Kinh Nghiệm Của Một Số Tỉnh Ở Lào Và Ở Việt Nam Về Phát Triển Du Lịch


các điểm du lịch đã được xác định.

- Tạo khuôn khổ cho việc thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cũng như đặt nền tảng cho việc quản lý thường xuyên hoạt động du lịch thông qua việc cung cấp các khung pháp lý và hệ thống tổ chức cần thiết.

- Tạo khuôn khổ cho việc phối kết hợp có hiệu quả các nỗ lực nhà nước và tư nhân trong việc đầu tư phát triển du lịch.

- Tạo cơ sở để kiểm soát thường xuyên và duy trì định hướng phát triển du lịch.

Công tác quy hoạch phát triển du lịch có tầm quan trọng bao nhiêu thì việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch sẽ có hậu quả nhiều bấy nhiêu, nếu không có một qui hoạch tổng thể sẽ xẩy ra hiện tượng mạng lưới du lịch không thống nhất dẫn đến những điểm đến có thể là bị cục bộ, hay có thể thưa thớt gây sự nhàm chán cho du khách. Ngoài những tác động tiêu cực dễ nhận thấy đối với môi trường tự nhiên, những hậu quả còn có biểu hiện ở nhiều mặt khác cho địa bàn phát triển du lịch

* Các chính sách phát triển du lịch

Có đường lối chính sách đúng đắn và định hướng phát triển du lịch kịp thời nhanh chóng là yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực.

Nhà nước cần có chính sách và biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nhà nước quản lý vĩ mô bằng chính sách phát triển du lịch như sau:

- Nhà nước có chính sách phát triển, tôn tạo, bảo vệ, trùng tu, duy tu các điểm du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, bảo vệ tài nguyên du lịch khác…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Quản lý du lịch thông qua việc, tôn tạo bảo vệ và phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thiên nhiên, sinh thái cộng đồng, coi du lịch là một bộ phận không thể nằm ngoài ngành kinh tế quốc dân để phát triển thúc đẩy sản xuất, tăng cường xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm, tạo doanh thu và cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc. Nhà nước và xã hội thúc đẩy tuyên truyền các ngày lễ, lễ hội các dân tộc về phong tục tập quán, văn hoá văn nghệ, truyền thống anh hùng tốt đẹp của nhân dân để thúc đẩy du lịch trong nước và thu hút


Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - 4

khách nước ngoài vào tham quan nghỉ mát, giải trí, buôn bán, giao lưu [31].

- Tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp kể cả đảm bảo sự an toàn cho du khách đến CHDCND Lào nói chung và đến tỉnh Bo Kẹo nói riêng, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cả trong nước và tổ chức nước ngoài đến tham quan hay đầu tư vào phát triển du lịch.

- Xây dựng chính sách phát triển những khả năng có sẵn của địa phương như du lịch khám phá, du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch vùng miền, du lịch thám hiểm…Tạo một phong cách lạ đặc trưng.

Ngoài ra, Nhà nước có chính sách đào tạo cán bộ lữ hành thật sự chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ, phong cách phục vụ tận tình.

- Hoạt động quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển du lịch

Những năm qua du lịch đã được sự quan tâm của chính quyền của tỉnh, cụ thể Đại hội III của Đảng uỷ tỉnh Bo Kẹo

Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh, để đón nhận khách trong nước và nước ngoài vào tham quan: thiên nhiên, văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc, củng cố cải thiện ngành dịch vụ du lịch ngày càng tốt lên để có thể thu hút du khách ngày càng nhiều hơn [30, tr.39].

Để cho khách du lịch trong nước nhận biết được xu hướng phát triển du lịch sẽ thúc đẩy du lịch trong nước càng ngày đi lên, đưa thu nhập đến với địa phương, giảm du lịch nước ngoài, thu ngoại tệ cho đất nước.

Làm cho khách quốc tế biết đến nước CHDCND Lào là điểm đến của du lịch và quyết định đến du lịch ở Lào nhiều hơn, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo của nhân dân.

Về quảng bá và thúc đẩy phát triển du lịch là một vấn đề rất quan trọng của chiến lược phát triển. Nội dung tuyên truyền, quảng bá và phát triển du lịch bao gồm:

- Tuyên truyền thông qua việc xây dựng trung tâm thông tin du lịch Lào ở Tổng cục Du lịch quốc gia, xây dựng nội dung trang Website quảng bá hình ảnh quê hương đất nước, những địa chỉ, những điểm đến để không những du khách trong nước biết đến mà còn cả du khách nước ngoài, thông qua trang website trên họ biết được những địa chỉ,


những điểm đến thông qua trang quảng cao trên vụ internet

- Quảng bá qua trung tâm du lịch miền: miền Bắc ở Luang Pra Bang, miền trung ở Sa Văn Na Khết và miền Nam ở Pác Sê. Có thể xây dựng ở các thành phố lớn các ki ốt ở các điểm quan trọng để dịch vụ thông tin cho du khách và phối hợp với các Sở văn hoá thông tin để phát (bán) báo, tạp chí...

- Tuyên truyền bằng cách sản xuất in các vật liệu quảng cáo khác như: bản đồ, sách hướng dẫn, tờ gấp, poster, biển quảng cáo, VCD (phim tư liệu), đồ lưu niệm của Tổng cục Du lịch quốc gia, bưu thiếp, bưu phẩm, thiếp chúc mừng... Đó là những sản phẩm sử dụng trong hội triển lãm du lịch, phát cho khách du lịch và người những người quan tâm đến du lịch.

- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí du lịch...

- Tổ chức những ngày hội phong tục tập quán để thu hút khách du lịch thành 3 cấp: trung ương, tỉnh và huyện.

- Phát miễn phí những bản đồ du lịch, bản đồ quần thể du lịch để khách có thể biết được những điểm nổi bật mình có thể đến và nên đến.

- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Đây là một trong những kênh quảng bá hữu hiệu nhất bởi họ là người trực tiếp truyền thông tin trực tiếp đến với các du khách. Để du khách có một thông tin hay, chính xác thì đòi hỏi các tour (các công ty lữ hành) phải có đội ngũ hướng dẫn giỏi về chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền bá. Người hướng dẫn phải hiểu được phong tục tập quán của địa phương mà đưa du khách đến đem lại cho du khách cái giá trị vô hình, cũng như những giá trị hữu hình cho du khách để biến những du khách họ vừa là khách thăm quan du lịch, nhưng họ cũng là những người quảng bá hình ảnh, con người mà họ đã thăm quan.

- Kiểm tra, giám sát.

Du lịch phát triển nhanh sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hoá của đất nước, của địa phương...Trước hết, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra,


giám sát đối với phát triển du lịch để phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực có thể xẩy ra, thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác, phát triển, các khu, điểm du lịch trên địa bàn thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,... đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh lân cận tránh tình trạng đã nêu ở trên.

1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch

Có thể có nhiều cách phân loại yếu tố tác động, tùy thuộc cách tiếp cận nghiên cứu. Trong phạm vi khung khổ phân tích cho một địa phương, các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bao gồm:

Một, tài nguyên du lịch và thời tiết, khí hậu

Tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, các công trình do con người xây dựng (vật thể và phi vật thể), các sản phẩm văn hoá, nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tham quan. Như vậy, tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hoá, nhân văn đã, đang hoặc chưa được khai thác.

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Gồm những công trình được hình thành dưới sự kiến tạo của tự nhiên, con người có thể khai thác nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách. Các sản phẩm của tự nhiên mà con người có thể khai thác bao gồm các yếu tố địa hình, địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.

Tài nguyên du lịch nhân văn: Là những sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển, bao gồm các yếu tố truyền thống, văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, các công trình kiến trúc, khảo cổ và các di sản văn hoá phi vật thể khác (điệu hát, trang phục…) có thể được sử dụng để phục vụ con người. Như vậy, trong quá trình phát triển, mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia xây dựng được những công trình vật thể và những giá trị phi vật thể nhất định. Tuy nhiên, chỉ những công trình vật thể, những giá trị vô hình có sức thu hút du khách, thoả mãn nhu cầu của người đi thăm quan, du lịch, được đưa vào khai thác nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội mới được xem là tài


nguyên du lịch. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương thường có những di tích văn hoá, lịch sử đặc sắc, độc đáo hoặc những giá trị vô hình hấp dẫn – là tài nguyên quan trọng trong các chương trình phát triển du lịch của mỗi địa phương, của quốc gia.

Thời tiết, khí hậu có tác động mạnh đến phát triển du lịch. Hoạt động kinh doanh du lịch chịu tác động rất lớn của thời tiết, khí hậu và mang tính mùa vụ cao. Nếu nơi ở của du khách có các điều kiện tự nhiên bất lợi như khí hậu lạnh, ẩm, ít nắng, địa hình đơn điệu, động thực vật không phong phú sẽ khó thu hút được lượng du khách quy mô lớn. Những nơi có khí hậu ấm áp, địa hình đa dạng, phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, có hệ thực vật quý hiếm hoặc những bãi biển đẹp là những nơi hấp dẫn du khách, tạo điều kiện cần thiết để phát triển du lịch.

Tính mùa vụ xuất phát từ cả đặc điểm của các sản phẩm du lịch và nhu cầu nghỉ ngơi của du khách trong các kỳ nghỉ như nghỉ hè, tết, các ngày lễ... Tính mùa vụ phụ thuộc vào thời tiết khí hậu biểu hiện rõ nhất là ở hình thức du lịch biển tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, điển hình là khu vực bắc trung bộ của Việt Nam.

Hai, giá của sản phẩm

Dù sản phẩm du lịch có hấp dẫn đến mấy nhưng nếu giá quá cao thì sẽ có ít người lựa chọn. Yếu tố giá cả ảnh hưởng một cách trực tiếp đến phát triển du lịch của một vùng, một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, sự tác động của yếu tố giá cả du lịch tới sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương càng được thể hiện rõ.

Trên thị trường du lịch, khối lượng hàng hoá và dịch vụ du lịch được cung ứng trong khoảng thời gian xác định, cung tăng lên khi giá cả của nó tăng lên và ngược lại. Quy luật lợi nhuận thúc đẩy cung trên thị trường, chi phối và điều tiết thị trường du lịch. Khi các yếu tố cấu thành giá đầu vào của sản phẩm du lịch không đổi, do giá của mỗi sản phẩm du lịch tăng, các đơn vị cung ứng sẽ thu thêm được nhiều lợi nhuận và do đó, cung trên thị trường tăng lên. Từ phía cầu, giá của sản phẩm du lịch giảm sẽ làm cầu du lịch tăng lên và ngược lại theo luật cầu.Thông thường sự hình thành cầu và khối lượng cầu tỷ lệ nghịch với sự biến đổi của giá cả. Nếu giá cả hàng hoá tăng lên thì khối lượng cầu trong du lịch giảm xuống. Đối với sản phẩm du lịch, nơi nào giá cả hàng hoá du lịch thấp, thì cầu du


lịch nơi đó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sự tác động này không hoàn toàn đúng với mọi sản phẩm du lịch, chẳng hạn loại hình du lịch chữa bệnh.

Ba, sự đa dạng và hấp dẫn của các sản phẩm du lịch

Các gói sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách, là yếu tố tác động quan trọng đến phát triển du lịch. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để phục vụ du khách. Trên cơ sở tài nguyên du lịch, các tổ chức, cá nhân làm du lịch có thể phân chia thành nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu khác nhau của du khách.

Sản phẩm du lịch được tiêu dùng tại chỗ, trong quá trình thực hiện cuộc hành trình. Trong trường hợp sản phẩm du lịch mang tính chất sản xuất (ca hát, lễ hội…) thì việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một thời điểm. Đặc điểm này đòi hỏi người cung ứng sản phẩm cần chuẩn bị kỹ lưỡng bởi nếu sản phẩm không hoàn hảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín, đến lượng khách trong tương lai vì tính chất khó sửa chữa, đền bù hay hoàn trả của sản phẩm.

Do sản phẩm du lịch được tiêu dùng trong quá trình thực hiện cuộc hành trình nên việc đánh giá chất lượng sản phẩm chỉ có thể diễn ra sau khi đã tiêu dùng sản phẩm đó. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch cho một gợi ý quan trọng đối với các nhà quản lý của quốc gia, địa phương và điểm đến là phải liên tục hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đồng thời đây là kênh quảng bá hiệu quả nhằm thu hút các du khách tiềm năng.

Sự đa dạng, phong phú của sản phẩm du lịch có ý nghĩa quan trọng bởi nếu sản phẩm du lịch nghèo nàn, sơ sài, dựa trên yếu tố thiên nhiên thuần tuý hoặc các giá trị vật thể, phi vật thể đơn thuần sẽ khó hấp dẫn du khách, nhất là việc tiếp tục tiêu dùng của chính du khách đó trong tương lai.

Bốn, kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch và sự an toàn của điểm đến

Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm hạ tầng giao thông và điểm đến của du khách (nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, khu thể thao, các dịch vụ gia tăng khác như chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp…). Có thể nói, hạ tầng kỹ thuật là cầu nối giữa du khách với các sản phẩm du lịch, tạo điều kiện để biến tài nguyên du lịch của một vùng, một địa phương nhất


định thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phục vụ du khách.

Yếu tố hạ tầng kỹ thuật có tác động mạnh đến phát triển du lịch của mỗi địa phương cũng như một quốc gia. Nếu giao thông quá khó khăn, hạ tầng điểm đến không đảm bảo yêu cầu nhất định sẽ rất khó thu hút được khách du lịch

Trong những yếu tố cấu thành kết cấu hạ tầng, hệ thống mạng lưới giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là cấu nối cho du khách tiếp cận được với các điểm du lịch. Có nhiều loại hình giao thông cho du lịch như giao thông vận chuyển hành khách, giao thông tại điểm du lịch.

Ngoài kết cấu hạ tầng "cứng", hạ tầng kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển du lịch: Văn hóa, xã hội, an ninh ở các điểm đến; hệ thống thương mại dịch vụ phát triển, internet, sóng điện thoại di động, hệ thống thanh toán qua thẻ, rút tiền tự động .... là một trong những yếu tố mà khách hàng sẽ xem xét khi quyết định lựa chọn tiêu dùng một sản phẩm du lịch nhất định.

Như vậy, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ vừa là đòn bẩy, vừa là điều kiện để phát triển du lịch, thu hút du khách, tăng doanh thu…

Một địa điểm du lịch không thể hấp dẫn du khách nếu nó xảy ra chiến tranh. Du lịch chỉ có thể phát triển mạnh trong điều kiện hòa bình, ổn định. Ngoài ra, trật tự an toàn xã hội và sự an toàn của du khách cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nếu một địa danh đẹp nhưng hay xảy ra các hiện tượng trộm đồ, móc túi... sẽ khó thu hút được du khách. Điểm đến an toàn còn được hiểu là nơi đó không xảy ra các loại dịch có thể lây nhiễm như tả, cúm gia cầm hay tiêu chảy cấp... Trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch hiện nay, điểm đến an toàn ở cấp độ quốc gia (ổn định chính trị) và cấp độ địa phương đối với du khách có tác động trực tiếp đến sự lựa chọn của họ.

Năm, chính sách phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch ảnh hưởng mang tính quyết định đối với phát triển du lịch một địa phương, một quốc gia. Nếu một địa phương, một quốc gia nhất định sở hữu nhiều tài nguyên du lịch nhưng không lựa chọn chính sách phát triển đúng, không quan tâm đến du lịch thì ngành này không thể phát triển. Chính sách phát triển du lịch là bộ phận trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng hay địa


phương. Nhiều quốc gia, địa phương đã lựa chọn du lịch như một lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn nhưng không tách rời, biệt lập với các chính sách khác mà có quan hệ mật thiết, gắn kết trong chiến lược tổng thể. Hệ thống chính sách phát triển du lịch khá phong phú, từ chiến lược tổng thể phát triển của ngành đến các chính sách bộ phận nhằm thực hiện chiến lược phát triển chung.

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở LÀO VÀ Ở VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào

- Kinh nghiệm của tỉnh Luang Pa Bang (di sản thế giới)

Tỉnh Luang Pra Bang là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và trung tâm du lịch lớn của miền Bắc nước CHDCND Lào. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội, vừa là thành phố cố đô ngàn năm lịch sử lâu đời, là di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, tỉnh Luang Pra Bang có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tỉnh Luang Pra Bang nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nằm Khan và sông Mê Kông. Tỉnh Luang Pra Bang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hua Phăn, phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía Đông giáp tỉnh Viêng Chăn.

Tỉnh Luang Pra Bang cách thủ đô Viêng Chăn 360 km theo con đường quốc lộ số 13 từ Bắc đến Nam, địa hình đồi núi, đồng bằng ven sông Mê Kông nhỏ hẹp, địa hình này tạo điều kiện cho tỉnh Luang Pra Bang phát triển kinh tế đa dạng. Khí hậu trong khu vực có núi đồi cao, khí hậu mát mẻ nhiệt độ thấp nhất là 140C, nhiệt độ cao nhất là 400C. Tài nguyên nước tỉnh Luang Pra Bang có lưu vực sông và suối tổng diện tích lưu được 13.000 km3 với chiều dài sông suối 15.470 km nguồn nước mưa hàng năm khoảng 9,13 tỷ m3.

Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã nêu trên, tỉnh Luang Pra Bang có điều kiện rất thuận lợi cho khách du lịch nghỉ mát.

Về điều kiện kinh tế - xã hội, tỉnh Luang Pra Bang có dân số đứng thứ 3 trên cả nước tốc độ tăng khá nhanh, từ năm 2000 trở lại đây tăng 1,65 lần và tốc độ tăng bình quân 3,35%. Kinh tế tỉnh Luang Pra Bang đã đạt được tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí