Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 4


đã mở rộng thị trường, tăng thêm bạn hàng đối với các ngành tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Việc loại hình du lịch công vụ ngày càng phát triển góp phần đem về cho đất nước các khoản đầu tư, hợp đồng liên kết kinh doanh.[6]

* Về chính trị

Du lịch là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hóa của đất nước bạn, xây dựng và vun đắp cho tình hữu nghị giữa các dân tộc với nhau.

* Về văn hóa, xã hội

Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp tục khuyến

khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nước ta trên 3/4 số các khu di tích văn hóa, lịch sử, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của đất nước đều nằm tại các vùng nông thôn, miền núi và vùng hải đảo. Tuy nhiên thu nhập hiện từ du lịch mới tập trung chủ yếu ở những Tỉnh, Thành phố du lịch lớn của đất nước. Vì vậy phát triển du lịch ở các vùng miền nông thôn sẽ đánh thức những tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm tăng thêm thu nhập cho đông đảo người dân sống ở nông thôn.[7]

Du lịch làm giảm quá trình đô thi ̣hóa ở các nướ c có nền kinh tế phát triển. Hiện nay tốc độ đô thị hóa tại các nước phát triển là rất lớn. Do công


nghiệp là thế mạnh, là ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất cho đất nước nên việc xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện đại cho phù hợp với sự phát triển đó là điều tất yếu. Bên cạnh những điểm tích cực, quá trình đô thị hóa đã đem lại nhiều hậu quả cho xã hội. Dân cư tập trung đông đúc tại các thành phố lớn gây ra sự quá tải còn ở các vùng quê, miến núi lại không đủ lực lượng lao động tham gia sản xuất. Chính vì thế mà gây ra sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế. Nhưng khi du lịch đã được sự quan tâm phát triển của địa phương thì sự tập trung dân cư không đồng đều được giảm hẳn. Do tài nguyên du lịch thường tập trung ở những vùng đồng quê hay miền núi, vì vậy để khai thác nguồn và phát triển hiệu quả cần đầu tư về mọi mặt: giao thông, thông tin liên lạc, văn hóa, xã hội… Du lịch phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các vùng miền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Du lịch là phương tiên

tuyên truyền quảng cáo có hiêu

Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 4

quả. Không chỉ

quảng cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, con người, truyền thống, văn hóa Việt Nam giới triệu với bạn bè năm châu. Đến Với Việt Nam, du khách được làm quen với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng như gốm sứ, dệt thổ cẩm, dệt lụa… Như vậy, du lịch đã góp phần đánh

thứ c và bảo tồn các ngành nghề thủ công mỹ nghê ̣cổ truyền

Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa - xã hôị . Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hoá, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm. Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hoá. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và

sử dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách. Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là một nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý hữu hiệu. Thương mại hoá các di sản văn hoá. Du lịch là sự tìm kiếm


của khánh du lịch đối với cái đẹp của các giá trị vật chất và tinh thần. Hoạt động du lịch phải thật sự đạt tới mục tiêu bền vững. Tác dụng tích cực của du lịch đối với môi trường thường gắn với công tác bảo tồn. Việc Chính phủ thành lập các khu bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã, các khu du lịch lịch sử văn hoá đã tạo nên những địa bàn quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước đang phát triển như nước ta. Ở môi trường nông thôn ven biển, du lịch nông thôn có thể phát triển các trang trại, làng du lịch sinh thái mang lại nhiều thu nhập hỗ trợ cho dân sẽ ngăn chặn được tình trạng hoang hoá đất đai. Những du khách nhận thức được đa dạng sinh học và các giá trị của tự nhiên và văn hoá cũng có thể thúc đẩy được nhận thức môi trường cho cộng đồng dân cư địa phương.[2],[7]

Du lịch cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo môi trường văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới, làm cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường. Hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có và phong phú đang còn ẩn chứa khắp nơi trên đất nước ta. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa ngày càng mở rộng, cả hoạt động văn hóa và du lịch đều có tác dụng lớn và rất quan trọng trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Trong kinh tế thị trường, do điều kiện khách quan, hoạt động du lịch thích ứng nhanh hơn và trong chừng mực nhất định, chính hoạt động du lịch đã đi trước một bước, đảm nhiệm vai trò “kích cầu” các hoạt động văn hóa đi nhanh và mạnh hơn. Kinh doanh văn hóa du lịch đã đem lại nguồn thu không nhỏ.[5]

* Về môi trường

Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo Tồn và Vườn Quốc Gia. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và


các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch cũng giúp tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.[3]

Nhờ hoạt động du lịch nên có kinh phí để bảo vệ môi trường: Bao gồm kinh phí đóng góp trực tiếp từ khách du lịch (thông qua việc thu phí bảo vệ môi trường), kinh phí đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch (thông qua việc nộp vào ngân sách Nhà nước), kinh phí của các tổ chức quốc tế tài trợ cho việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên.

Các đơn vị kinh doanh du lịch chủ động trong việc bảo vệ môi trường: Trồng cây xanh, tạo khuôn viên cây cảnh, vệ sinh môi trường xung quanh,…

Các đơn vị đầu tư làm đẹp môi trường: Môi trường trong đơn vị và môi trường chung của xã hội.

b) Tác động tiêu cực:

* Về kinh tế

Phát triển du lịch quốc tế thu ̣ đôn

g quá tải dân

đến viêc

làm mất thăng

bằng cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lưc

cho lam

phát. Ngành du lịch la

ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển ổn điṇ h của ngành du lic̣ h là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác. Phát

triển du lịch cũng tạo ra sư ̣ mất cân đối và mất ổn điṇ h trong môt

* Về chính trị

số ngành.[4]

Du lịch là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động phá hoại chế độ chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa của


quốc gia mà họ thù ghét, đối đầu. Đội lốt du khách, có những kẻ đã xâm nhập sâu vào nước đến để móc nối, xây dựng các cơ sở, tổ chức phản động. Đồng thời du lịch cũng gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở các điểm đến du lịch.

* Về văn hóa xã hội

Ngành du lịch mang tính thời vụ nên tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong việc sử dụng lao động của một số ngành.

Di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như tính đa dạng của các nền văn hoá đang tồn tại là những hấp lực to lớn, một kiểu du lịch cực đoan hoặc quản lý tồi và sự phát triển tuỳ thuộc vào du lịch có thể đe doạ tính toàn vẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di sản. Sự viếng thăm của khách du lịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn hoá và lối sống cộng đồng chủ nhà bị xuống cấp.

Du lịch gây ra một số tê ̣nan

xã hôi

do kinh doanh các loai

hình không

lành mạnh. Bên cạnh những tác động tích cực làm tăng tầm hiểu biết và ý thức con người đối với nền văn hóa, một số nhân tố tiêu cực đã làm xấu đi bộ mặt của ngành nghề, gây ra những ấn tượng không tốt. Đó là việc tranh dành, lôi kéo khách hay những hoạt động buôn bán tại các lễ hội, các hình thức vui chơi có thưởng với mục đích lừa đảo hay kinh doanh cá loại hình không lành mạnh trong nhà hàng khách sạn….[4]

Du lịch phát triển đã làm thay đổi môt

số nét truyền thống của môt

dân

tôc̣ . Du lịch tác động đến quan hệ cộng đồng làng về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong xã hội nông nghiệp, cư dân thuần nông, vai trò của già làng được đề cao. Nhưng hiện nay, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, già làng ít có điều kiện tiếp cận thông tin mới.

* Về môi trường

Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Nếu


như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản. Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí. Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại. Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, côn trùng…). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền…[2]

1.1.2. Kinh doanh du lịch

1.1.2.1. Khái niệm


Về bản chất, hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trường.[2]

1.1.2.2. Các loại hình kinh doanh du lịch

*) Kinh doanh cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch, gồm: khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh du lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, bãi cắm trại du lịch. Kinh doanh cơ sở lưu trú là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời bằng việc phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng và các dịch vụ cần thiết khác trong cơ sở lưu trú đó. Sản phẩm của cơ sở lưu trú phải kể đến đầu tiên là dịch vụ cho thuê phòng ngủ, đây cũng được xem như một chức năng chủ yếu của hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú. Nhưng nhu cầu của khách rời khỏi nơi cư trú đầu tiên không phải chỉ có ngủ mà còn có nhiều nhu cầu khác như ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin mua hàng… như vậy sản phẩm của cơ sở lưu trú còn bổ sung các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của khách. Dựa vào tính chất là cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ nhu cầu của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, chúng ta có thể khái quát được sản phẩm của cơ sở lưu trú là toàn bộ dịch vụ phục vụ khách diễn ra trong quá trình từ khi nghe lời yêu cầu đầu tiên của khách đến khi tiễn khách rời khỏi cơ sở lưu trú, do đó, không thể xem sản phẩm của cơ sở lưu trú chỉ là những hàng hóa dịch vụ đơn lẻ mang tính kỹ thuật khô cứng.

*) Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Tại Điều 57 mục 3 của Luật Du Lịch ban hành ngày 27/06/2005 có quy định: Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại

các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Hoạt động kinh doanh vận


chuyển khách du lịch nhằm mục đích sinh lời thông qua việc sử dụng, cho thuê các phương tiện vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này, có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như: ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay…Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.[9]

*) Kinh doanh lữ hành

Hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung đề cập đến các hoạt động chính như: làm nhiệm vụ giao dịch; ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh lữ hành thường tồn tại hai hoạt động phổ biến sau: [6]

Kinh doanh lữ hành: là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.

Kinh doanh đại lý lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. Trong đó, Kinh doanh lữ hành bao gồm có kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Lữ hành nội địa là việc xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho

khách du lịch nội địa. Lữ hành quốc tế là việc xây dựng, chào bán các chương

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023