Các Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Du Lịch


nhiên, thành những vùng miền khác nhau như núi, hải đảo, đồng bằng, ven biển…; từ đó tạo nên những giá trị phục vụ cho hoạt động du lịch.

Nếu xét dưới góc độ khoảng cách thì khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với nơi nhận khách. Khoảng cách này mà gần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nơi nhận khách và du khách. Nhưng đôi khi, khoảng cách xa lại là yếu tố hấp dẫn, thu hút sự khám phá của một số đối tượng khách du lịch. [53]

- Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm: Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa. Du lịch là ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Các loại tài nguyên du lịch nói trên có vai tr rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành các vùng du lịch với hướng chuyên môn hoá rõ rệt và hiệu quả kinh tế của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, để xây dựng, quy hoạch một vùng du lịch cần đánh giá cơ sở đầu tiên là tài nguyên du lịch. Nó là tiền đề mở ra khả năng cho sự phát triển của vùng du lịch. Khi đánh giá tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế - kỹ thuật. [73]

Vai tr của mỗi loại tài nguyên du lịch lại có sự khác nhau. Chẳng hạn, đối với loại hình du lịch tham quan, giải trí thì đối tượng tài nguyên được quan tâm là các danh lam thắng cảnh và các thành tố khác như tr chơi dân gian, cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền thống…

- Dân cư, nguồn lao động

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư c n có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch ngày càng nhiều. Số lượng người lao động trong sản xuất và dịch vụ ngày càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bổ và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc vào nhiều đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư.

Cần phải nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vì đây là một trong những nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển.


Sự tập trung dân cư vào các thành phố, tốc độ gia tăng dân số và mật độ dân số, tuổi thọ, quá trình đô thị hóa cũng liên quan mật thiết tới sự phát triển của du lịch. [73]

- Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng không chỉ quan trọng đối với ngành Du lịch, mà c n ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.

+ Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Du lịch phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch mới.

Mỗi loại hình giao thông có những đặc điểm riêng biệt. Giao thông đường bộ tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình mình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền, dễ dàng, tất cả mọi người đều có thể đi được, nhưng chỉ theo tuyến đường sẵn có. Giao thông đường thủy, mặc dù tốc độ chậm hơn nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí dọc theo lộ trình trên sông hoặc ven biển.

Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế. Ngoài ra, c n có các phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Nhiều phương tiện vận chuyển riêng cho du lịch được sản xuất để sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch (ô tô du lịch, tàu thủy chở khách du lịch, máy bay, cáp treo…). Chúng được tách ra như một bộ phận của cơ sở hạ tầng du lịch. Ngay các phương tiện giao thông dùng cho du khách nghỉ đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này (ví dụ, các tàu du lịch có dịch vụ nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long).

Mạng lưới và phương tiện giao thông trên thế giới không ngừng được hoàn thiện.

Tất cả điều đó làm giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch. [73]

+ Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc tế.

Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế. Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại nói chung


cũng như trong du lịch nói riêng không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc. Nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phong phú và hiện đại. Các hệ thống cáp ngầm xuyên biển, vệ tinh thông tin, các hệ thống máy vi tính và điện báo, điện thoại, internet ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Các hệ thống thông tin hiện đại cho phép truyền và nhận thông tin, hình ảnh ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất…[73]

+ Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch c n phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạt động của khách.

- Chính sách phát triển du lịch

Chính sách của chính quyền địa phương có vai tr quyết định đến các hoạt động của cộng đồng đó, trong đó có du lịch. Nếu như chính quyền địa phương ủng hộ, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch thì hoạt động này có cơ hội phát triển và ngược lại.

- Vốn đầu tư

Đây luôn là yếu tố quan trọng đối với mọi hoạt động kinh tế như du lịch. Nguồn vốn đầu tư bao gồm:

+ Nguồn vốn trong nước: Nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

+ Nguồn vốn nước ngoài: Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF) gồm viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các hình thức viện trợ khác, nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.

Trong bối cảnh của hoạt động du lịch, nội dung đầu tư cho phát triển du lịch cần tập trung vào cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực; sản phẩm du lịch, khai thác tài nguyên du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; cải thiện môi trường.

- Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Là điều kiện vô cùng quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển du lịch. Trong điều kiện hoà bình, hữu nghị, du lịch mới có thể phát triển. Ngược lại, chiến tranh, nội chiến, bất ổn chính trị, thiên tai, dịch bệnh…sẽ ngăn cản


các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an toàn, an ninh; đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, tổn hại đến môi trường…

Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội cũng có tác động lên khả năng cung ứng du lịch: Chính trị đảm bảo ổn định, xã hội an toàn là cơ sở để ngành Du lịch phát triển các điểm đến du lịch; duy trì và phát huy các nguồn tài nguyên có giá trị cao trong phát triển du lịch; xây dựng hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao và sử dụng các hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động của ngành mình. Ngược lại, những bất ổn trong xã hội sẽ triệt tiêu những hệ quả trên.

Hoà bình, ổn định là động lực đẩy mạnh hoạt động du lịch. Đồng thời, cũng phải thấy rằng, du lịch có tác động trở lại đến việc các quốc gia, dân tộc, các vùng miền cùng tồn tại hoà bình. [53]

- Sự phát triển kinh tế

Sự phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc ở mức độ cao vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế ở đất nước đó.

Các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch c n hạn chế. Ngược lại, ở những nước có nền kinh tế phát triển, nhu cầu nghỉ ngơi rất đa dạng. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, ăn uống, đi lại của du khách nhất thiết phải có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch…Hệ thống mạng lưới đường sá, phương tiện giao thông, khách sạn, nhà hàng…khó có thể tốt lên khi nền kinh tế chậm phát triển.

Trong các ngành kinh tế, hoạt động của một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch. [53]

- Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch

Nhu cầu du lịch là nhu cầu đặc biệt mang tính tổng hợp cao của con người (với mong muốn rời khỏi nơi cư trú để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, khám phá…). Nhu cầu du lịch hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (đặc trưng nhất là ăn, ở, đi lại) và nhu cầu tinh thần.

Những nhu cầu du lịch cơ bản:

+ Nhu cầu chính: Vận chuyển, lưu trú, ăn uống;

+ Nhu cầu đặc trưng của du lịch: Thẩm mĩ, cảm thụ cái đẹp, giải trí;

+ Nhu cầu khác nảy sinh trong chuyến đi của du khách.


Những nhu cầu này thường phong phú, đa dạng, khó định trước và việc thoả mãn chúng là khó khăn. [15]

- Điều kiện sống và thời gian rỗi

+ Điều kiện sống

Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian mà phải có đủ tài chính mới thực hiện được mong muốn đó. Vì khi rời khỏi nơi ở thường xuyên, du khách luôn phải tiêu dùng nhiều loại dịch vụ, hàng hoá để phục vụ đầy đủ cho nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu du lịch khác của họ. Điều kiện tài chính là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch thành nhu cầu có khả năng thanh toán.

Điều kiện tài chính của người dân phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước đó. Vì những nguyên nhân đó, những nước có nền kinh tế phát triển, đảm bảo cho dân có mức sống ổn định, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất thì có khả năng phát triển tốt hoạt động du lịch như một số nước phát triển, có thu nhập đầu người cao (Mỹ, Ý, Canada, Pháp, Thuỵ Sĩ, Anh, Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển, Bỉ, Nhật Bản…). [53]

+ Thời gian rỗi

Du lịch không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi. Thời gian rỗi là điều kiện tất yếu để con người tham gia vào các hoạt động du lịch.

Đối với ngành Du lịch, những du khách tiềm năng sẽ được định hướng để sử dụng thời gian rỗi vào mục đích du lịch, nâng cao hiểu biết, nâng cao thể lực và tinh thần cho con người. Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người sử dụng hợp lý quỹ thời gian, giảm thời gian của các công việc khác ngoài giờ làm việc. [53]

- Liên kết và hợp tác

Du lịch là một hoạt động có tính liên ngành, liên vùng cao. Vì vậy, phát triển hoạt động du lịch cần thiết phải song hành với sự liên kết. Liên kết du lịch (nội vùng, liên vùng) góp phần xây dựng và phát huy năng lực quản lý; đề cao vai tr , trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các thành phần kinh tế, thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững. Liên kết vùng trong phát triển du lịch tạo thuận lợi khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; khai thác được tiềm năng,


thế mạnh của mỗi địa phương, mỗi vùng và phát huy sức lan tỏa, tạo động lực phát triển du lịch của mỗi địa phương, kích thích phát triển thị trường du lịch; góp phần huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch.

2.1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch

- Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo ngành

+ Khách du lịch

Khách du lịch là một trong số những tiêu chí quan trọng nhất đối với phát triển du lịch. Để đánh giá về khách du lịch, chúng ta thường quan tâm đến số lượng, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng và chất lượng của khách du lịch như mức độ hài l ng của khách, khả năng thanh toán,…

Một số chỉ tiêu cơ bản được phân định như sau:

* Số lượng khách du lịch

Là tổng số lượt khách đến và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ du lịch trong kỳ nghiên cứu. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ. Đơn vị tính: lượt khách.

* Cơ cấu khách du lịch

Khi nghiên cứu về khách du lịch, với sự đa dạng và phức tạp của đối tượng nghiên cứu, người ta có thể phân chia số lượng khách du lịch thành từng nhóm như: Cơ cấu khách du lịch theo mục đích chuyến đi, cơ cấu khách du lịch theo nghề nghiệp, cơ cấu khách du lịch theo độ dài thời gian du lịch, cơ cấu khách du lịch theo độ tuổi, cơ cấu khách du lịch theo phương tiện đi lại, cơ cấu khách du lịch đặc điểm tiêu dùng…

Việc làm này giúp tạo căn cứ cho quá trình lập kế hoạch phục vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách và hướng tới mục đích phát triển hoạt động du lịch.

* Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng phản ánh sự thay đổi của lượng khách du lịch trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Tổng thu du lịch

Tổng thu du lịch là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, là thước đo mức độ phát triển của ngành Du lịch. Tổng thu du lịch của một vùng lãnh thổ nào đó là tất cả các khoản thu được do khách du lịch chi trả cho việc tiêu thụ các dịch vụ và hàng hóa du lịch ở nơi đến. Thu nhập này bao gồm cả các khoản thu của các ngành khác tham gia vào


hoạt động du lịch.

+ Nguồn nhân lực du lịch

Đây là một tiêu chí quan trọng trong hoạt động du lịch. Du lịch là ngành đ i hỏi lượng nhân lực nhiều và có trình độ chuyên môn đặc trưng. Du lịch lại là ngành dịch vụ mà ở đó, con người phục vụ con người. Nên không thể thay thế hoàn toàn đội ngũ nhân lực của ngành bởi máy móc hay công nghệ hiện đại. Nhân lực là một yếu tố không thể thiếu của ngành Du lịch.

Để đánh giá nguồn nhân lực du lịch, có thể đánh giá theo số lượng (trên cơ sở tổng hợp), chất lượng hay cơ cấu nhân lực. Về cơ cấu, có thể đánh giá theo giới tính, độ tuổi; theo ngành nghề chuyên môn (lữ hành, khách sạn, vận chuyển, dịch vụ bổ sung và các ngành liên quan đến du lịch). Về chất lượng đội ngũ nhân lực, có một số tiêu chí thường xuyên được sử dụng như hình thức, thể chất; trình độ học vấn; trình độ ngoại ngữ, tin học; kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng tiếp cận công việc; vấn đề đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp, ứng xử…

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Là một trong số những nhân tố đầu vào quan trọng trong phát triển du lịch.

Bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí…

Việc đánh giá tiêu chí này dựa trên những căn cứ về số lượng (trên cơ sở tổng hợp) và chất lượng. Trong đó, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được đánh giá như sau:

* Đánh giá về vị trí

Vị trí của các cơ sở kinh doanh du lịch được xác định là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Vị trí được đánh giá theo mức độ thuận lợi đối với hoạt động đặc trưng và hoạt động chung của khách du lịch khi sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật. [15]

* Đánh giá về kỹ thuật

Về mặt kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đánh giá theo các yêu cầu cơ bản về mức độ tiện nghi, về thẩm mỹ, về an toàn và về mức độ vệ sinh. [15]

+ Các lĩnh vực kinh doanh du lịch

Ngành kinh doanh du lịch bao gồm một số lĩnh vực kinh doanh chính là lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các dịch vụ bổ sung. Nghiên cứu này chỉ tập trung


đánh giá lĩnh vực kinh doanh lữ hành và khách sạn, với việc tổng hợp về số lượng các công ty lữ hành, khách sạn và nhận xét về chất lượng phục vụ của các đơn vị này.

+ Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là yếu tố đầu ra quan trọng, là câu trả lời cho sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh du lịch. Sản phẩm du lịch được đánh giá dựa trên số lượng (trên cơ sở tổng hợp) và chất lượng. Trong đó, chất lượng sản phẩm du lịch được đánh giá theo các yếu tố cấu thành là tài nguyên du lịch (độ hấp dẫn du khách), hàng hóa du lịch và dịch vụ du lịch (lưu trú, ăn uống, bổ sung).

- Các tiêu chí đánh giá điểm, khu, tuyến du lịch

Đây là các cấp phân vị dựa trên quy mô lãnh thổ, chứa đựng những tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định để phục vụ mục đích du lịch của du khách. Mỗi một cấp có các tiêu chí đánh giá riêng, cụ thể như sau:

+ Điểm du lịch

Tiêu chí đánh giá điểm du lịch được thể hiện ở Phụ lục 3.

Sau khi xây dựng tiêu chí với các điểm đánh giá tương ứng, chúng ta thu được kết quả về điểm cao nhất là 25 và điểm thấp nhất là 5. Từ đó, ta có thang đánh giá tổng hợp về điểm du lịch như sau:

Bảng 2.1. Thang đánh giá tổng hợp về điểm du lịch

Đơn vị: Điểm

STT

Mức độ hoạt động

Thang điểm tổng hợp

1

Rất tốt

21 - 25

2

Tốt

17 - 20

3

Trung bình

13 - 16

4

Kém

9 - 12

5

Rất kém

5 - 8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - 6

(Nguồn: Phân tích của tác giả kết hợp ý kiến chuyên gia)

+ Khu du lịch

Tiêu chí đánh giá khu du lịch được thể hiện ở Phụ lục 4.

Sau khi xây dựng tiêu chí với các điểm đánh giá tương ứng, chúng ta thu được kết quả về điểm cao nhất là 25 và điểm thấp nhất là 5. Từ đó, ta có thang đánh giá tổng hợp về khu du lịch như sau:

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí