trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp, thân thiện...
d) Chiến lược kinh doanh
Khi nói đến sự phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì không thể không nói đến chiến lược kinh doanh. Muốn phát triển bản thân doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải có kế hoạch xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ du lịch nhằm cung cấp những sản phẩm du lịch tốt nhất cho du khách, thỏa mãn nhu cầu của du khách cũng như nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Với chất lượng phục vụ tốt, giá cả các sản phẩm dịch vụ du lịch hợp lý sẽ là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
1.2. Kinh nghiệm và bài học về phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch của một số địa phương trong nước
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Những định hướng đúng đắn của tỉnh đã giúp những lợi thế đó được phát huy và giúp ngành Du lịch 5 năm qua có bước tăng trưởng ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm. Trong đó, đáng chú ý là mức tăng trưởng về các chỉ số như: tổng doanh thu du lịch, tổng lượng khách lưu trú, nhất là khách quốc tế đều đạt từ 15 đến 20%/năm. Đặc biệt năm 2013, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Khánh Hòa khi doanh thu tăng vọt lên 36% (đạt mức
4.000 tỷ đồng), tổng lượt khách lưu trú tăng 30% (đạt trên 3 triệu lượt), khách quốc tế tăng 34% (đạt 710.000 lượt).
Ông Trương Đăng Tuyến - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa
dạng hóa thị trường khách du lịch. Cùng với đó là việc đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến, giới thiệu theo hướng lấy sản phẩm và thương hiệu du lịch làm trọng tâm để thu hút các thị trường khách có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Chính vì thế, trong những năm qua, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh tế, ngành Du lịch Khánh Hòa vẫn có bước phát triển như dự kiến”.
Trong năm 2015, ngành Du lịch Khánh Hòa đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra, với tổng doanh thu ước đạt 7.500 tỷ đồng (kế hoạch
7.200 tỷ đồng), tổng lượt khách lưu trú 4,2 triệu lượt (kế hoạch 4 triệu lượt), trong đó khách quốc tế đạt 1 triệu lượt.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nha Trang - Khánh Hòa trở thành trung tâm du lịch của tiểu vùng phía nam (gồm Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), đồng thời giữ vai trò trung tâm phụ trợ của tiểu vùng phía bắc. Điều này tạo thuận lợi không nhỏ đối với định hướng hoạt động du lịch của Khánh Hòa trong thời gian tới.
Trên thực tế, lâu nay Khánh Hòa được các nhà đầu tư ghi nhận là địa phương có những cơ chế, chính sách thông thoáng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực du lịch. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 601 cơ sở lưu trú với 19.936 phòng. Trong đó, khách sạn từ 3 đến 5 sao có 90 cơ sở với 11.639 phòng (chiếm 58,4%). Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là 193 đơn vị, trong đó 40 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Dịch vụ vận chuyển phục vụ du lịch được đầu tư những phương tiện đời mới, hiện đại để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, với số lượng hơn
2.000 ô tô các loại và 643 phương tiện thủy nội địa. Toàn tỉnh có 2 sân golf
18 lỗ của khu du lịch Vinpearl Land và khu du lịch Diamond Bay đã đưa vào hoạt động.
Trong việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch, mạnh mẽ nhất là Vinpearl và Diamond Bay. Ngoài 2 khu nghỉ là Vinpearl Luxury và Vinpearl Resort đã khai thác phục vụ khách từ những năm trước. Đầu năm 2015, Vinpearl đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án khu nghỉ Vinpearl Premium và đưa vào hoạt động khu khách sạn với 504 phòng. Trong giai đoạn 2 của dự án này, Vinpearl tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và khai thác khu biệt thự 5 sao với hơn 450 phòng ngủ. Khu du lịch Diamond Bay cũng có sự đầu tư mạnh mẽ và đang dần khẳng định vị thế của mình. Trong đó, khu resort theo chuẩn 5 sao với 334 phòng, khu khách sạn gồm 168 phòng và 166 phòng thiết kế theo từng cụm gia đình. “Chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ tối đa của chính quyền địa phương trong quá trình đầu tư, khai thác. Điều đó càng thôi thúc chúng tôi không ngừng mở rộng quy mô cũng như các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách cao cấp”, ông Nguyễn John Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương cho biết.
Đối với sản phẩm du lịch biển đảo, ngành Du lịch đã tập trung phát triển mạnh các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, kết hợp với vui chơi giải trí trên biển, tham quan và khám phá đại dương. Hiện nay, đã có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng biển với quy mô lớn, có thương hiệu đưa vào hoạt động như Six Senses Hideaway Ninh Vân Bay, Ana Mandara, Amiana... Cùng với đó là những tập đoàn quản trị, kinh doanh khách sạn nổi tiếng trên thế giới như InterContinental, Best Western, Six Sense, Accor... cũng có mặt ở Khánh Hòa, góp phần nâng cao thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa.
Bức tranh du lịch Khánh Hòa tuy vẫn còn những hạn chế, nhưng với thế mạnh, tầm nhìn đúng đắn, ngành Du lịch đã từng bước khẳng định được thương hiệu, xứng danh là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. [17]
1.2.1.2. Kinh nghiệm tỉnh Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố có đường bờ biển dài, bãi cát trắng mịn, có nhiều bãi tắm nông giúp phát triển du lịch biển tiện lợi. Các hình thức du lịch biển được Đà Nẵng khai thác khá phong phú như: du lịch ngắm xem, du ngoạn, nghỉ dưỡng, tắm biển, văn hóa biển, khoa học biển, du lịch hang động, du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đảo; du lịch thể thao biển…Công tác bảo vệ giữ gìn môi trường biển cũng được chú trọng đầu tư. Các bãi biển tại Đà Nẵng luôn được giữ sạch sẽ phục vụ cho khách du lịch và người dân tham quan biển. Hiện tại, thành phố có khoảng 390 khách sạn với hơn 13.600 phòng, trong đó số lượng khách sạn Đà Nẵng đạt chuẩn từ 3 sao trở lên đang tăng dần trong các năm gần đây. Các thương hiệu lớn như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel, Hyatt Regency Danang Resort and Spa, Vinpearl, Pullman… lần lượt đến với thành phố đã làm gia tăng chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Trong 5 năm gần đây (2011 đến 2015) lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng 20,14%/năm, lượng khách quốc tế trong đó tăng 25,4%, khách nội địa tăng 18,6%. Doanh thu chuyên ngành du lịch tăng bình quân 30,6%/năm. Năm 2014, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 3,8 triệu lượt, tăng 21,9% so với năm 2013. Trong giai đoạn này, thành phố đã có nhiều chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố nói chung và của ngành nói riêng phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều công trình lớn được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng như Cáp treo Bà Nà, khu giải trí Fantasy, Vòng quay mặt trời (Sun wheel, Công viên Á Châu, Khu giải trí phức hợp Helio, …
Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và nâng cao về chất lượng.
Nhiều khu, điểm tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố đã được xây dựng
mới hoặc nâng cấp và bổ sung thêm nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách. Du lịch nghỉ dưỡng biển được phát triển theo hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ vui chơi thể thao biển như canô, kayak, lặn biển, dù kéo, jetski,… kết hợp với hàng loạt các khu nghỉ mát, biệt thự cao cấp dọc tuyến biển cung cấp những dịch vụ ngày càng hoàn thiện cho du khách.
Các doanh nghiệp du lịch địa phương đã liên kết chặt chẽ với nhau trong việc khai thác và trao đổi nguồn khách lẫn nhau. Đồng thời, sự hỗ trợ từ phía chính quyền cũng là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn chung. Cơ quan quản lý cũng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát để hạn chế sự chèn ép của các doanh nghiệp nước ngoài. Chính quyền đã có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên, đặc biệt là các nhân viên bán hàng tại các khu mua sắm chuyên phục vụ khách du lịch nhằm phục vụ theo yêu cầu của từng thị trường khách du lịch.Việc tăng cường sự phối hợp giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong quá trình hội nhập để đưa du lịch phát triển một cách bền vững, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của xu thế toàn cầu hóa quốc tế luôn là vấn để đáng quan tâm của thành phố Đà Nẵng. [18]
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là nơi có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Quảng Ninh cần phải có sự đóng góp không nhỏ của các donh nghiệp kinh doanh du lịch, lãnh đạo tỉnh cần có những hoạt động thực tiễn phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở thành phố Hạ Long là:
Thứ nhất, cần tạo dựng môi trường đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đây là bài học mà chính quyền thành phố Hạ Long cần học tập từ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp của Đà Nẵng và Khánh Hòa. Chính quyền hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất thông qua các thủ tục hành chính, qua việc ban hành các cơ chế chính sách, qua việc tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển, thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào ngành du lịch.
Thứ hai, cần nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp là những nhà đầu tư, những người đã quyết định nên diện mạo phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chính nhà đầu tư là động lực, là chủ thể kinh doanh, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược. Bài học này cần học tập từ kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng.
Thứ ba, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, những người ủng hộ chủ trương chính sách của tỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần kết hợp với người dân để cùng làm du lịch, với các hình thức như “Home stay” đã thấy ý thức của người dân địa phương chung tay với doanh nghiệp nhằm hưởng lợi do sự phát triển du lịch mang lại việc làm, thu nhập, sự hưởng lợi các giá trị văn hóa, tinh thần…Bài học này được học tập từ Đà Nẵng.
Thứ năm, bài học thành công về quản lý điểm đến thông qua việc kết nối các điểm đến trên địa bàn với các sản phẩm ở trung tâm TP kết hợp mua sắm và giải trí, sản phẩm nghỉ dưỡng biển, sản phẩm nghỉ dưỡng núi… Đây là bài học có thể vận dụng của Đà Nẵng và Khánh Hòa.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh luận văn sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Thực trạng phát triển và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua như thế nào?
- Ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long như thế nào?
- Những yếu kém, tồn tại và nguyên nhân trong phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long như thế nào?
- Để phát triển hợp lý, có hiệu quả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cho thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới cần có các định hướng và giải pháp gì?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Các tài liệu, số liệu để đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố được thu thập từ các cơ quan chức năng của Tỉnh và Thành phố. Cụ thể các tài liệu này được thu thập được từ Phòng Thống kê, Niên giám thống kê Thành phố, Phòng Kinh tế hạ tầng Thành phố, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hoá thông tin và Du lịch, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh và một số cơ quan chức năng khác của Thành phố, của tỉnh. Các tài liệu có liên quan đến đề tài còn được thu thập từ các công
trình đã công bố của các cơ quan quản lý Nhà nước, các nghiên cứu của tập thể và cá nhân, các Website,...
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
* Xác định đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp có kinh doanh du lịch trên địa bàn và du khách được hưởng các dịch vụ do các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung cấp.
* Phương pháp chọn mẫu điều tra:
- Điều tra doanh nghiệp: Số doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long tương đối nhiều nên tác giả đã giới hạn chọn các doanh nghiệp ở 3 phường có hoạt động kinh doanh du lịch tập trung của thành phố, đó là: phường Bãi Cháy, phường Tuần Châu, phường Hùng Thắng, số mẫu chọn đảm bảo n ≥ 30 doanh nghiệp. Thông tin thu thập liên quan đến các chính sách phát triển và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Các quy định cũng như các điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển và hoạt động. Áp dụng công thức chọn mẫu Slovin:
= | N 1+N.e2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 3
- Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 4
- Nội Dung Về Phát Triển Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch
- Các Chỉ Tiêu Về Tình Hình Phát Triển Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long
- Là Trung Tâm Chính Trị Văn Hóa, Thương Mại Của Tỉnh Quảng Ninh
- Tổng Số Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Qua Giai Đoạn 2010-2014
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Trong đó: n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%) để tính mẫu số đó ta có:
Tổng số doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên 3 phường của thành phố Hạ Long là 58, vậy N=58, e=5%, ta tính được:
= | 58 1+58.0,052 | = 50 |
Như vậy, số doanh nghiệp chọn điều tra là 50 mẫu.
- Điều tra du khách: Lựa chọn mẫu điều tra du khách để tìm hiểu đánh giá của khách du lịch trong và ngoài nước về số lượng và chất lượng phục vụ