CHDCND Lào số 10/¦², ngày 9/11/2005, điều 2 nêu: Du lịch là du hành từ nơi sinh sống của mình đi đến nơi khác hay nước khác để thăm viếng, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, sự trao đổi văn hoá, thể thao, y tế, nghiên cứu giáo dục [31, tr.1].

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công bố: Du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch này là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống [6, tr.5].

Du lịch có hai nghĩa: Thứ nhất: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác, tức là cách xa nơi ở thường xuyên để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc. Thứ hai: du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du lịch. Nói cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động giữa cung du lịch và cầu du lịch tạo nên ngành du lịch.

Như vậy, du lịch được nhìn nhận từ rất nhiều góc nhìn khác nhau và do đó, có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau và rất khó có thể đưa ra một định nghĩa bao quát. Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, tác giả cho rằng Du lịch là một hoạt động tương tác giữa con người với tự nhiên ngoài môi trường sinh sống định cư, nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm. Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức nghỉ ngơi năng động ngoài môi trường định cư.

- Khái niệm hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong đó, chủ thể quan trọng của hoạt động du lịch là khách du lịch. Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp


đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Hoạt động du lịch là một tồn tại khách quan của con người nằm trong nội tại của sự phát triển xã hội loài người. Hoạt động thông qua du lịch, nhu cầu giao lưu và hưởng thụ vật chất, tinh thần của con người phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương. Do vậy, hoạt động du lịch luôn được đặt ra và phát triển theo nhu cầu của con người [4, tr.5].

Có thể nói, bản chất du lịch và hoạt động du lịch là du ngoạn của con người để được hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương đất nước họ, bao gồm hệ thống di tích lịch sử - văn hoá - phong tục tập quán, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá - nghệ thuật, món ăn - thức uống dân tộc, cơ sở nghỉ dưỡng - chữa bệnh, cơ sở thể thao giải trí...Trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- văn hoá, danh lam thắng cảnh thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc.

- Khái niệm kinh doanh du lịch

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - 2

Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông - mua, bán hàng hoá du lịch trên thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội.

“Kinh doanh du lịch và các đơn vị kinh tế có chức năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ một cách hợp pháp theo nhu cầu thị trường nhằm đạt được lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa” [7, tr.277].

Nói chung kinh doanh du lịch có khả năng thu lợi nhuận cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác. Đó là một ưu thế của ngành kinh doanh du lịch mà nếu được chính quyền của quốc gia đó quan tâm đầu tư khai thác tốt sẽ góp phần tăng nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Hiện nay ở nhiều quốc gia có sự phát triển về công nghiệp, thu nhập từ kinh doanh du lịch thường chiếm 20% hoặc cao hơn trong tổng sản phẩm quốc nội GDP. Hoạt động kinh doanh du lịch còn tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Giao thông vận tải, hàng không, bưu chính viễn thông, các nghề thủ công, mở rộng thị trường, giải quyết việc làm cho nhân dân tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển tốt lên.

Kinh doanh du lịch theo điều 63 Luật Du lịch CHDCND Lào gồm các hoạt động

sau:


- Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.

- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế.

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung.

- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

Hoạt động kinh doanh du lịch tác động mạnh mẽ đến cán cân thu chi của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước.

- Kinh tế du lịch

Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách quốc tế. Góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội [2, tr.10].

Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, du lịch cần thiết cho khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ.

Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, đây không phải là một sự ngẫu nhiên, mà do Chính phủ một số nước đã quan tâm phát triển du lịch theo hướng phát ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, ngành du lịch phát triển rất năng động trong việc kế hoạch hoá đầu tư thành ngành du lịch quốc gia liên kết chặt chẽ với ngành thương mại du lịch của các nước trên thế giới.

1.1.2. Đặc điểm của du lịch

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh, vật chất, văn minh tinh thần của loài người, du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi mang tính vui chơi, giải trí dần dần trở thành thói quen của du lịch hiện nay. Đồng thời các hình thức du lịch với mục đích khác đó là hoạt động du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu đặc biệt của mọi người như du lịch văn hoá, du lịch thăm viếng di tích, du lịch điều dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch khảo sát… ngày càng đa dạng, nội dung của hoạt động phát triển du lịch ngày càng phong phú. [21, tr.46].

- Du lịch vừa là kinh tế, văn hoá tinh thần


Có thể nói, cho đến nay du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho mỗi quốc gia (ngành công nghiệp không khói), quốc gia nào biết cách phát triển và khai thác tốt thì nó đem lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia đó. Sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán vùng miền riêng biệt, bởi vậy ta phải biết khai thác những điểm mạnh của từng vùng, miền, có như vậy mới thu hút được khách tham quan, đem lại hiệu quả kinh tế cho vùng, địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bo Kẹo có rất nhiều điểm du lịch khác với Việt Nam và cũng có thế mạnh riêng: là một tỉnh có nhiều bộ tộc anh em chung sống, mang đậm bản sắc dân tộc, mỗi bộ tộc có một phong tục tập quán, có nét văn hoá riêng. Khách du lịch phương Tây rất thích tìm hiểu nền văn hoá các dân tộc sinh sống ở đây.

Khác với các ngành kinh doanh có hàng hoá là những vật phẩm cụ thể, người tiêu dùng muốn mua chỉ cần trực tiếp đến lựa chọn tại các cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ, sau khi ưng ý có thể giao nhận bên mua và bên bán còn việc giao nhận của ngành du lịch là hết sức đặc biệt. Hàng hoá của ngành du lịch (lữ hành) là các chương trình du lịch, người mua là khách phải di chuyển theo chương trình đã mua và thông qua chuyến hành trình du lịch trên thực tế thì mới hoàn thành việc “giao nhận”. Hoàn thành trách nhiệm của người bán và người mua. Đặc biệt tính đặc thù của hàng hoá đó là chất lượng công việc của người hướng dẫn, nó phụ thuộc vào trình độ, năng lực, hành nghề của hướng dẫn viên.

Du lịch đem lại văn hoá, tinh thần cho khách hàng (du khách). Thông qua việc giới thiệu nét văn hoá đặc trưng khác biệt của đất nước, địa phương cho khách tham quan làm cho họ hiểu phần nào về giá trị văn hoá tinh thần, bản sắc riêng của dân tộc. Từ đó, đem lại món ăn tinh thần cho du khách, mà sản phẩm du lịch là món ăn cho du khách thưởng thức.

Trước đây, một số người cho rằng văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế. Bởi vì, họ quan niệm rằng, văn hoá là lĩnh vực không sinh lợi. Sự phát triển, tăng trưởng của hàng loạt các nước trên thế giới đã khiến mọi người phải nhận thức lại vai trò của văn hoá. Năm 1988, Tổ chức Giáo dục văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) đã tuyên bố để mở đầu thập kỷ thế giới phát triển văn hoá nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, xu hướng chính trị và kinh tế nào, văn hoá và phát triển là hai mặt gắn liền nhau”.


“Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế, mà tách rời môi trường văn hoá thì sẽ xẩy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hoá và khả năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”[15].

Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của dân tộc, tiếp nhận thành tựu trí tuệ của thời đại, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong phát triển. “Kinh tế và văn hoá gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng của văn hoá, văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở hài hoà kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng động có hiệu quả và vững chắc nhất”[15].

Ngày 09 tháng 12 năm 1986, Liên hệp quốc (LHQ) thông qua nghị quyết tuyên bố thập kỷ 1988 – 1997 là: "Thập kỷ thế giới vì sự phát triển văn hoá”. Kêu gọi các quốc gia, các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới thừa nhận vị trí quan trọng của văn hoá trong phát triển. Điều đó càng chứng minh rằng, văn hoá là món ăn tinh thần, là tất yếu không thể thiếu để phát triển du lịch. Có như vậy, văn hoá thực sự là món ăn tinh thần trong mỗi du khách.

- Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán.

Điều kiện tự nhiên, khí hậu do thiên nhiên ban tặng cho mỗi vùng, lãnh thổ du lịch, một thiên nhiên thân thiện ít bị tàn phá của con người, sẽ có nhiều cơ hội để phát triển du lịch. Một vùng du lịch được thiên nhiên ban tặng có một khí hậu mát mẻ, bốn mùa trong xanh, một bầu không khí trong lành, hoang sơ, sông nước hiền hoà, không bị ô nhiễm sẽ mang lại sự yêu mến của khách du lịch, khách đến một lần và lại muốn có một ngày được quay lại với môi trường thân thiện. Du khách muốn tìm hiểu phong tục tập quán riêng của vùng miền mà họ đến: phong tục tập quán của các bộ tộc như văn hoá cồng chiêng, múa sạp, ném còn… Ngày nay, phần lớn khách phương Tây cũng như các nước châu Âu rất thích du lịch thiên nhiên, họ muốn khám phá và tìm hiểu cái hoang sơ, sơ khai do thiên nhiên ban tặng.

Du lịch gắn liền với phong tục tập quán, là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày. Mọi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu, về sau do sự tiếp xúc với nhau nên có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Phong tục tập quán có hai loại: Mỹ tục là những


tập tục tốt, như thờ phụng tổ tiên và hủ tục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép. Thế giới văn minh mỗi ngày thay đổi, và nếp sống cũng vậy, nhân loại ngày nay đều cố gắng phát huy mỹ tục và đẩy lùi hủ tục vào bóng tối lãng quên [23].

Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán và văn hoá dân tộc, di tích lịch sử văn hoá, các món ăn, các loại hình nghệ thuật, lối sống, nếp sống của các dân tộc mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ đến ngày nay. Những nguồn lực ấy được phân loại theo chiều thời gian lịch sử, những văn hoá cổ được khôi phục lại lưu truyền và phát huy những văn hoá cổ đại, trung đại, cận đại. Chẳng hạn, nền văn minh Ai Cập cổ đại với kim tự tháp nổi tiếng, nền văn hoá Hy Lạp cổ đại hoặc phong tục tập quán ở Việt Nam, Lào như: Các lễ cưới của các dân tộc, các lễ hội, phong tục rước dâu, hay phong tục trước khi đi lấy vợ chú rể phải về nhà cô dâu ngủ trước vài tháng như dân tộc Thái của Việt Nam.

Trong phát triển du lịch, trình độ văn hoá của người dân là nhân tố quan trọng góp phần vào phát triển du lịch, con người thân thiện, hiền hoà, truyền bá những điều tốt đẹp của đất nước, con người là điểm đến cho những người thân quen có thể tạo được làn sóng du lịch mới. Phần lớn những khách thăm quan và đều là người có trình độ văn hoá, nhất là người đi du lịch nước ngoài. Người có trình độ văn hoá cao, đòi hỏi đi du lịch càng lớn, chất lượng du lịch là một phần quan trọng, họ muốn khám phá những nét truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của điểm đến.

Du lịch gắn liền với thiên nhiên, là tài nguyên thiên nhiên ban tặng để cho con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, du ngoạn, tham quan bao gồm: sông, núi, hang động, thác, rừng, chim thú quý hiếm, hoa thơm, cỏ lạ... Tóm lại, có thể chia ra ba nhóm chủ lực là: tài nguyên du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí hậu và tài nguyên du lịch sinh vật...cụ thể do thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông như đường sông, đường bộ, đường hàng không... là trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động, trên thế giới. Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài nguyên thiên nhiên thì quốc gia đó có nhiều tiềm năng lớn để thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm quan.

Các điều kiện về tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng để phát triển du lịch. Một


quốc gia, một vùng có nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội phát triển cao, song nếu không có tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển du lịch được. Tiềm năng về du lịch là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên những cái mà thiên nhiên ban tặng cho một số vùng và một số nước nhất định hay do con người tạo ra. Vì vậy, chúng ta chia tài nguyên du lịch làm hai nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn [6, tr.86].

Về địa hình: ở một số nơi thường có cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi... khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo... Thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.

Về khí hậu: những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch [6, tr.87].

Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tự nhiên và thời tiết, khí hậu nên du lịch ở hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Đối với một nước nhiệt đới, gió mùa đông bắc, khí hậu bốn mùa thay đổi (xuân, hạ, thu, đông). Khách du lịch nội địa, quốc tế đi du lịch tham quan thắng cảnh ai cũng hưởng thụ khí hậu ấm áp, thời tiết trong sạch, thoáng mát, loại trừ ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tiềm năng du lịch rất lớn và đa dạng, thì tính thời vụ trong du lịch càng rõ nét.

- Sản phẩm và dịch vụ du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố

Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố nền tảng như cơ sở hạ tầng, anh ninh, chính trị ổn định…; yếu tố chủ yếu, trực tiếp bao gồm: phong cách phục vụ của các tour lữ hành, văn hoá các điểm đến, các danh lam thắng cảnh, sự thân thiện của địa phương nơi khách đến, những sản phẩm lưu niệm, những sản phẩm của các làng nghề, văn hoá cổ, những ngôi làng cổ, cái quan trọng hơn cả là sự thân thiện, mến khách, sự lôi cuốn thu hút du khách quay trở lại…Cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác, tất cả những thứ đó làm cho sản phẩm du lịch trở nên phong phú, đa dạng.

1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội ở Lào


- Về mặt kinh tế

Các nước trên thế giới coi du lịch là ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ trứng vàng”, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng, tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ kinh tế khác. Ngành công nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, là ngành đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội. Theo tính toán của WTTC, thu nhập của du lịch bao gồm cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa năm 2005 là 6,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước, chiếm 3,8% GDP của thế giới. Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và gián tiếp thì ngành du lịch chiếm 10,6% GDP toàn thế giới. Hàng năm ngành này tạo ra 74,2 triệu việc làm, chiếm 2,8% lao động trên toàn cầu [26].

Thực tế cho thấy hoạt động du lịch nó tác động rất mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng du lịch và của một đất nước. Nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịchh quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng. Chẳng hạn ở Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về du lịch quốc tế: Năm 1990, ngành du lịch nước này mang lại nguồn thu là 43 tỷ USD thì đến năm 1996 đã lên tới 64,4 tỷ USD, đến năm 2002 là 80,7 Tỷ USD. Tiếp đến là Tây Ban Nha, năm 1996 thu được 28,4 tỷ USD, năm 2002 con số này lên đến 38,7 tỷ USD. Ở Pháp năm 1996 thu được 28,2 tỷ USD, đến năm 2002 thu được 33,5 tỷ USD [2, tr.11].

Hiện nay du lịch được coi là một thị trường vừa rộng, vừa lớn với nhu cầu du lịch rất đa dạng và khả năng thanh toán của khách hàng khá cao, vừa mang tính đặc thù. Thị trường du lịch hoạt động trong không gian lãnh thổ, thị trường lại hoàn toàn có khả năng “xuất khẩu tại chỗ”, nhiều hàng hoá đặc biệt là hàng hoá mang tính chất đặc trưng của dân tộc phân bố rải rác khắp mọi miền của đất nước như các món ăn dân tộc, đồ lưu niệm (hàng thủ công mỹ nghệ...). Hàng hoá này thường có giá trị sử dụng không đáng kể đối với thị trường nội địa nhưng lại có giá trị cao, thuận lợi lớn do thoả mãn được sở thích hay thị hiếu nào đó của du khách nước ngoài. Mặt khác, có rất nhiều loại hàng hoá phục vụ du khách không thể vận chuyển đi bán ở thị trường thế giới được thì có thể bán với giá cả cao, thu lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023