Mong Muốn Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Các Sản Phẩm Du Lịch Mới Tại Hải Phòng‌


Khách du lịch đến Hải Ph ng thể hiện mong muốn được khám phá các sản phẩm du lịch mới, khác lạ như du lịch homestay, du lịch làng nghề, du lịch làng chài…


0%

0%

0%

16.4%

56%

60.8%

Bình thường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

79.2%

Mong muốn

Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - 20

83.6%

44.0%

39.2%

Rất mong muốn

20.8%

0%

Khám phá, tìm hiểu Tham quan các làng Du lịch homestay Du lịch làng chài

bản sắc văn hóa qua nghề

các lễ hội gắn với hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa


(Nguồn: Xử lý từ kết quả điều tra của tác giả)

Hình 4.2. Mong muốn của khách du lịch quốc tế về các sản phẩm du lịch mới tại Hải Phòng‌

Đồng thời, với tập hợp những sản phẩm trên, một giải pháp quan trọng khác là định hình và xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Ph ng. Một số gợi ý về sản phẩm du lịch đặc thù như sau:

- Du lịch nghỉ dưỡng ở Cát Bà

Khu du lịch Cát Bà rất có tiềm năng để phát triển thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp, tập trung vào thị trường khách có khả năng chi trả cao.

- Du lịch homestay ở Việt Hải, Cát Bà; Vĩnh Bảo…

Theo xu hướng của những loại hình du lịch xanh, du lịch cộng đồng, h a mình với thiên nhiên và gắn kết với người dân bản địa; cùng tiềm năng tại các làng quê của Hải Ph ng, loại hình du lịch homestay sẽ có cơ hội phát triển, trở nên độc đáo và là một giải pháp thu hút dành cho khách du lịch nước ngoài.

- Du lịch ẩm thực


Nếu Việt Nam được định hướng trở thành thương hiệu “Bếp ăn của thế giới” thì Hải Ph ng hoàn toàn có cơ sở trở thành “Bếp ăn của Việt Nam” với những sản vật miền biển đặc trưng và nhiều món ăn mang hương vị đồng quê, đặc sản riêng có của Hải Ph ng.

4.3.1.6. Phát triển điểm, khu, tuyến du lịch

- Đối với các điểm du lịch

+ Về vấn đề cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm du lịch

Ngoài một số điểm du lịch nằm ở vị trí trung tâm thành phố như các điểm thuộc dải trung tâm, Bảo tàng thành phố…, c n lại đa phần các điểm du lịch nổi bật khác của Hải Ph ng đều thuộc các huyện ngoại thành. Để góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của các điểm du lịch, một việc làm quan trọng là cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm du lịch như hoàn thiện thêm các tuyến đường liên thôn, mở rộng đường xá. Nâng cấp các trục đường dẫn vào các di tích. Cần xây dựng các bãi, bến đỗ xe để phục vụ cho việc đi đến các di tích lịch sử

- văn hoá, các làng nghề được thuận tiện hơn. Tại các điểm du lịch cần xây dựng các nhà đón tiếp khách; có quầy bán hàng lưu niệm và tờ quảng cáo.

Cơ sở lưu trú: Để thu hút được nhiều khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú tại Hải Ph ng, cần tăng cường hệ thống cơ sở lưu trú theo hướng sửa sang và nâng cấp các nhà nghỉ về quy mô và mức độ trang bị, tiện nghi để đủ điều kiện phục vụ khách du lịch nội địa. Kêu gọi các nhà đầu tư, xây dựng thêm các khách sạn đủ tiêu chuẩn tại các khu trung tâm, khu thị trấn tại các huyện. Các khách sạn được xây dựng dựa trên cơ sở về sự quy hoạch khoa học, về quy mô, kiến trúc, phù hợp với phát triển nhà ở của khu vực, tránh phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

Cơ sở ăn uống: Hiện nay, hầu hết các cơ sở ăn uống đều tập trung tại các khu trung tâm nên vẫn chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn, đặc biệt đối với những điểm du lịch tại các vùng quê. Vì vậy, cần phải kêu gọi đầu tư, xây dựng những nhà hàng đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn. Xây dựng một số nhà hàng đặc sản với thực đơn phong phú, kết hợp giữa nghệ thuật ẩm thực địa phương với một số hình thức nghệ thuật dân gian truyền thống. Việc xây dựng các nhà hàng nên chú trọng tới việc tạo cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, mang tính quê hương nhưng đồng thời phải đảm bảo tiêu


chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các điểm du lịch

Do mang tính đặc thù riêng nên đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ của ngành Du lịch không những cần giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà c n phải có kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử; hiểu biết rộng về lịch sử, văn hoá, xã hội...Cùng với một số điều kiện khác, chất lượng nguồn nhân lực du lịch giữ vai tr quyết định đến việc nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch. Vì vậy, cùng với việc đầu tư xây dựng, bảo trì các điểm du lịch, cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực để quản lý, sử dụng và khai thác, vận hành trong các hoạt động du lịch.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần được triển khai thực hiện theo nội dung sau: Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho lực lượng lao động hiện có của ngành. Về hình thức đào tạo đối tượng này, có thể bồi dưỡng tại chỗ hoặc gửi đi học nghiệp vụ. Việc tuyển dụng mới đội ngũ nhân viên yêu cầu phải qua các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch.

+ Về vấn đề quảng bá các điểm du lịch

Xây dựng các biển panô, áp phích, tờ gấp về các điểm du lịch. Phối hợp với truyền hình Hải Ph ng xây dựng các trang du lịch địa phương, lập các website giới thiệu về tài nguyên du lịch của các điểm du lịch. Xây dựng các loại hình du lịch có thể phát triển được dựa trên nguồn tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên của các điểm du lịch, từ đó có những phương hướng tác động vào thị trường khách. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư tự quảng cáo. Tận dụng các cơ hội thuận lợi để tham gia vào các hội nghị, hội thảo, hội chợ để có điều kiện tiếp thị, tuyên truyền, quảng bá cho các điểm du lịch của thành phố…v.v…

+ Về vấn đề thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch

Thành phố Hải Ph ng cũng như các huyện cần có những chính sách để khôi phục và phát triển các làng nghề hướng nghiệp cho người dân địa phương.

Ở các điểm di tích lịch sử - văn hoá chủ yếu phục vụ hoạt động du lịch tâm linh thì các nghi lễ, thủ tục đón tiếp khách cần được quan tâm chú ý. Chính quyền địa phương cần lưu tâm nhắc nhở các hành vi ứng xử của người dân nhằm bảo tồn các nét văn hoá đẹp, tạo ấn tượng tốt trong l ng du khách tới tham quan. Các cơ


quan chức năng và chính quyền địa phương cần vào cuộc, nhanh chóng có biện pháp dẹp bỏ những hiện tượng ăn xin, trẻ lang thang ở các điểm di tích; phối hợp với các đơn vị an ninh và nhân dân địa phương phát hiện kịp thời các tổ chức hoạt động cờ bạc. Hạn chế hoạt động chèo kéo khách, tạo môi trường lành mạnh tại các điểm di tích.

Đối với các tài nguyên tự nhiên, cần thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và các di sản tự nhiên của địa phương.

- Đối với các khu du lịch

Bên cạnh một số giải pháp dành cho các điểm du lịch có thể áp dụng đối với khu du lịch thì hai khu Đồ Sơn và Cát Bà của Hải Ph ng cần được chú ý đến những vấn đề sau:

+ Cần có những biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn để dẹp bỏ hiện tượng tăng giá cao bất thường của một số cơ sở kinh doanh; kiểm tra việc chấp hành các quy định về thực hiện niêm yết giá, xả nước thải, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở nhà hàng để đảm bảo an toàn cho du khách. Tăng cường dọn dẹp, thu gom rác trên bãi tắm và khu du lịch để tạo ấn tượng tốt cho du khách.

+ Phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch của thành phố Hải Ph ng nói chung và Đồ Sơn, Cát Bà nói riêng. Tiếp tục quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu, phân tích đánh giá thị trường của du lịch Đồ Sơn, Cát Bà.

+ Phải tạo được sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng; mang bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán địa phương. Ví dụ, đối với khu du lịch Đồ Sơn, cần nghiên cứu mở rộng, nâng tầm lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn để thu hút du khách.

+ Cần chú ý đến công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhân lực trên địa bàn. Triển khai nhiều hình thức như đào tạo tại chỗ, đào tạo chính quy ở trong nước và có thể ở cả nước ngoài.

+ Bên cạnh đó, phải xây dựng tư tưởng kinh doanh mới trong người dân, tránh tư tưởng kinh doanh chộp giật, mùa vụ. Đồng thời giáo dục ý thức của người dân phải bảo vệ môi trường du lịch nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của các yếu tố


văn hóa độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Du lịch.

+ Tăng khả năng khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa để tránh sự đơn điệu cũng như tính thời vụ của du lịch biển. Đồ Sơn có một hệ thống các đền, chùa, các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng nhưng lại không nhiều những du khách đến với Đồ Sơn biết đến những địa danh đó; chẳng hạn như Bến tàu không số nằm ở vị trí nào v.v…Hoặc với Cát Bà, ngoài tiềm năng về rừng, biển, Cát Bà có nhiều ưu thế để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch homestay. Vì vậy, việc đưa các tài nguyên đó vào khai thác một cách có hệ thống sẽ cải thiện được phần nào sự đơn điệu trong hoạt động du lịch ở hai khu du lịch này.

+ Công tác đảm bảo an ninh, giữ gìn trật tự tại hai khu du lịch cần được xiết chặt hơn. Những tình trạng này có thể bị dẹp bỏ hoàn toàn nếu như các cơ quan chức năng quyết tâm làm tới cùng để giữ lại môi trường trong sạch hoàn toàn cho khu du lịch.

Song song với những việc làm trên, Hải Ph ng cũng cần đề xuất để có điểm du lịch và khu du lịch quốc gia với những khu, điểm có giá trị cao như Cát Bà, di tích Tràng Kênh - Bạch Đằng (Thủy Nguyên), di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo)…

- Đối với các tuyến du lịch

Các tuyến du lịch được tạo thành bởi các điểm, khu du lịch. Vì vậy, để xây dựng các tuyến du lịch có chất lượng, cần đảm bảo các giải pháp phát triển điểm, khu du lịch như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, cần có thêm những biện pháp nhằm phát triển tuyến du lịch như tiếp tục đẩy mạnh quảng bá và khai thác các tuyến du lịch hiện có; nghiên cứu khai thác thêm các tuyến du lịch mới, điển hình như các tuyến du lịch phía Nam thành phố Hải Ph ng.

* Tuyến du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: An Dương - An Lão - Vĩnh Bảo - Tiên Lãng Với tuyến du lịch này, chúng ta sẽ khai thác kết hợp những tài nguyên du

lịch sẵn có của khu vực. Với điểm nhấn của tuyến du lịch là những tài nguyên du lịch tiêu biểu của từng địa phương. Những điểm đến này đã và đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch.

Chúng ta có thể chọn một số điểm đến tiêu biểu cụ thể như chùa Cao Linh (An Dương), làng hoa Đồng Dụ (An Dương), khu di tích danh thắng Núi Voi (An Lão), làng tạc tượng Bảo Hà (Vĩnh Bảo), làng múa rối Nhân Mục (Vĩnh Bảo), khu


di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo), khu du lịch sinh thái suối khoáng nóng (Tiên Lãng)…

Tuyến du lịch trên mang ý nghĩa:

Với địa phương: Tuyến du lịch làm nổi bật những giá trị và tạo mối liên kết tài nguyên du lịch của các địa phương trong khu vực.

Với du khách: Nếu tuyến du lịch được đưa vào thực tế thì du khách sẽ cảm nhận được một bức tranh nhiều màu sắc về tài nguyên du lịch của thành phố Hải Ph ng. Du khách có cơ hội biết đến một hình ảnh hoàn toàn khác về một địa danh vốn được biết nhiều hơn với vai tr là thành phố biển.

Với ngành Du lịch: Tuyến du lịch giúp ngành Du lịch Hải Phòng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của khu vực phía Nam thành phố. Qua đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng du khách.

* Tuyến du lịch: Trung tâm Hải Phòng - An Dương - An Lão; trung tâm Hải Ph ng

- Vĩnh Bảo - Tiên Lãng,…kết hợp loại hình du lịch tham quan và du lịch homestay.

Với lợi thế khu vực, c n giữ lại được nhiều làng nghề truyền thống và vẫn đang kinh doanh hiệu quả. Những làng nghề này đã và đang tham gia vào hoạt động du lịch. Chúng ta có thể đưa du khách tới một hoặc hai làng nghề truyền thống của khu vực. Sau đó, dẫn du khách tham quan và tìm hiểu về làng nghề (lịch sử, quá trình hoạt động, quy trình sản xuất,…). Điểm nhấn của tuyến du lịch này là sau khi tìm hiểu về làng nghề, du khách sẽ được nghỉ ngơi tại khu vực làng nghề, được thưởng thức những sản vật của địa phương. Du khách c n có thể thử học nghề và tham gia sản xuất một số công đoạn cùng với người dân tại khu vực làng nghề.

Một số làng nghề tiêu biểu: Làng trồng hoa Đồng Dụ, làng trồng hoa Đặng Cương, làng trồng hoa Đồng Thái (huyện An Dương); làng chế tạc đá Trường Thành (huyện An Lão); làng tạc tượng Bảo Hà, làng múa rối xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo); làng dệt chiếu cói Lật Dương (huyện Tiên Lãng).

Các hướng khai thác cụ thể: Tham quan, trồng hoa tại làng hoa Đồng Dụ (huyện An Dương); tham quan, thử làm nghệ nhân chế tạc đá tại làng đá xã Trường Thành (huyện An Lão); tham gia học múa rối tại xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo).

Tuyến du lịch trên mang ý nghĩa:


Với các địa phương: Tuyến du lịch này giúp quảng bá hình ảnh các làng nghề đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Giúp các làng nghề tiếp cận với loại hình kinh doanh mới là kinh doanh du lịch. Qua đó, các làng nghề sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển, giữ gìn được bản sắc dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Với du khách: Tuyến du lịch giúp các du khách hòa mình vào không gian thiên nhiên và cảm nhận giá trị lâu đời của làng quê Việt. Giúp du khách có những ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất, con người, miền quê Hải Phòng nói riêng và miền quê Việt Nam nói chung.

Với ngành Du lịch: Cũng như tuyến du lịch trên, tuyến du lịch này giúp ngành Du lịch khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của khu vực. Hình thành thêm sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng du khách.

Ngoài ra, chúng ta c n có thể xây dựng một số tuyến du lịch khác trên cơ sở kết hợp một số loại hình du lịch: Du lịch tham quan, du lịch cắm trại, du lịch sinh thái; du lịch nghiên cứu, học tập;…

4.3.2. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

4.3.2.1. Tăng cường các điều kiện liên kết

Nhằm đẩy mạnh việc liên kết du lịch giữa thành phố Hải Ph ng với vùng ĐBSH, trước hết, cần tăng cường các điều kiện liên kết, cụ thể như sau:

Phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch, các sản phẩm du lịch, các lợi thế so sánh của thành phố Hải Ph ng như đã phân tích ở mục 3.4.1, chương 3. Từ đó, thúc đẩy sự liên kết của Hải Ph ng với các địa phương khác, điển hình là Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình.

Đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho chiến lược đào tạo nguồn nhân lực du lịch; nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ nhân lực du lịch.

Tiếp tục hoàn thiện và đầu tư mới cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Hải Ph ng nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách trong quá trình liên kết.

Cần có những chính sách, quy định, luật pháp cụ thể, rõ ràng về liên kết vùng. Lưu ý đến các vấn đề về đảm bảo các quyền về tài sản, tạo khung khổ cho việc xây dựng và thực hiện các loại hợp đồng; đảm bảo sự công khai, minh bạch trong các chính sách và hoạt động của bộ máy chính quyền; có cơ chế thích hợp, tạo


điều kiện thuận lợi cho sự tham gia thực chất của các bên liên quan và người dân vào quá trình hoạt động và thực thi chính sách trong liên kết vùng.

Đồng thời, trong quá trình điều tra bảng hỏi, ý kiến của du khách Hải Ph ng về việc có tiếp tục đến du lịch tại một địa phương khác thuộc vùng ĐBSH hay không cho chúng ta kết quả khả quan:

- Đối với khách du lịch nội địa: Có 79% du khách sẽ tiếp tục đến du lịch tại địa phương khác, đặc biệt là Quảng Ninh, Hà Nội với lý do về cảnh quan thiên nhiên (26.8%), văn hóa đa dạng (18.6%), dịch vụ du lịch tốt (13.2%), cơ sở hạ tầng tốt (11.6%) và kết hợp các lý do (22.7%).

- Đối với khách du lịch quốc tế: Tất cả du khách được hỏi đều đến sẽ đến du lịch tại địa phương khác thuộc ĐBSH; là Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình; với lý do cảnh quan thiên nhiên và văn hóa thu hút họ.

Như vậy, điều kiện thực tế này là căn cứ để các địa phương đẩy mạnh các nội dung liên kết du lịch nhằm cung cấp cho du khách một hành trình trọn vẹn nhất.

4.3.2.2. Đẩy mạnh các nội dung liên kết

- Liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước

+ Liên kết trong quy hoạch và quản lý quy hoạch

Trong vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch, mỗi địa phương trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển du lịch cần thiết phải xin ý kiến chỉ đạo từ Trung ương; các bộ, ngành và các địa phương trong vùng. Việc làm này nhằm tránh sự chồng chéo trong quy hoạch của các địa phương. Đồng thời, cần hình thành nên bộ máy quản lý du lịch cấp vùng để chỉ đạo, giám sát, kết nối những hoạt động du lịch của toàn vùng và các địa phương trong vùng. Xây dựng những quy định chung, biên bản ghi nhớ chung cho vùng du lịch; trong đó, Hải Ph ng cần có biên bản ghi nhớ song phương, đa phương về hợp tác, phát triển du lịch với ba tỉnh Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh.

+ Liên kết trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư

Đối với nội dung này, cần đẩy mạnh triển khai công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) theo hướng cạnh tranh để cùng phát triển, tận dụng và phát huy lợi thế từng địa phương để tạo sự liên kết mạnh mẽ hơn

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí