+ Hỗ trợ thành phố Hải Ph ng và các địa phương trong vùng ĐBSH về cơ hội, nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, bảo vệ môi trường…;
+ Có chủ trương cụ thể, rõ ràng về vấn đề liên kết vùng du lịch để triển khai đến vùng ĐBSH và các vùng khác.
- Kiến nghị với UBND thành phố Hải Ph ng, Hà Nội, Quảng Ninh và Ninh Bình
+ Tiếp tục có những chính sách, cơ chế phù hợp cho phát triển du lịch;
+ Dành nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến du lịch;
+ Chỉ đạo, bố trí nguồn vốn để thực hiện nhanh gọn các dự án trọng điểm ở các tỉnh;
+ Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch các địa phương;
+ Chỉ đạo các Sở, ban, ngành các địa phương phối hợp với Sở Du lịch trong việc thực hiện các định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.
- Kiến nghị với Sở Du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Và Nội Dung Liên Kết Vùng Để Phát Triển Du Lịch Của Hải Phòng Đến 2025 Và 2030
- Mong Muốn Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Các Sản Phẩm Du Lịch Mới Tại Hải Phòng
- Ý Kiến Đánh Giá Của Du Khách Về Một Số Tuyến Du Lịch Của Vùng Đbsh
- Phiếu Điều Tra Du Khách Đến Hải Phòng
- Quý Khách Vui Lòng Đánh Giá Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Chuyến Du Lịch Đến Hải Phòng?
- Tiêu Chí Đánh Giá Điểm Du Lịch
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
+ Sở Du lịch các địa phương chủ trì trong việc đề xuất, xây dựng định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; chú trọng đến vấn đề liên kết vùng du lịch;
+ Sở Du lịch các địa phương chủ trì trong việc xây dựng chương trình xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực…; tham gia xét duyệt các dự án đầu tư về du lịch.
- Kiến nghị với doanh nghiệp du lịch
+ Các doanh nghiệp du lịch tại Hải Ph ng và các địa phương trong vùng cần thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn;
+ Có kế hoạch kinh doanh cụ thể phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Hải Ph ng và các địa phương;
+ Có kế hoạch liên kết trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp ở các địa phương thuộc vùng ĐBSH.
Tiểu kết chương 4
Chương 4 của luận án đã giải quyết được một số vấn đề như sau:
1. Thống nhất được quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các định hướng tập trung rõ vào các vấn đề về sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch và liên kết vùng.
2. Để thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH, cần thực hiện đồng bộ những nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng và đẩy mạnh sự phát triển đó gắn với liên kết vùng ĐBSH.
Những giải pháp này được đề xuất xuất phát từ những phân tích thực trạng ở chương thứ 3.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH đạt được những kết quả cơ bản như sau:
1. Xây dựng lý luận về phát triển du lịch. Trong đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Xác định các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo ngành. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo lãnh thổ (điểm, khu, tuyến du lịch).
Đề xuất các lý luận căn bản về phát triển du lịch trong liên kết vùng như nguyên tắc, điều kiện liên kết, các nhân tố ảnh hưởng, nội dung liên kết, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả liên kết.
Nghiên cứu cụ thể về thực tiễn phát triển du lịch của một số thành phố trực thuộc Trung ương gắn với sự liên kết. Từ đó, đem đến bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Ph ng và vùng ĐBSH.
Như vậy, luận án đã đạt được một hệ thống lý luận và thực tiễn chắc chắn và có ý nghĩa cao.
2. Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Hải Ph ng trong giai đoạn 2005 - 2015 để có cái nhìn tổng thể về hoạt động du lịch của thành phố này.
Hải Ph ng là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng hiện nay ngành công nghiệp không khói này vẫn phát triển chưa thực sự xứng tầm.
- Sản phẩm du lịch của Hải Ph ng c n đơn điệu. Lâu nay, khách du lịch vẫn chỉ biết Hải Ph ng với 2 địa danh tiêu biểu là Đồ Sơn và Cát Bà. Nhưng sự phát triển không được quy hoạch cụ thể, kiểm tra chặt chẽ nên đã phần nào làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có, lại bị tính mùa vụ chi phối nặng nề.
Nhiều sản phẩm du lịch văn hóa dân gian truyền thống trên địa bàn thành phố có tính độc đáo, mang những bản sắc riêng có sức hút đối với du khách nhưng lại chưa được tập trung quảng bá tốt nên chưa đem lại những hiệu quả xứng tầm;
- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, không có các đợt khảo sát nghiên cứu thị trường du lịch Hải Ph ng một cách quy mô và chuyên nghiệp để có những chiến lược khai thác và xúc tiến hiệu quả;
- Nguồn nhân lực du lịch của thành phố thiếu về số lượng và yếu về chất lượng;
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa được đầu tư đúng mức; hạn
chế các cơ sở lưu trú cao cấp, các cơ sở vui chơi giải trí…v.v…
Trong Quy hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSH, Chính phủ quyết định có 7 khu du lịch quốc gia trong tổng số 45 khu du lịch của cả nước nhưng Hải Ph ng không có khu nào, trừ một khu ghép với Quảng Ninh là Hạ Long - Cát Bà. Cát Bà với vùng Vịnh Lan Hạ, điểm đến hấp dẫn có một không hai, lại bị phủ bóng bởi Hạ Long. Trong 5 điểm du lịch quốc gia của vùng, Hải Ph ng cũng không được ghi tên điểm nào.
Việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch của thành phố Hải Ph ng là hết sức cần thiết trước thực tế du lịch đang được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
3. Đề xuất hệ thống giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng có tính kịp thời như giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao…nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch của Hải Phòng.
4. Trong bối cảnh phát triển đó, liên kết vùng du lịch là một hướng đi phù hợp và đúng đắn. Thực tế một số bài học về liên kết vùng được phân tích ở mục 2.2, chương 2 cho thấy hiệu quả rõ ràng của liên kết trong hoạt động du lịch.
Dựa trên các điều kiện liên kết thuận lợi, luận án đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH (tập trung đến các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội).
5. Luận án “Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc” đã đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Đây là công trình công phu và có ý nghĩa mới mẻ về mặt lý luận cũng như thực tiễn phát triển du lịch trong liên kết vùng ở Việt Nam nói chung và phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Những tồn tại của luận án chính là định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả. Nếu như được đầu tư hơn và tiếp cận tốt hơn với nhiều hệ thống tài liệu, số liệu…luận án sẽ có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu và đóng góp sâu rộng hơn nữa cho ngành Du lịch và Khoa học nước nhà. Tác giả luận án rất mong nhận được nhiều hơn những ý kiến quý báu của các học giả, nhà nghiên cứu để luận án được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Hồng Hải, Bùi Thúy Hằng, “Làng chài - Sản phẩm du lịch mới ở Đồ Sơn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2014, trang 40-41.
2. Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thị Thủy, “Đặc điểm khách du lịch Nhật Bản tại thành phố Hải Ph ng”, Tạp chí Đại học Hùng Vương, số 3/2016, trang 60-63.
3. Nguyễn Thị Hồng Hải, Lưu Văn Phúc, “Tiềm năng xây dựng tuyến du lịch tại khu vực phía Nam thành phố Hải Ph ng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4/2016, trang 15- 17.
4. Nguyễn Thị Hồng Hải, “Du lịch Hải Ph ng cần đẩy mạnh liên kết vùng”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số T7/2017, trang 54-55.
5. Nguyễn Thị Hồng Hải, “Vấn đề phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số T7/2017, trang 50-52.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Lan Anh (2014), Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, Luận án Tiến sĩ Địa lí học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
2. Trần Nữ Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hương Giang (2013), "Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn điểm du lịch Quốc gia", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12/2013, trang 36 - 37.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Báo cáo chính trị, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Đề án Chính sách phát triển vùng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.
5. Bộ Thương mại (2005), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu hướng dẫn, Hà Nội.
6. Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông (1995), "Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch du lịch", Tạp chí Du lịch và Phát triển, số 1, trang 34 - 37.
7. G.Cazes - R.Lanquar (2005), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (đồng chủ biên) (2002), Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Cục Thống kê thành phố Hải Ph ng (2006 - 2016), Niên giám thống kê Hải Phòng 2005 - 2016, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Cục Xúc tiến thương mại (2004), Hướng dẫn nghiên cứu thị trường, Tài liệu hướng dẫn, Hà Nội.
11. Hồ Công Dũng (1996), Cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ, Luận án PTS Địa lí - địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
12. Vũ Trí Dũng, Nguyễn Đức Hải (2011), Marketing lãnh thổ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. Trịnh Xuân Dũng (1999), Một số vấn đề về Nghiệp vụ lữ hành và du lịch, Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, Hà Nội.
14. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh H a (2006), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao động, Hà Nội.
16. Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (2015), Vai trò của Hiệp hội Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong liên kết phát triển xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ.
17. Trần Thị Minh H a (chủ biên) (2015), Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Trần Thị Minh H a (2006), Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội, Đề tài cấp bộ, Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
19. Hội đồng lịch sử Hải Ph ng (1990), Địa chí Hải Phòng, NXB Hội đồng lịch sử Hải Ph ng, Hải Ph ng.
20. Nguyễn Văn Huân (2012), Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn, Phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế vùng, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
21. Phạm Chi Lan, Phát triển kinh tế bằng chính nội lực, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, trang 34 - 37.
22. Đoàn Duy Linh (2013), Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch gắn với phát triển kinh tế biển Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Ph ng, Hải Ph ng.
23. Nguyễn Thăng Long (2004), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu và phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội.
24. Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
25. Luật du lịch (2017), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000), Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình H a (2009), Giáo trình Marketing du lịch,NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2004), Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
31. Nguyễn Duy Mậu (2012), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
32. Lê Văn Minh (2013), Liên kết hợp tác trong phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội.
33. Lê Văn Minh (2015), Liên kết hợp tác trong phát triển du lịch vùng Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội.
34. Lê Văn Minh (chủ nhiệm) (2007), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển các khu du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, Tổng cục du lịch, Hà Nội.
35. Lê Văn Minh (2009), Nghiên cứu trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm phát triển du lịch bền vững, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
36. Trần Ngọc Nam (2015), Marketing Du lịch, NXB Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.
37. Nguyễn Thị Phương Nga (2016), Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập, Luận án Tiến sĩ Địa lí học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
38. Nguyễn Quỳnh Nga (chủ nhiệm) (2001), Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, Tổng cục du lịch, Hà Nội.
39. Hoàng Ngọc Phong (2015), Thể chế kinh tế vùng ở Việt Nam - Hiện trạng và giải pháp, Đề tài cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
40. Nguyễn Tấn Phong (2015), Liên kết các tuyến, điểm phát triển du lịch đặc trưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang, Tiền Giang.