Các Biểu Hiện Của Tâm Linh Ở Việt Nam


“Mê tín là tin nhảm, tin xằng bậy, không thấy, không hiểu mà nhắm mắt tin theo mù quáng, tin theo một cách mê muội, viễn vông, quàng xiên cả những việc, những hiện tượng trái lẽ tự nhiên, không có suy xét theo lẽ phải thông thường; dị đoan là suy luận, suy đoán một cách nhảm nhí, bậy bạ khác thường, rồi hành động bừa bãi, không lường trước được những hậu quả xấu về sức khỏe, tài sản, thời gian, có khi cả tính mạng cho mình...Nói chung là những ý thức, hành vi mê muội, tin và dựa vào những biểu tượng trái lẽ tự nhiên, có những hành vi lễ bái, ứng xử mang tính chất cuồng tín, nhảm nhí, trái với lẽ phải và hành vi thông thường của mọi người chung quanh, làm hại đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người” [22, tr.107].

Sở dĩ mê tín tồn tại được là do yếu kém về khoa học, con người chưa đủ trình độ để phân tích lí giải đúng sai nhảm nhí… hoặc lợi dụng khi tình trạng quẫn bách, mụ mẫm của con người không được kịp thời giải tỏa. Hoặc là một trong những giây phút thăng hoa như lạc vào thế giới khác khiến cho con người mất tỉnh táo, tin vào sự nhảm nhí. Nói cách khác đây là hiện tượng nhắm mắt tin mò, chứ không có cơ sở khách quan. Từ đó ta thấy tâm linh là niềm tin thiêng liêng trong đời sống tinh thần của con người tin vào Tổ tiên, Thần, Thánh, Phật, Chúa...hay những người không đi tu mà họ vẫn đi chùa, đền, đình; vẫn lễ Phật, ăn chay, vẫn tin vào những điều thiêng liêng của Phật, Thần, Thánh. Niềm tin vào cái thiêng vì thế đã đánh thức trong tâm hồn con người ý chí, bản ngã để sống và làm việc, xử sự tốt hơn, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Còn mê tín dị đoan là dựa vào Thần, Phật để kiếm chác, thương mại hóa niềm tin, hoặc đặt ra bao nhiêu điều kì quái khác thường khiến cho người khác tin theo một cách mê muội, hành động theo sự tin ấy không những hao tốn về tiền bạc mà còn có khi ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Giữa tâm linh và mê tín dị đoan chỉ cách nhau ranh giới nhỏ hẹp. Điển hình như hiện tượng nói chuyện với người âm của các nhà ngoại cảm, trước đây


được cho là mê tín phù phiếm thì nay đã được khoa học thừa nhận “khả năng ngoại cảm” và bước đầu được nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì thế có những trường hợp không thể qui hoàn toàn tâm linh là mê tín dị đoan, là những ngộ nhận của con người. Đây chỉ là những vấn đề mà khoa học không hoặc chưa có cách nào chứng minh đúng hay sai chính xác. Điều chúng ta nên làm và có thể làm là cố gắng đẩy lùi và xóa bỏ dần dần hiện tượng “nghe ở đâu có ông nọ, bà tê linh thiêng lắm” rồi đổ xô kéo đến cúng viếng mà chẳng biết rõ gốc tích thế nào.

1.1.1.4 Đặc điểm của tâm linh

Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của con người. Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con người. Điều đó đồng nghĩa với việc một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ thì trong đầu người đó sẽ trống rỗng và không có tâm linh.

Thứ hai, tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người.Ý thức của con người thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về văn học, ý thức về cộng đồng... Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng liêng cao cả. Ý thức tâm linh được ngưng tụ theo hai cách:

Cách thứ nhất là ở ý niệm, con người phải hành động thì sự thiêng liêng mới được bộc lộ. Ví dụ như người ta có ý niệm thiêng liêng âm dương giao hòa, đực cái phối hợp nên đã tiến hành nhiều nghi lễ trò diễn phồn thực . Người ta quan niệm có thổ địa linh thiêng nên mỗi khi xây nhà phải làm lễ động thổ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Cách thứ hai là đọng lại ở các hình ảnh, biểu tượng. Biểu tượng là tiếng nói chung để biểu thị ước lệ về một tín hiệu. Trong đó, mọi biểu tượng thiêng liêng đều chứa đựng những giá trị cao cả, giá trị thẩm mỹ. Vì vậy, mọi biểu tượng thiêng liêng là cơ sở bền vững cho nhiều mối quan hệ của con người. Mọi người trong làng có mối quan hệ khăng khít với nhau vì họ cùng có


Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 3

chung biểu tượng thiêng liêng mái đình, cây đa, giếng nước mà đi đâu ai cũng nhớ. Hay cả dân tộc Việt Nam đoàn kết trong mối quan hệ cùng một tổ tiên với biểu tượng núi Lĩnh và đền Hùng.

Đặc điểm thứ ba là tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp. Do con người có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn nên làm gia, hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh ý thức hướng, nhớ về cội nguồn, biết ơn những điều cao cả đã cho mình, cứu mình. Ý thức biết ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn, không gì có thể ngăn cản.

1.1.2 Du lịch tâm linh

1.1.2.1 Du lịch

Hiện tại trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Giáo sư- Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về du lịch trên thế giới, đã đưa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Năm 1963, Hội nghị Liên Hợp Quốc Tế về Du lịch ở Rôma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”

Theo Pirogiơnic (1985) thì “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”.

Hay định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Cannada tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi


ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

Theo Luật du lịch (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.1.2.2 Du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh trên thế giới và ở Việt Nam có những quan niệm khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có được khái niệm chung nhất. Đây là một sản phẩm du lịch lấy “tâm linh” và những biểu hiện của chúng làm cơ sở hình thành và phát triển. Với tư cách là một sản phẩm du lịch khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hóa nên du lịch tâm linh mang đầy đủ đặc thù là một sản phẩm du lịch văn hóa.

Theo Đoàn Thị Thuỳ Trang (2010): “ Du lịch tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm năm nay trên khắp thế giới. Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ hành hương để nói về chuyến đi của mình. Tuy nhiên, từ hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng trong mỗi chuyến đi không phải tất cả mọi người đều chỉ có duy nhất mục đích mang ý nghĩa tín ngưỡng, mà có một bộ phận tuy tham gia chuyến hành hương nhưng thiên về du lịch nhiều hơn là tín ngưỡng. Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm linh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những cảm xúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địa phương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch. Vì vậy, các chuyến đi như vậy cần sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải


bao gồm cả hai yếu tố là du lịch và tâm linh. Du lịch tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tín ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên và con người nơi đến, cũng như giúp xả stress rất hiệu quả. Tâm linh ở đấy tức là nói đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng gồm có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng. Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi thường là những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền miếu, thánh đường hoặc những thánh tích...”

Trong luận văn này, du lịch tâm linh được hiểu là: Một loại hình du lịch khai thác các giá trị tâm linh nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã hội (nhu cầu tham dự vào không gian tâm linh, tìm hiểu văn hóa tâm linh và nhu cầu giải trí, thưởng thức, trải nghiệm…) mang lại những lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống của nơi đến.

1.2 Các biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam


Tâm linh có những biểu hiện phong phú, đa dạng trong đời sống của người Việt, ăn sâu vào mọi mặt: đời sống cá nhân, đời sống gia đình, cộng đồng làng xã, Tổ quốc đất nước, hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…

Phổ biến là phong tục tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân trong mỗi gia đình. Còn lại là hiện tượng thờ cúng thần thánh, Tiên Phật, những thế lực siêu nhiên, các anh hùng dân tộc. Ở phạm vi cộng đồng là tục thờ cúng thành hoàng, các vị thần, các vị tổ sư, các vị anh hùng đã có công với nước, các danh nhân văn hóa…

Hoạt động tâm linh được thể hiện phần lớn trong lĩnh vực tôn giáo. Do ảnh hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ,


giáo đường… và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Cũng thông qua tôn giáo mà con người thể hiện rõ ràng hơn niềm tin vào các đấng siêu nhiên tối cao.

Các không gian linh thiêng phục vụ cho hoạt động tâm linh là: ngôi đình làng, ngôi đền, nghè, điện, điếm, miếu, chùa tháp, quán, am, nhà thờ... Những công trình, hiện vật liên quan đến tâm linh đều đã trở thành những di sản văn hóa, lịch sử quý giá, nhiều công trình tâm linh được xây dựng ở những địa điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kì thú đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn…

Các công trình phục vụ mục đích tâm linh đều là tài sản chung của cộng đồng, được cả cộng đồng chăm lo, tu bổ, giữ gìn và bảo vệ, trao quyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các nghi thức, nghi lễ thờ cúng ở các di tích tâm linh bao giờ cũng mang yếu tố “Thiêng”: Thời gian thiêng, không gian thiêng, ngôn ngữ, văn tự thiêng. Nghi lễ là những nghi thức, cách thức mà con người dâng lễ vật lên cúng thần linh, nhằm “hữu thể hóa”, “hiện thực hóa” cái thiêng liêng vốn vô hình, tạo ra sự giao thoa giữa Người – Thần, Đời – Đạo,… tạo ra sự cộng cảm, mênh mông trong đời sống văn hóa cộng đồng.

Nhiều lễ hội tâm linh trở thành những nét bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc độc đáo. Thế giới tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình “trần sao, âm vậy”. Vì vậy, nên coi đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về mô hình thế giới tâm linh của người Việt. Vậy nên mới có những tục lệ như chia của cho người chết, chôn theo người chết tiền bạc, các đồ dùng, rồi nghi lễ đốt vàng mã... Có gia đình trước mỗi bữa ăn con cháu đều cất lời mời người mới mất về ăn cơm.

Hình thành từ xã hội nguyên thủy, người Việt có tín ngưỡng bách thần “thần cây đa, ma cây gạo”, gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa


giải thích được là các vị thần. Thế giới thần linh bao gồm thần Sông, thần Núi, thần Biển, thần Lửa, thần Sấm Sét… và còn có cả thần Bếp, thần Tài, thần Nhân Duyên… Nhân gian có người xấu người tốt nên các vị thần cũng có thần Thiện và thần Ác, có thánh thần luôn giúp người và cũng có ma quỷ chuyên hại người.

Một biểu hiện khá nổi bật ở tâm linh của người Việt, đó là tính “vô tôn giáo”, hoặc tín ngưỡng đa thần, đã đưa nhiều thần linh khác nhau vào thờ trong cùng một nơi. Trong đền, chùa, cùng lúc thờ thần, Phật, thánh Mẫu,… thể hiện tính đa giáo đồng nguyên.

Người Việt cho rằng người xấu sau khi chết sẽ được xét xử, ai tốt sẽ được lên Thiên đường hay cõi tiên, được đầu thai, có kiếp sau sung sướng, ai không tốt sẽ bị trừng phạt, kiếp sau phải chịu khổ. Và linh hồn của tiền nhân, của tổ tiên luôn bên cạnh con cháu, chứng giám, độ trì cho con cháu.

Tâm linh có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống cộng đồng. Đó là sợi dây kết nối cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, ý thức hướng thiện. Các tôn giáo khác nhau về giáo lý song đều gặp nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung, triết lý nhân bản.

Tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất mát cho tâm hồn. Có thể hình dung yếu tố tâm linh tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa cộng đồng, dân tộc.

1.3 Giá trị của tâm linh đối với du lịch

Với các công trình kiến trúc thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật phục vụ tôn giáo tín ngưỡng của người dân thì ở đó chứa đựng giá trị tâm linh, tinh thần rất lớn. Sự tồn tại của nó gắn liền với sự tồn tại của linh thiêng – một thuộc tính vốn có, không thể thiếu trong hoạt động tâm linh của con người. Nó thỏa mãn cho nhu cầu tôn giáo của một bộ phận lớn các tầng lớp nhân


dân, củng cố niềm tin tưởng hi vọng ở tương lai tốt đẹp, đồng thời góp phần khơi dậy và củng cố tính thiện ở mỗi con người.

Hệ thống các di tích lịch sử tâm linh là tài sản của nhân dân Việt Nam, là sản phẩm sáng tạo, thành quả lao động dựng xây, giữ gìn và bảo vệ của bao thế hệ người Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Nó phản ánh và mang dấu ấn của lịch sử trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực trên nhiều bình diện.

Hệ thống di tích lịch sử tâm linh là những biểu hiện của nền văn hóa và văn minh dân tộc, nó là sản phẩm nhưng cũng là hệ quả của quá trình vận động phát triển trong cơ tầng xã hội và và giao thoa văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực và trên thế giới.

Hệ thống di tích lịch sử tâm linh còn là nơi lưu giữ, trưng bày, phô diễn những hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, là nơi kết tinh các giá trị lịch sử – văn hóa – xã hội, là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử.

Với những vai trò như trên, việc đưa các di tích tâm linh trở thành sản phẩm du lịch là điều cần thiết. Trong sự phát triển du lịch của đất nước, các di tích tâm linh trở thành một trong những “điểm chốt” để xây dựng các tuyến du lịch tâm linh, mở rộng các tour du lịch tâm linh đặc sắc tới các vùng quê hương khác của đất nước, nối rộng và mở thêm hiểu biết cho nhân dân các địa phương, đồng thời khai thác các thế mạnh của các vùng miền trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội quốc gia.

Đưa du khách tới thăm các di tích tâm linh, đối với một số đối tượng khách còn là dịp tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với các sự kiện, nhân vật lịch sử được lưu giữ, tôn thờ tại các điểm di tích. Bằng các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng của mình tại các tuyến điểm di tích,du khách được thỏa mãn nhu cầu tâm linh tinh thần chính đáng của mình, phù hợp với hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Người Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”. Đây cũng là một thế mạnh đáng kể mà hệ thống di tích tâm linh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024