Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 2

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Cho đến nay các công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh ở Việt Nam rất phong phú như Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử cương; Trần Quốc Vượng với Cơ sở văn hóa Việt Nam; Toan Ánh với Nếp cũ

– tín ngưỡng Việt Nam; Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục; Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh; Văn hóa tâm linh Nam Bộ; Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Mai Thanh Hải với Tôn giáo thế giới và Việt Nam; Nguyễn Duy Hinh với Người Việt Nam với Đạo giáo; Tâm linh Việt Nam; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh, Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam; Minh Chi với Phật giáo và tâm linh; tác giả Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội…các công trình đã nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề như lý luận văn hóa; đặc trưng chức năng của văn hóa; các thành tố văn hóa Việt Nam; tôn giáo, tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam; quan niệm về văn hóa tâm linh... các tác phẩm trên tuy chưa nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn tài liệu rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.

Về các công trình, đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu. Trong đó có thể kể tới là đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định của Th.s Nguyễn Thị Thu Duyên thực hiện đi sâu vào việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tâm linh của tỉnh Nam Định và đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản lý nhà nước, quy hoạch không gian du lịch. Đề tài Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam do T.s Nguyễn Trùng Khánh thực hiện nghiên cứu và phân loại du lịch tâm linh trên cơ sở nguồn tài nguyên và động cơ du lịch, đồng thời xây dựng được cơ sở lý thuyết trên phương diện du lịch cho những nghiên cứ chi tiết hơn như nghiên cứu phát triển du lịch gắn với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian… Luận văn Xây dựng tuyển điểm du lịch văn hoá tâm linh tại Hải Dương

của tác giả tác giả Vũ Thị Hường nghiên cứu và xây dựng tuyến điểm du lịch tâm linh tại địa bàn Hải Dương, phân tích chi tiết môi trường vĩ mô và vi mô của du lịch văn hóa tâm linh khu vực này. Đây là luận văn nghiên cứu vấn đề tương đối hợp lý với những cơ sở lý luận tác giả đưa ra gợi mở khá nhiều hướng nghiên cứu cho các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng và tôn giáo khác vốn rất đa dạng ở Việt Nam. Luận văn Khai thác văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh của tác giả Hà Thế Linh lấy đối tượng nghiên cứu tương đối khác biệt là Phật giáo của nhóm dân tộc thiểu số Khmer. Luận văn phân tích được những tồn tại và triển vọng phát triển du lịch tâm linh ở Trà Vinh và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác loại hình du lịch này phát triển một cách bền vững trong tương lai.

Về vấn đề du lịch tâm linh ở Hà Nội, đã có một số đề tài nghiên cứu về du lịch tâm linh được tiến hành trên địa bàn Hà Nội như: Nguyễn Vinh Phúc với Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long, Nguyễn Phạm Hùng với Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hoá, Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Khai thác món ăn dân tộc trong các khách sạn ở Hà Nội, Tiềm năng du lịch phố cũ Hà Nội, Du lịch đêm Hà Nội; Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt nam… Các nghiên cứu này đã đề cập đến du lịch văn hóa và việc khai thác các di sản văn hóa Hà Nội vào hoạt động du lịch văn hóa. Điển hình là 2 đề tài nghiên cứu của Th.s Đoàn Thị Thùy Trang và đề tài của Th.s Trương Sỹ Tâm. Với đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) của tác giả Đoàn Thị Thùy Trang đã đem đến cho những người nghiên cứu 1 tài liệu tham khảo khá công phu, có khảo sát xã hội học trên thực tế và phân tích thực trạng của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội và đưa ra những gói giải pháp cho hoạt động du lịch này. Tác giả Trương Sỹ Tâm thì chọn cho mình đề tài Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Đây là đề tài đề cập

khá đầy đủ và đưa ra những tiềm năng về loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng của các huyện phía tây Hà Nội, với những dẫn chứng, phân tích cùng những số liệu khá cụ thể tại địa bàn đã giúp cho tác giả đưa ra những nhận định khá đầy đủ về hiện trạng của hoạt động du lịch này.

Nhìn chung qua đánh giá chủ quan của tác giả, thì các tài liệu và những công trình nghiên cứu trên nhất là về Hà Nội thì mới chỉ đề cập đến 1 khu vực địa bàn nhỏ trong nội thành Hà Nội như Quận Đống Đa hoặc mới chỉ đề cập đến 1 mảng của hoạt động du lịch tâm linh đó là hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng của các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) trong khi đó du lịch tâm linh còn bao gồm cả du lịch văn hóa tôn giáo. Đây là một trong những khoảng trống trong việc nghiên cứu về hoạt động du lịch tâm linh của Hà Nội nói chung và du lịch tâm linh của tỉnh Hà Tây cũ nói riêng. Việc sát nhập hành chính Hà Tây vào Hà Nội tạo ra vô vàn cơ hội phát triển xã hội – kinh tế - văn hóa…trong đó có du lịch tuy nhiên đó cũng là nguy cơ các giá trị truyền thống vốn có bị mất đi hoặc bị lai tạp làm giảm giá trị đối với du lịch. Chính vì vậy tác giả đi đến quyết định chọn đề tài Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội để làm đề tài nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung vào các mục đích nghiên cứu sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Hệ thống một số quan điểm lý luận liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh.

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội.

Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 2

- Đưa ra một số giải pháp để hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phát triển.

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Ý nghĩa khoa học: Luận văn tập hợp và xây dựng hệ thống lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đưa ra phương pháp nghiên cứu các dạng thức hoạt động

du lịch văn hóa tâm linh. Làm cơ sở cho những tác giả khác thực hiện các đề tài liên quan.

Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp làm tài liệu khảo cho các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp du lịch khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời tạo ra một cách ứng xử văn hóa tại những nơi du lịch văn hóa tâm linh.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Các hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội

+ Các giá trị văn hóa tâm linh của các điểm đến khu vực phía Tây Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh hiện nay (từ năm 2009 đến năm 2015)

+ Phạm vi về không gian: tác giả chọn khu vực phía Tây Hà Nội. Khái niệm này trong luận văn của tác giả được hiểu là toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ.

+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn, thực trạng hoạt động du lịch tâm linh, và một số giải pháp cho hoạt động du lịch này.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Trên cơ sở những nguồn tư liệu đã có, tác giả tiến hành phân loại, phân tích và tổng hợp những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống kiến thức giúp tác giả có cái nhìn tổng thể, thống nhất về đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu: Phương pháp này giúp tác giả rút ra những nhận định về hoạt động du lịch tâm linh ở khu vực phía Tây Hà Nội.

- Phương pháp nghệ thuật học: dùng phương pháp miêu thuật lại các giá trị vật thể và phi vật thể của nguồn tài nguyên.

- Phương pháp văn hóa học: Sử dụng các kiến thức để giải mã đối tượng nghiên cứu dẫn tới khẳng định những giá trị văn hóa của đối tượng nghiên cứu.

7. Bố cục của Luận văn

Luận văn bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về du lịch tâm linh.

Chương 2: Thực trạng khai thác các giá trị tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội phục vụ du lịch.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Tâm linh

1.1.1.1 Khái niệm

Trong những năm gần đây, các vấn đề về tâm linh đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu nước nhà. Đúng hơn, vấn đề về tâm linh thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thập niên 90 đến nay . Tâm linh gồm chữ “tâm” và chữ “linh” tạo nên. Theo từ điển Hán Việt của tác giả Thiều Chửu, “tâm” có nghĩa là tim (lòng), thuộc về thế giới bên trong. “Linh” có rất nhiều nét nghĩa như: “linh” trong linh hoạt, nhạy bén; “linh” trong thần linh; người chết cũng được gọi là “linh”; “linh” còn dùng để nói đến những ứng nghiệm, bói toán. Tác giả Hoàng Phê cũng cho rằng tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” hoặc là “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [42,tr.897]. Hiểu như vậy ta có thể xác định tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng.

Một trong những xác định súc tích và khá chuẩn về tâm linh phải kể đến, là khái niệm tâm linh của tác giả Nguyễn Đăng Duy: “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [13; tr.11].

Tâm linh cũng được tác giả Sơn Nam đề cập trong bài Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hóa Việt Nam [49] : “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời sống từ xưa cho tới nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những ca khúc về tổ quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa cử cao đẹp của con người bình thường trong cuộc sống”. Tâm linh của con người ngưng đọng trong trí nhớ và con người luôn tâm niệm, thành kính về điều mình đã tin, đã làm. “Trí


nhớ không phải đứng dừng một chỗ, lâu ngày phát triển thêm rồi tồn đọng trở thành tâm linh” [21, tr.130].

Nói đến tâm linh là nói đến niềm tin của con người bởi không ai sống mà không có niềm tin. Nó là hạt nhân cơ bản xác lập mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Theo tác giả Nguyễn Đăng Duy, niềm tin được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, song có thể quy về ba cấp độ: “niềm tin trao đổi”, “niềm tin lý tưởng” và “niềm tin tâm thức”. Trong đó niềm tin tâm thức gắn liền với tâm linh, gắn liền với niềm tin thiêng liêng vì nó có sự “hòa quyện cả tình cảm và lí trí, dẫn đến sự say đắm, say sưa tự nguyện hành động theo niềm tin ấy” [13;tr.16]. Đó là niềm tin thiêng liêng về tổ tiên, niềm tin về Mẫu, Phật, Chúa, niềm tin về các thần Thành hoàng ... Niềm tin thiêng liêng do vậy, được xem là yếu tố then chốt tạo nên đời sống tâm linh đúng nghĩa và trang trọng. Một xã hội văn minh, phát triển, niềm tin thiêng liêng, niềm tin cao cả càng có giá trị bền vững. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn nội hàm tâm linh, thiết nghĩ chúng ta nên đặt nó trong mối tương quan với các khái niệm khác: tâm linh với tín ngưỡng - tôn giáo, tâm linh với mê tín dị đoan.

1.1.1.2 Phân biệt tâm linh với tín ngưỡng – tôn giáo

Hoàng Phê, tác giả của Từ điển Tiếng Việt cho rằng tôn giáo có hai nghĩa: Một là “hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên định đoạt tất cả, con người phải phục tùng tôn thờ. Tôn giáo nảy sinh từ rất sớm, từ trong xã hội nguyên thủy”. Hai là “hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy”[42, tr.1011]. Thiết nghĩ, ở đây tác giả Hoàng Phê đã vô tình gộp tôn giáo với tín ngưỡng vào nhau. Nhưng thực chất tôn giáo không đồng nhất với tín ngưỡng. Tín ngưỡng (tin tưởng và ngưỡng mộ) là “một cách


từ thực tế cuộc sống cộng đồng con người ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con người đó tin và tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng” [13]. Cùng quan điểm này, tác giả Mai Thanh Hải cho rằng, “dù ở những trình độ khác nhau, tín ngưỡng đều có hai đặc tính: một là tin vào cái gì thiêng liêng có sức mạnh chi phối số phận con người; hai là niềm tin ấy được nhiều người thừa nhận và cùng tin theo, cùng làm theo một số nghi thức gì đó để bày tỏ niềm tin chung” [22, tr.33].

Từ các định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy tín ngưỡng và tôn giáo đều có chung niềm tin thiêng liêng nhưng tín ngưỡng và tôn giáo không đồng nhất với nhau. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo là: tín ngưỡng không có giáo chủ, giáo lý, giáo hội cụ thể và đình, đền, miếu, phủ cũng không phải là giáo đường, không phải là nơi giảng kinh thuyết pháp mà chỉ là nơi thờ tự, cúng tế, hội hè... Ở tín ngưỡng, con người ta thấy mọi vật xung quanh đều trở nên linh thiêng, và chỉ tập trung giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, chứ không thiết kế một thiên đàng hay một miền cực lạc nào cả. Trong khi tôn giáo có giáo chủ, giáo lí, giáo hội, có giới luật, thì tín ngưỡng vẫn bó kết con người vào sự sùng kính đơn sơ với niềm tin ngóng đợi đơn giản vào Thần, Mẫu, Tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho họ được mạnh khỏe, bình yên, ăn nên làm ra. Tín ngưỡng mang tính địa phương nhỏ hẹp, gần gũi với đời sống nhân dân nên có sức cuốn hút mạnh mẽ với đại đa số người dân còn tôn giáo cũng là một hiện tượng xã hội nhưng mang tính tổ chức cao, hướng đến một đời sống tâm linh siêu việt nên phạm vi ảnh hưởng và lan tỏa của tôn giáo rộng khắp thế giới. Suy cho cùng, tín ngưỡng và tôn giáo tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau mà vẫn cùng tồn tại xen kẽ bổ sung cho nhau.

1.1.1.3 Phân biệt tâm linh và mê tín dị đoan

Trong Từ điển tôn giáo, tác giả Mai Thanh Hải đã nói rất rõ về mê tín dị đoan:

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 05/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí