Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình Và Toàn Vùng Đbsh‌

58

làng ngày hội cố kết cộng đồng biểu dương những giá trị của đời sống 1


làng, ngày hội cố kết cộng đồng, biểu dương những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội văn hoá của cộng đồng. Với tư cách là một bộ phận, đồng thời tiêu biểu nhất cho lễ hội truyền thống Việt Nam, các lễ hội ở ĐBSH cũng bao gồm hai thành tố chính là lễ và hội trong nội dung của mình.

Lễ hội truyền thống ĐBSH được phân loại thành những lễ hội sau:

Lễ hội nông nghiệp hay hội mùa như lễ hội đình Chèm, hội rước lụa Vân Sa, lễ hội Lệ Mật (Hà Nội); hội Yên (Bắc Ninh)…;

Lễ hội lịch sử như lễ hội đền Nghè (Hải Ph ng), lễ hội Tiên La (Thái Bình), lễ hội Gióng (Hà Nội)…;

Lễ hội thi tài như hội hát Xoan (Vĩnh Phúc), hội hát Quan họ (Bắc Ninh), hội hát Đúm (Hải Ph ng, Bắc Ninh), hội hát Ả đào (Hà Nội),…;

Lễ hội làng nghề thủ công truyền thống: lễ hội Bát Tràng, lễ hội làng Chuông (Hà Nội); lễ hội làng Đông Hồ (Bắc Ninh)…;

Lễ hội tôn giáo: lễ hội chùa Dâu (Bắc Ninh); lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Thầy, lễ hội đền Và (Hà Nội); lễ hội đền Đa Hoà và Dạ Trạch (Hưng Yên), lễ hội phủ Giầy (Nam Định),…[64]

* Các loại hình biểu diễn nghệ thuật: Điển hình như Quan họ, Ả đào, Ca trù, Chèo, hát Xẩm…là những tiềm năng để phát triển du lịch.

* Làng nghề thủ công truyền thống: Nghề thủ công truyền thống ở vùng ĐBSH có lịch sử phát triển từ lâu đời. Các làng nghề có giá trị khai thác phục vụ du khách như dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội); mộc Tiên Sơn, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ (Bắc Ninh); dệt cói Kim Sơn (Ninh Bình); gốm Chu Đậu (Hải Dương); mộc Bích Chu, rèn Lý Nhân (Vĩnh Phúc)…[64]

- Cơ sở hạ tầng

Vùng ĐBSH tập trung đầy đủ các loại hình giao thông và phát triển vào diện mạnh nhất nước, tạo điều kiện cho hoạt động liên kết du lịch.

* Đường bộ: Với các quốc lộ 1A, 2, 5A, 5B, đường nối Hạ Long với đường cao tốc 5B Hà Nội - Hải Ph ng, 6, 10, 18, 21, 32. Ngoài ra, c n có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua phía Tây của vùng liên hệ trực tiếp với các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ; quốc lộ 4B từ Tiên Yên (Quảng Ninh), quốc lộ 279 từ Yên Hưng (Quảng Ninh) đi các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.


* Đường sắt: Các tuyến đường sắt kết nối Hà Nội với các địa phương trong vùng và vùng phụ cận bao gồm Hà Nội - Hải Dương - Hải Ph ng, Hà Nội - Đồng Đăng qua cửa khẩu Hữu Nghị đi Nam Ninh (Trung Quốc), Hà Nội - Thái Nguyên nối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai qua Côn Minh (Trung Quốc), Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình nối với các tỉnh phía Nam.

* Đường hàng không: Hiện nay, vùng ĐBSH có các sân bay hỗ trợ hữu hiệu cho việc rút ngắn khoảng cách tới các điểm du lịch, gồm sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm (Hà Nội); sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Ph ng).

* Đường thủy: Hệ thống đường thủy (đường sông và đường biển) của vùng khá phát triển với hệ thống sông ng i dày đặc, vùng biển Hải Ph ng và Quảng Ninh; tạo thành nhiều cảng quan trọng và là tiềm năng khai thác loại hình du lịch mới lạ trên sông hay trên biển. [64]

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Hệ thống các cơ sở phục vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các cơ sở vui chơi giải trí trong vùng tập trung chủ yếu tại các khu vực trọng điểm du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Ph ng. Hiện nay, hệ thống này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu du lịch của du khách.

Bảng 3.1. Cơ sở lưu trú du lịch của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình và toàn vùng ĐBSH‌

Đơn vị tính: Cơ sở



Tỉnh, thành phố

Năm

Tỷ trọng so với toàn

vùng ĐBSH (%)

2005

2010

2015

2015

Hải Phòng

193

251

433


Hà Nội

352

994

2.050

39,6

Quảng Ninh

374

852

1.090

21,0

Ninh Bình

73

187

390

7,5

Toàn vùng ĐBSH

1.445

3.127

5.180

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

(Nguồn: [67])

- Nguồn nhân lực du lịch

Vùng ĐBSH với mật độ dân số đông, là một trong những cơ sở để cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển du lịch của vùng. Đây cũng là khu vực có thế mạnh về phát triển nguồn nhân lực với hàng trăm viện nghiên cứu chuyên ngành, các


trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề…Căn cứ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020 là khoảng trên 4 triệu lao động, trong đó có khoảng 1,5 triệu lao động trực tiếp. Nhu cầu này được phân bổ không đồng đều theo lãnh thổ mà tập trung ở các trọng điểm du lịch như ở vùng ĐBSH. Và trong chính vùng ĐBSH thì sự phân bổ nhân lực cũng có sự chênh lệch giữa các trung tâm du lịch như Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh với một số địa phương khác trong vùng.

Bảng 3.2. Nguồn nhân lực du lịch của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình và toàn vùng ĐBSH‌

Đơn vị: Người


Tỉnh, thành phố

Năm

Tỷ trọng so với toàn vùng ĐBSH (%)

2005

2010

2015

2015

Hải Phòng

9.452

13.570

12.850

4,6

Hà Nội

28.370

51.118

93.034

33,1

Quảng Ninh

8.932

23.500

43.256

15,4

Ninh Bình

5.750

8.550

11.500

4,1

Toàn vùng ĐBSH

73.190

161.000

281.000

100

(Nguồn: [67])

- Sản phẩm du lịch

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, vùng đã hình thành nên một hệ thống sản phẩm du lịch với các nhóm chủ yếu là du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch ẩm thực. Thời gian gần đây, một số sản phẩm du lịch mới như MICE, sinh thái, thể thao, cộng đồng…cũng đang được chú trọng phát triển. Những giá trị tài nguyên độc đáo của vùng như Tràng An (Ninh Bình), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Cát Bà (Hải Ph ng),…được định hướng trở thành những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng.

Bảng. 3.3. Sản phẩm du lịch của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình

Tỉnh

Hải Phòng

Hà Nội

Quảng Ninh

Ninh Bình


Sản phẩm


Du lịch biển, đảo

Du lịch tham quan di tích văn hoá, lịch sử; nghiên cứu văn hoá dân tộc; tham quan phố cổ, các

điểm danh thắng của Thủ đô


Du lịch biển, đảo

Du lịch tham quan các danh lam, thắng cảnh

Du lịch sinh thái

Du lịch tham quan, mua sắm hàng thủ công, mỹ nghệ các làng

nghề

Du lịch ẩm thực

Du lịch văn hóa (tâm linh, làng

nghề…)



Du lịch tham

quan các di tích lịch sử - văn hóa


Du lịch lễ hội

Du lịch tâm linh

Du lịch sinh thái


Du lịch ẩm thực


Du lịch ẩm thực


Du lịch sinh thái

Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và nghỉ

cuối tuần

Du lịch

làng nghề truyền thống


Du lịch MICE

Du lịch

biên giới - thương mại


Du lịch lễ hội

Du lịch thăm thân




Du lịch MICE

Du lịch tổng hợp sinh thái, giải

trí, thể thao, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần



Du lịch du khảo

đồng quê


Du lịch dã ngoại



(Nguồn: Phân tích của tác giả theo [67])

Diễn giải:

Các sản phẩm du lịch trùng nhau ở tất cả các địa phương.

Các sản phẩm du lịch khác nhau ở các địa phương, có khả năng phát triển để bổ sung, hỗ trợ, liên kết với nhau.

- Khách du lịch

+ Khách du lịch quốc tế

Khách du lịch quốc tế đến vùng ĐBSH chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Quảng Ninh. Riêng hai địa phương trên chiếm hơn 70% tổng lượng khách quốc tế đến toàn vùng. Các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên có lượng khách du lịch quốc tế c n hạn chế. [64]

Khách du lịch quốc tế đến từ các quốc gia, khu vực khác nhau, trong đó dẫn đầu là thị trường khách Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc); sau đó là Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc và các thị trường khác.

Mục đích du lịch của du khách quốc tế chủ yếu là nghỉ dưỡng, kết hợp công việc, thăm thân…

+ Khách du lịch nội địa

Vùng ĐBSH là một trong những vùng đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng khách trung bình chiếm 34% tổng lượng khách nội địa đi du lịch hàng năm trong cả nước và chiếm hơn 70% tổng lượng khách của vùng [64].

Các điểm đến du lịch lớn của vùng là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Ph ng. Khách du lịch đến vùng từ mọi miền đất nước, tuy nhiên lớn nhất là từ các tỉnh


trong vùng, vùng phụ cận và các tỉnh khu vực phía Bắc. Điều này cho thấy khoảng cách địa lý là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch.

Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu với mục đích nghỉ dưỡng và thời gian du lịch vào mùa hè.

Bảng 3.4. Khách du lịch của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình và toàn vùng ĐBSH‌

Đơn vị: Khách



Tỉnh, thành phố

Năm

Tỷ trọng so với toàn vùng ĐBSH (%)

2005

2010

2015

2015

Hải Phòng

2.429

4.075

5.639

8,8

Hà Nội

5.340

12.300

19.693

30,6

Quảng Ninh

2.458

5.400

7.767

12,1

Ninh Bình

1.021

3.096

5.193

8,1

Toàn vùng ĐBSH

14.369

30.900

64.350

100

(Nguồn: [67])

- Tổng thu du lịch

Tổng thu du lịch của toàn vùng có sự tăng đáng kể qua các năm. Năm 2005, tổng thu du lịch của vùng là 12.657 tỷ đồng. Đến năm 2010, con số đó đã lên đến

30.170 tỷ đồng (gấp 2,4 lần so với năm 2005). Năm 2015, con số đó là 69.290 tỷ đồng (gấp 2,3 lần so với năm 2010 và 5,5 lần so với năm 2005).

Tổng thu du lịch của vùng ĐBSH cũng tập trung vào Hà Nội, Quảng Ninh (chiếm 92% tỷ trọng toàn vùng). Hải Ph ng xếp ở vị trí thứ 3, sau hai địa phương này.

Bảng 3.5. Tổng thu du lịch của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình và toàn vùng ĐBSH‌

Đơn vị: Tỷ đồng



Tỉnh, thành phố

Năm

Tỷ trọng so với toàn

vùng ĐBSH (%)

2005

2010

2015

2015

Hải Phòng

552

1.417

2.166

3,1

Hà Nội

10.364

24.144

54.967

79,3

Quảng Ninh

898

2.533

8.900

12,8

Ninh Bình

63

551

1.420

2,0

Toàn vùng ĐBSH

12.657

30.170

69.290

100

(Nguồn: [67])


Như vậy, vùng ĐBSH - cái nôi của dân tộc Việt, một trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, đã có những bước phát triển nhanh đối với hoạt động du lịch. Song, bên cạnh sự phát triển đó, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại của du lịch vùng ĐBSH. Đó là:

- Sự chênh lệch trong hoạt động du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong vùng c n tương đối lớn;

- Kết quả hoạt động du lịch đạt được của các tỉnh, thành phố trong vùng c n thấp chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế chưa nhiều, thời gian lưu trú c n ngắn và chi tiêu chưa cao. Tổng thu du lịch không cao nên tỷ lệ đóng góp GRDP du lịch của hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng so với tổng GRDP toàn tỉnh, thành phố c n thấp;

- Thiếu những sản phẩm du lịch đặc trưng mang bản sắc riêng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm, có khả năng chi trả cao; chưa có những thương hiệu du lịch nổi bật;

- Nguồn nhân lực cho du lịch các địa phương c n thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thiếu đội ngũ doanh nhân, hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch giỏi;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch c n thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của du lịch;

Trước tình hình đó, những giải pháp mang tính chất kết nối, phát huy sức mạnh tổng hợp của vùng là cần thiết nhằm duy trì những ưu điểm cũng như giảm thiểu những tồn đọng của du lịch vùng ĐBSH.

Thành phố Hải Ph ng là một điểm đến du lịch trọng điểm của vùng ĐBSH. Các chỉ tiêu du lịch được phân tích và so sánh ở trên cho thấy, Hải Ph ng đang có vị trí sau Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh. Việc nghiên cứu về du lịch Hải Ph ng cũng như đề xuất giải pháp liên kết du lịch thành phố với Hà Nội, Quảng Ninh và các địa phương c n lại trong vùng ĐBSH, theo hướng các bên cùng có lợi, là một việc làm phù hợp và mang tính thiết yếu.


3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

3.2.1. Chính sách khuyến khích phát triển du lịch trong liên kết vùng

Trước hết, trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã chỉ rõ quan điểm về phát triển du lịch trong liên kết vùng: “Phát huy tính liên ngành, liên vùng trong quy hoạch phát triển sản phẩm và quy hoạch không gian phát triển du lịch. Đẩy mạnh hoạt động liên vùng và liên kết nội vùng để phát huy tối đa nguồn lực cho phát triển du lịch. Thực hiện quy hoạch không gian lãnh thổ hợp lý để khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng và liên vùng. Phát huy hiệu quả tính liên vùng, liên kết vùng và khu vực trong tổ chức không gian du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch” [65, tr.87].

Tiếp đó, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thực hiện các quan điểm chung theo Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và bổ sung các quan điểm cụ thể đối với vùng ĐBSH cũng chỉ ra như sau: “a) Tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương và vùng. b) Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển trong đó lấy du lịch văn hóa với hạt nhân là các giá trị văn minh sông Hồng làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác. c) Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển sản phẩm nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống gắn với văn minh sông Hồng. d) Phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc với vai trò là trọng tâm phát triển du lịch cả nước, đầu mối phân phối khách cho các vùng” [64, tr.50].

Trong những năm qua, UBND, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hải Phòng (nay là Sở Du lịch) đã có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để hoạt động du lịch phát triển thuận lợi, thể hiện trong Định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020 Chiến lược phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Hải Phòng hiện đang tập trung vào vấn đề quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho các trung tâm du lịch. Thành phố đã hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023