Các Công Trình Nghiên Cứu Về Liên Kết Vùng Du Lịch Tại Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc


- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2015), “Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc trước những cơ hội và bối cảnh mới”, Hội thảo Phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kì mới [50].

Tây Bắc là một trong những khu vực sớm có những mô hình liên kết du lịch giữa các địa phương như mô hình liên kết giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ trong chương trình du lịch về cội nguồn; mô hình liên kết giữa 6 tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng là Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, H a Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Điện Biên. Sự liên kết này đã thu lại được kết quả nhất định; góp phần giảm đói, nghèo cho đồng bào bằng du lịch. Tuy nhiên, theo bài viết này thì trong phát triển du lịch, đến nay Tây Bắc vẫn là vùng trũng. Vấn đề liên kết cũng tồn tại nhiều nút thắt cần được tháo gỡ. Và những hướng đi mới đặt ra ở đây cũng là liên kết trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, quảng bá sản phẩm…

Bài viết đã đề xuất những kiến nghị rất rõ ràng với các cấp chính quyền, bộ, ban ngành (Chính phủ, Quốc hội, Ban chỉ đạo Tây Bắc; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để có những đổi mới trong công tác hoạt động và liên kết du lịch của vùng. [50]

Trong một Hội thảo gần đây về liên kết phát triển du lịch xanh khu vực ĐBSCL năm 2015, cũng có một số bài viết về vấn đề liên kết:

- Nguyễn Tấn Phong (2015), “Liên kết các tuyến, điểm phát triển du lịch đặc trưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang [40].

Bài viết đề cập đến vấn đề liên kết du lịch của tỉnh Tiền Giang với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL. Đây là vùng có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng các sản phẩm du lịch lại thường trùng lặp, chưa thực sự hấp dẫn du khách và phần lớn chưa có thương hiệu riêng của từng địa phương. Do đó, cần thiết phải phát triển du lịch vùng gắn với sự liên kết giữa các địa phương nhằm phát triển bền vững, đa dạng hóa sản phẩm.

Với lợi thế nằm ở cửa ngõ vùng ĐBSCL, của tự nhiên và văn hóa sông nước, Tiền Giang có nhiều lợi thế về du lịch. Từ năm 2011, Tiền Giang đã ký kết Chương trình liên kết, hợp tác với các tỉnh trong Cụm duyên hải phía Đông của vùng ĐBSCL như Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục


tiêu chính là liên kết tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách. Từ đó, đã triển khai một số hoạt động liên kết như tổ chức các đoàn khảo sát kết nối tuyến, điểm du lịch với các tỉnh trong vùng nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hợp tác, phát triển du lịch; liên kết đưa khách du lịch từ các đơn vị kinh doanh lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh tham quan các điểm du lịch sinh thái ở Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau…và ngược lại; hợp tác trao đổi thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; đặc biệt là liên kết phát triển các tuyến, điểm du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn vùng ĐBSCL, tạo ra sản phẩm mới, thu hút khách. [40]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (2015), “Những lợi ích và hướng liên kết phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” [49].

Theo bài viết, hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với 13 địa phương thuộc vùng ĐBSCL là Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp. Quá trình liên kết này đã đạt được những kết quả nhất định trên 5 lĩnh vực: Công tác quản lý, xúc tiến và quảng bá du lịch, quy hoạch và kêu gọi đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cũng như những thực tế liên kết khác, công tác liên kết ở đây cũng gặp nhiều hạn chế. Bài viết cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó và đẩy mạnh mối liên kết này. [49]

Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - 5

- Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch (2015), “Liên kết các cơ sở lưu trú du lịch trong việc thực hiện nhãn Bông sen xanh” [90].

Bài viết đề cập đến một khía cạnh liên kết cũng rất đáng được quan tâm, đó là sự liên kết giữa các cơ sở kinh doanh du lịch, ở đây là các cơ sở lưu trú. Nội dung liên kết nhằm hướng tới tiêu chí phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khá khốc liệt trong ngành khách sạn hiện nay.

Theo bài viết, các cơ sở lưu trú cần thiết phải liên kết tập trung vào các nội dung:

+ Tiết kiệm chi phí thông qua giảm mức tiêu thụ tài nguyên;

+ Đào tạo kiến thức về phát triển bền vững cho nhân viên (chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và công nghệ mới);


+ Liên kết tổ chức các sự kiện vinh danh và tặng thưởng những nhân viên có sáng kiến tốt;

+ Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm quản lý thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên ngành;

+ Hợp tác với các đơn vị cung ứng giải pháp phát triển bền vững để đầu tư, thay thế thiết bị phù hợp và ghi nhận những kết quả đạt được khi áp dụng;

+ Phối hợp tổ chức truyên truyền động viên khách du lịch cùng tham gia các hoạt động nhằm phát triển bền vững;

+ Hợp tác trong các hoạt động cộng đồng, tuyên truyền cho các hoạt động phát triển bền vững, tăng cường mối quan hệ và lợi ích lâu dài đối với cộng đồng địa phương thông qua các hoạt động như giờ Trái Đất, đạp xe vì môi trường…

+ Sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin như website, mạng xã hội…để tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trong ngành;

+ Phát huy vai tr của các tập đoàn khách sạn, các hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội khách sạn Việt Nam và các Hiệp hội Du lịch địa phương trong việc thực hiện các giải pháp phát triển bền vững, phát động phong trào bảo vệ môi trường trong toàn khối. [90]

- Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (2015), “Vai trò của Hiệp hội Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong liên kết phát triển xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” [16].

Việc ra đời của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL thể hiện một bước đi mới trong việc liên kết du lịch giữa các địa phương trong vùng này, mang đến bài học kinh nghiệm cho các vùng du lịch khác trong phát triển du lịch gắn với liên kết. Hiệp hội ĐBSCL là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, thực hiện vai tr là đầu mối trong liên kết phát triển du lịch trong vùng với những nội dung chính: Liên kết xây dựng - phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến, quảng bá và đầu tư phát triển du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; xây dựng những sự kiện du lịch chung…

Trong đó, Hiệp hội đặc biệt chú ý đến vai tr đầu mối trong liên kết xây dựng - phát triển sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch đặc thù của vùng. Cụ thể: Năm 2009, Hiệp hội cùng 4 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và thành phố Cần Thơ đã thành lập Cụm liên kết phát triển du lịch các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL (theo quyết định số 492/QĐ/TTg


ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL), đến năm 2012 có thêm tỉnh Bạc Liêu tham gia. Hiệp hội Du lịch ĐBSCL là trưởng Ban điều phối chương trình liên kết của Cụm.

Năm 2012, Hiệp hội và các thành viên trong Cụm đã thống nhất xây dựng sản phẩm du lịch chung của Cụm với tên gọi “Đồng bằng sông Cửu Long - Một điểm đến, 4 địa phương” với sự liên kết 20 điểm đến thành phần của 5 tỉnh, thành phố, trong đó các doanh nghiệp du lịch của các địa phương giữ vai tr chủ thể trung tâm liên kết. [16]

Ngoài ra, hội thảo c n tập trung một số bài viết liên quan đến vấn đề liên kết trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL theo hướng bền vững như tác giả Trần Hữu Hiệp, Liên kết phát triển sản phẩm đặc thù du lịch xanh “Thế giới sông nước Mê Kông”, Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Vụ Thị trường, Tổng cục Du lịch, Liên kết phát triển du lịch đường sông Mê Kông vùng Đồng bằng sông Cửu Long…v.v…

Như vậy, có thể thấy rằng:

- Các nghiên cứu trên đã giải quyết được các vấn đề cụ thể sau:

+ Khẳng định vai tr của liên kết, liên kết vùng trong phát triển du lịch;

+ Tập trung phân tích thực trạng các nội dung liên kết gắn với một địa phương hoặc một vùng cụ thể;

+ Chỉ ra những hạn chế căn bản của liên kết và đề xuất những giải pháp tháo gỡ phù hợp.

- Vấn đề c n tồn tại:

+ Do đa phần các nghiên cứu về liên kết trong du lịch hiện nay có quy mô và phạm vi hẹp nên thực trạng nội dung liên kết chưa được phân tích đầy đủ;

+ Lý luận về liên kết (vùng) trong phát triển du lịch ở Việt Nam chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trên;

Nghiên cứu lý thuyết là nền tảng cho những phân tích thực tế và luận án của tác giả sẽ bổ sung nội dung này nhằm đi đến những đánh giá sát thực hơn liên quan đến sự phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết với vùng ĐBSH.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Đối với phạm vi vùng ĐBSH, vấn đề liên kết cũng chủ yếu được đề cập đến


trong các đề án như “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [64]. Cụ thể:

- “Quan điểm phát triển: Phát triển du lịch vùng theo hướng tăng cường liên kết, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương và của vùng.

- Mục tiêu phát triển: Đến năm 2020, cơ bản hình thành được sự liên kết giữa các địa phương phát triển du lịch Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng nhằm hình thành thương hiệu du lịch riêng của vùng ĐBSH”. [64, tr.50]

Phấn đấu đến năm 2030, vùng ĐBSH trở thành nơi thu hút và phân phối khách du lịch hàng đầu của cả nước.

- Giải pháp liên kết phát triển du lịch:

+ “Tăng cường khả năng và tạo môi trường liên kết thuận lợi, bình đẳng giữa các địa phương trong vùng;

+ Thực hiện liên kết chặt chẽ trong vùng về đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các chương trình du lịch chung của vùng, liên kết trong quảng bá xúc tiến du lịch vùng và liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực;

+ Xây dựng mô hình liên kết trong đó xác định vai trò và nhiệm vụ từng chủ thể liên kết đối với cơ quan quản lý du lịch ở Trung ương, chính quyền các địa phương và doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch”. [64, tr.98-101]

Tác giả Lê Văn Minh, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, trong bài “Liên kết hợp tác trong phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng”, năm 2013 [32] có viết: Du lịch vùng ĐBSH sẽ không thể phát triển mạnh và bền vững nếu không đặt trong mối quan hệ các địa phương trong vùng để khai thác bản sắc đặc trưng và thế mạnh của vùng. Do đó, giải pháp liên kết giữ vai tr quan trọng đối với phát triển du lịch vùng. Nội dung của giải pháp gồm: Tăng cường khả năng liên kết, đổi mới nội dung liên kết, mở rộng hình thức liên kết và xây dựng mô hình liên kết.

- Về hình thức liên kết, tác giả cho rằng:

+ Tất cả các tỉnh thành trong vùng sẽ liên kết với nhau theo chủ đề chung văn minh sông Hồng;

+ Từng nhóm địa phương với nhau theo chủ đề riêng như biển đảo Đông Bắc; sinh thái hang động hoặc các chủ đề văn hóa lịch sử theo triều đại phong kiến,


theo đặc điểm về tài nguyên…[32]

- Xây dựng mô hình liên kết:

Vùng là lãnh thổ mang tính chất chuyên ngành, không có tổ chức quản lý Nhà nước vì vậy việc liên kết mang tính tự nguyện. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của việc liên kết theo vùng cần xây đựng được mô hình liên kết và quy chế hoạt động thống nhất:

+ Chủ thể liên kết là các doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch; địa phương là nơi cung cấp sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho liên kết; cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương là đầu mối liên kết, đóng vai tr nhạc trưởng.

+ Sự kết nối tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng chính là sự chia sẻ các sản phẩm du lịch trong cùng một tour du lịch với các sản phẩm đặc sắc nhất và là yếu tố hấp dẫn nhằm kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Các địa phương trên cơ sở định hướng sản phẩm du lịch cần phối hợp phát triển sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết phát triển sản phẩm. [32]

Trong quá trình tổng quan các nghiên cứu, tác giả bắt gặp rất ít đề tài về liên kết trong phát triển du lịch vùng ĐBSH. Trong khi vấn đề liên kết vùng lại nhận được sự quan tâm khá lớn tại các vùng du lịch khác như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ…và đặc biệt là vùng ĐBSCL.

1.2.3. Các công trình nghiên cứu về liên kết trong phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng với vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Về liên kết phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng với vùng ĐBSH, vấn đề này được chỉ đạo trong “Chiến lược phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [80]. Đồng thời, Hải Ph ng cũng đã xây dựng Chương trình hành động giai đoạn 2012 - 2015, Chương trình liên kết phát triển du lịch liên khu vực. Ngoài ra, chưa có công trình đề cập đến sự liên kết này một cách quy mô và bài bản. Điều này đã gợi mở hướng nghiên cứu cho luận án của tác giả.

Tiểu kết chương 1

Sau khi tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến luận án, tác giả rút ra một số vấn đề như sau:

- Những điểm có thể kế thừa


Luận án sẽ được triển khai trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan ở trên như vấn đề về: Phát triển du lịch; liên kết vùng du lịch. Khẳng định vai tr của liên kết vùng để phát triển du lịch với các bài học trên thế giới và ở Việt Nam (đặc biệt là khu vực vùng ĐBSCL). Quy hoạch, chiến lược tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có tính chất như kim chỉ nam trong quá trình thực hiện phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH.

- Những hạn chế cơ bản của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

Với những tổng hợp trên, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu phát triển du lịch một địa phương của một số đề tài trước đây đều gắn với những nội dung khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu phát triển du lịch gắn với sự liên kết cũng chỉ ở quy mô nhỏ, lẻ và không mang tính tổng hợp, hệ thống, gắn với tổng thể của một vùng du lịch. Như vậy, luận án “Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc” là hoàn toàn mới và phù hợp với bối cảnh hiện nay.

- Những vấn đề luận án sẽ đi sâu vào nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học, tác giả xác định các nội dung cũng như tính mới của luận án, khác các công trình đã có trước đó, sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trong liên kết vùng;

+ Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo lãnh thổ;

+ Phân tích thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH.

+ Đánh giá hiệu quả của thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH dựa trên một số các chỉ tiêu cơ bản;

+ Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG LIÊN KẾT VÙNG


2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Về phát triển du lịch

2.1.1.1. Khái niệm

Du lịch là một ngành kinh tế thuộc khu vực 3 (dịch vụ), vì vậy phát triển du lịch là một bộ phận phát triển kinh tế.

Hiểu một cách chung nhất, phát triển kinh tế là “việc tổ chức và thúc đẩy những hoạt động của con người vì mục đích trước hết là kinh tế. Phát triển kinh tế chính là làm cho nền kinh tế tăng lên về quy mô và gia tăng chất lượng, được xem như con đường dẫn tới ấm no, hạnh phúc và cải biến xã hội đi tới tiến bộ” [89].

Phát triển kinh tế “là quá trình tăng tiến, toàn diện và về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia” [24, tr.29].

Khái niệm phát triển kinh tế tương đối phổ biến là “quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế; phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội của một quốc gia” [41].

Phát triển kinh tế chứa đựng ba nội dung, một là tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng GDP và GDP/người; hai là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện quá trình biến đổi về lượng và chất của nền kinh tế và ba là các yếu tố xã hội, mục tiêu cuối cùng của sự phát triển.

Từ khái niệm và nội dung của phát triển kinh tế, trong phạm vi của luận án này, phát triển du lịch được hiểu là sự thay đổi mọi mặt của hoạt động du lịch trong một thời kỳ nhất định, bao gồm sự gia tăng về quy mô (khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực…); sự hoàn thiện về sản phẩm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và sự nâng cao về hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch.

2.1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

- Vị trí địa lý

Vị trí địa lý của một khu vực nhất định được xác định bởi tọa độ và ranh giới tiếp giáp với các khu vực khác.

Vị trí địa lý và lãnh thổ đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của các cảnh quan tự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023