Nội Dung Về Phát Triển Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch


trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách quốc tế vào nước mình và đưa công dân nước mình đi du lịch nước ngoài, thực hiện chương trình đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.

*) Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác

Ngoài các hoạt động du lịch kinh doanh như đã nêu trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tư vấn đầu tư du lịch… Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh. Phần không thể thiếu trong hành trình Du lịch là kinh doanh khu vui chơi, giải trí, các dịch vụ mua bán hàng hóa, hàng lưu niệm, dịch vụ thể thao như sân golf và dịch vụ cho thuê dụng cụ đánh golf, dịch vụ thuê các thiết bị lướt ván, lặn biển, các dịch vụ thuê dụng cụ leo núi, các dịch vụ thuê dụng cụ du lịch mạo hiểm, dịch vụ massage… [6]

1.1.3. Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch

1.1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch là một tổ chức kinh doanh một hoặc một số dịch vụ, du lịch, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo pháp luật.

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật, hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn…Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện.

Từ khái niệm phát triển có thể định nghĩa, phát triển doanh nghiệp kinh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

doanh du lịch là khuynh hướng vận động của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo hướng hoàn thiện hơn để mang lại hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể phát triển theo nhiều hướng như tăng về số lượng doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu hay nâng cao chất lượng của các loại hình kinh doanh.

1.1.3.2. Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 5

Theo các loại hình kinh doanh du lịch thì loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch là những doanh nghiệp có thể kinh doanh riêng biệt hoặc tổng hợp các loại hình kinh doanh du lịch đã trình bày ở trên. Các doanh nghiệp này được tạo thành từ nhiều bộ phận, giữa các bộ phận này có mối quan hệ phụ thuộc và bổ sung cho nhau. Cụ thể theo Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 9-CP ngày 5/2/1994 về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch quy định. Các loại hình doanh nghiệp du lịch gồm:

Khách sạn: Làm nhiệm vụ tổ chức, việc đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch.

Vận chuyển khách: Làm nhiệm vụ đưa khách du lịch di chuyển tới các địa điểm du lịch.

Lữ hành: Làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, ngoài nước để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.

Kinh doanh các dịch vụ khác: như tổ chức vui chơi, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch.

1.1.3.3. Nội dung về phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Phát triển số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch

- Số lượng doanh nghiệp: là số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch như khách sạn, vận chuyển khách, lữ hành,...


- Số lượng doanh nghiệp theo vốn đăng ký kinh doanh: phản ánh được số vốn, nguồn vốn mà doanh nghiệp đăng ký hoạt động, bao gồm vốn lưu động và vốn cố định.

- Tốc độ tăng số doanh nghiệp của quốc gia, vùng, lãnh thổ hay địa phương. Chỉ số này phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp và quy mô vốn doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Phát triển về chất lượng của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

- Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp: phản ánh trình độ giáo dục căn bản, đây là tiền đề quan trọng giúp cho nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp tiến lên những nấc thang mới trong việc nâng cao tri thức, kỹ năng quản trị, kỹ năng sống, phát triển, hoàn thiện phẩm chất, nhân cách và phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp.

- Trình độ chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp: chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về phát triển và quản lý nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển thị trường,...

- Năng lực/kỹ năng quản trị trong doanh nghiệp: Các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng/nghệ thuật lãnh đạo, thúc đẩy, khuyến khích nhân viên tham gia tích cực vào các hoạt động của doanh nghiệp, kỹ năng về quản trị xung đột, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư duy.

- Kinh nghiệm thực tiễn: kinh nghiệm từ việc nắm bắt thời cơ kinh doanh, từ tiếp cận thị trường, quan hệ với khách hàng, phát triển sản phẩm mới,..

- Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch: cơ sở vật chất, quản trị chất lượng dịch vụ,…

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch

1.1.4.1. Nhân tố khách quan

a) Tài nguyên của địa phương


Để ngành du lịch có thể phát triển được đòi hỏi mỗi địa phương sẽ phát huy được một nguồn tài nguyên du lịch riêng. Có thể là tài nguyên thiên nhiên, địa hình, khí hậu, thủy văn, giá trị lịch sử, văn hóa,….Chính nhờ vào điều kiện này mà mỗi địa phương sẽ có thế mạnh khai thác phát triển du lịch. Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trong ngành du lịch cũng vậy, phải dựa vào yếu tố này mới có thể phát triển được những sản phẩm dịch vụ mới, độc đáo, thu hút du khách.[7]

b) Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị và pháp luật tạo nên một khung khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh của mỗi quốc gia. Các vấn đề chính trị nhạy cảm là vấn đề mà doanh nghiệp cần hết sức quan tâm, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cộng đồng. Không khí chính trị hòa bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc. Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng, tại những nơi này du khách có thể đi lại tự do trong đất nước mà không phải lo sợ và không cần sự chú ý đặc biệt nào. Những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo v.v…du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương sẽ thu hút được nhiều du khách hơn với những nơi họ bị cô lập với dân bản địa. Do đó du lịch phát triển là nhờ có bầu không khí chính trị hòa bình và bầu không khí đó càng được củng cố và mở rộng khi phát triển các mối quan hệ trao đổi du lịch giữa các quốc gia và dân tộc. Sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu ở đất nước xảy ra những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị hòa bình và trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa sự an toàn của khách du lịch. Những nhân tố này có ảnh hưởng rất xấu tới số lượng du khách đến du lịch cũng như việc phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

c) Môi trường kinh tế


Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch.

Muốn phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch các ngành sản xuất có quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không chỉ đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về khối lượng hàng hóa, mà phải đảm bảo cung cấp vật tư hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo có thẩm mỹ chủng loại phong phú, đa dạng. Điều đó có nghĩa là những địa phương có nền kinh tế phát triển, các ngành kinh tế có khả năng tạo đươc sản phẩm cao cấp sẽ là nới có điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch.

Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch, không chỉ cần có thời gian mà phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng của du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu dùng du lịch. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước.[4]

d) Đường lối chính sách phát triển du lịch

Đây là nguồn lực - điều kiện tiêu quyết để phát triển du lịch. Bởi lẽ một quốc gia dù có giàu có về tài nguyên, nhân lực. .. nhưng thiếu về đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn thì du lịch vẫn không thể phát triển được. Đường lối, chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội. Các đường lối, chính sách, phương hướng, biện pháp cần phải được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể. Càng ngày du lịch càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Do du lịch là ngành kinh tế liên ngành nên nó có liên


quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau vì vậy cần phải có các chiến lược phù hợp; các chủ trương, kế hoạch phải được xây dựng một cách đồng bộ, phải mang tính tổng hợp và được phối hợp một cách nhịp nhàng tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.

e) Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Đối với các doanh nghiệp du lịch, các yếu tố môi trường cạnh tranh trực tiếp là những tác động cực kỳ quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi nói đến môi trường cạnh tranh trực tiếp người ta thường quan tâm đến các yếu tố: áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong cùng ngành; áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành; áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thay thế; Đe dọa từ phía các nhà cung cấp dịch vụ; áp lực cạnh tranh từ sự trả giá của người mua.

Trong năm áp lực cạnh tranh trên, áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ quyết định mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận ngành. Khi áp lực cạnh tranh từ bên ngoài càng mạnh thì khả năng sinh lời và tăng giá hàng hóa của doanh nghiệp trong cùng ngành càng bị hạn chế. Ngược lại, khi áp lực cạnh tranh yếu đi thì đó là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu hiện trạng, xu hướng của các áp lực cạnh tranh và căn cừ vào các điều kiện bên trong của mình để quyết định chọn một vị trí thích hợp trong ngành nhằm đối phó với các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất. Cho nên, các doanh nghiệp thường xác định các mục đích kinh doanh trong kế hoạch dài hạn của mình. Tùy theo đặc điểm của sản phầm và tiềm lực của doanh nghiệp mà đề ra các chiến lược cạnh tranh cho phù hợp.[2]

1.1.4.2. Nhân tố chủ quan

a) Nguồn vốn của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh. Bên cạnh vốn các doanh


nghiệp phải đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch nói riêng, một trong những vai trò của hoạt động quản trị doanh nghiệp là bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tổ chức nguồn vốn đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lựa chọn phương pháp, hình thức huy động vốn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn vào phát triển công nghệ kỹ thuật, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp cũng đang là vấn đề mà các doanh nghiệp cần lưu tâm. Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là các vấn đề trang bị tiện nghi ở nơi du lịch, việc xây dựng và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết của doanh nghiệp… Đó chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật để thỏa mãn nhu cầu thường ngày của khách du lịch như: khách sạn, tiệm ăn, phương tiện giao thông, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đường xá trong khu du lịch, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện… Cơ sở vật chất kỹ thuật còn gồm tất cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình.

b) Chính sách về nhân sự

Con người là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Một chiến lược phát triển tốt cần phải có nhân sự giỏi thực hiện thì khả năng thành công cao, ngược lại, có thể sẽ không đem lại hiệu quả, có khi lại còn phá hỏng cả chiến lược. Khi nói đến môi trường nhân sự của doanh nghiệp thường đề cập đến các yếu tố về cơ cấu nhân sự và chiến lược phát triển nhân sự của doanh nghiệp. Việc đề ra chiến lược tuyển dụng nguồn nhân lực cho phép doanh nghiệp có được nguồn nhân lực phù hợp và có chất


lượng tốt trong tương lai với mức đầu tư tiết kiệm nhất Trong quá trình hoạt động chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có vai trò củng cố hơn lợi thế cạnh tranh về trình độ người lao động của doanh nghiệp. Quan tâm tới tâm lư nguyện vọng của người lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi sẽ tăng cường lòng nhiệt tình, sự gắn bó và lòng trung thành của người lao động với doanh nghiệp mà họ đang là thành viên.

c) Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp ngày càng mang một ý nghĩa quan trọng, vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không được bỏ qua văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cần được đưa vào sứ mệnh, tầm nhìn, tuyên bố mục tiêu của tổ chức, được nhấn mạnh trong các khóa đào tạo do doanh nghiệp tài trợ và trong quá trình giao tiếp của doanh nghiệp. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch cũng thể hiện một nét văn hóa của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch cũng cần phải xây dựng hệ thống lương, thưởng dựa trên việc đánh giá năng lực, ý thức, hiệu quả và mức độ đóng góp của cán bộ công nhân viên cho kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp để áp dụng chính sách khen thưởng phù hợp.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên quan tâm đến hoạt động đoàn thể, chú trọng đến quyền lợi của toàn thể nhân viên, thực hiện tốt các chế độ phúc lợi và đãi ngộ nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ nhân viên. Công tác xã hội cũng cần được chú trọng. Một trong những thế mạnh lớn của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch và là gốc của những thành công chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên, là tinh thần đoàn kết và đồng tâm xây dựng doanh nghiệp của các thành viên. Chính vì vậy lãnh đạo doanh nghiệp cần luôn chú trọng đến việc xây dựng và tối ưu hóa chính sách đãi ngộ và phúc lợi, chú trọng đào tạo và phát triển nhân sự, chú

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí