Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Khu Đô Thị Du Lịch Biển Bền Vững


khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.

Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn; Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là, bảo vệ chặt chẽ hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển khu đô thị du lịch biển bền vững

a. Yếu tố khách quan

* Nguồn tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách.

Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên.

Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,...tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển.

Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


phong tục tập quán, lễ hội... là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch.

Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 4

* Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm:

Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch.

Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được thuận lợi. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khu vui chơi giải trí..là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như nhu cầu giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn.

* Đường lối chính sách phát triển du lịch.

Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung, đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội.

b. Yếu tố chủ quan

* Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người).

Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Chất lượng công tác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tác chuyên môn về du lịch của mình hộ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách có cảm giác hứng khởi trong lúc du lịch.

* Trình độ văn hoá và mức thu nhập của người dân:


Khi nhận thức của con người càng cao thì việc họ thích thú với khám phá thế giới, thiên nhiên, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi ngày càng tăng về nhu cầu, động cơ đi du lịch tăng lên. Theo một số cuộc điều tra cho thấy: nếu người chủ gia đình có trình độ văn hoá ở mức trung học thì tỷ lệ đi du lịch là 65%, trình độ cao đẳng tỷ lệ này là 75% , trình độ đại học thì tỉ lệ này lên tới 85%.

Mức thu nhập (hay điều kiện sống): Đây là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì ngoài việc chi tiêu cho cơm ăn áo mặc thì họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ trong đó có cả việc đi du lịch.

Cuối cùng là thời gian rỗi: Phần lớn mọi người đi du lịch khi họ rảnh rỗi (ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần...). Vì vậy nhân tố này cũng rất quan trọng để phát triển du lịch.

* Tham gia của cộng đồng.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch. Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được.

Trên đây chỉ là một số yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch ở mỗi địa phương. Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng. Tuy nhiên các yếu tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịch thành công.

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển khu đô thị du lịch biển bền vững

1.2.1. Kinh nghiệmphát triển khu đô thị du lịch biển bền vững củamột số địa phương ở Việt Nam

1.2.1.1. Thành phố Đà Nẵng

Nằm ở vị trí trung điểm Tam giác kinh tế trong điểm miền Trung, thành phố Đà nẵng đã và đang đóng vai trò là hạt nhân, là sức hút mạnh từ trong nước, khu vực và quốc tế cho các cơ hội đầu tư phát triển. Các yếu tố cơ bản để có được sự quan tâm của các nhà đầu tư, rất dễ nhìn nhận là:

- Thành phố Đà Nẵng đang có khá đầy đủ về cơ sở hạ tầng để đầu tư xây


dựng, phát triển: cảng biển nước sâu, đường hàng không quốc tế, xa lộ Bắc - Nam, hành lang khu vực Đông - Tây...

- Cũng như nhiều đô thị khác, Đà Nẵng đang có một cơ chế thoáng và khá hấp dẫn về thủ tục, về đất đai, về lòng mến khách...

- So với nhiều đô thị khác ở miền Trung, Đà Nẵng là nơi đang có nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề khá vững vàng và giá cả còn ở mức thấp so với các thành phố khác như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải phòng...

- Với những lợi thế vị trí trung độ của mình, thành phố Đà Nẵng thật sự có nhiều lợi thế trong công cuộc phát triển tại miền Trung và cả nước.

Thành phố Đà Nẵng, một trong số ít thành phố ở nước ta nằm ở ven biển Miền Trung lại có nhiều yếu tố để hướng tới một đô thị Phát triển Bền vững và Hội nhập đến thế. Ngày nay, phát triển bền vững nói chung và phát triển đô thị bền vững nói riêng, vẫn được dựa trên 3 nguyên tắc kinh điển chủ yếu: Một là, kinh tế phát triển ổn định; Hai là, văn hoá xã hội có bản sắc và Ba là, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, đối với Phát triển Đô thị Bền vững, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của một đề tài khoa học cho thấy còn phải được đề cập đến các yếu tố đặc thù riêng của đô thị là các tiện ích về cơ sở hạ tầng và các kỹ năng và hiệu quả về công tác quản lý đô thị nói chung và vận hành, điều tiết khai thác đô thị nói riêng.

Tất nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay và những kinh nghiệm có được trong quá trình đi lên, thành phố Đà Nẵng cần có cách tiếp cận mới phù hợp hơn trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển thành phố. Trong xu thế phát triển hiện nay, thành phố Đà Nẵng có nên theo hướng như trong các thập kỹ qua nữa không? Đó là một câu hỏi không dễ có câu trả lời có thể chấp nhận được. Dù vậy, với xu thế phát triển nói chung và phát triển đô thị nói riêng, có thể cho thấy một xu thế tất yếu là “phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống và hướng tới phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững”.

Theo kinh nghiệm nhiều đô thị trên thế giới, nhất là các đô thị tại các nước trong khu vực như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia)... hay nhiều nước phát triển như Tokyo, Fukuoka...(Nhật bản), Canberra (Australia), Seoul (Hàn quốc),... hệ thống đô thị đều được quy hoạch, xây dựng và


quản lý phát triển theo hướng vừa hiện đại, vừa truyền thống,... và nhất là thân thiện với môi trường, tạo nên sự cân bằng các hệ sinh thái, nhất là đưa hệ sinh thái tự nhiên vào đô thị, tạo nên sự cân bằng tự nhiên giữa hê sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái đô thị. Đó là cách tiếp cận “vừa hiện đại vừa truyền thống, vừa quy mô lớn kết hợp với quy mô vừa và nhỏ, vừa bảo vệ môi trường vừa cân bằng các hệ sinh thái...”. Với cách tiếp cận như thế, nên chăng, việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng có thể:

Một là, về tính chất thành phố Đà Nẵng, nói chung là không thay đổi. Tuy nhiên, do xu thế và đặc điểm phát triển ngày nay, nên chăng nhấn mạnh và làm rõ thêm 2 yếu tố “Sinh thái - Môi trường” và “Hội nhập Khu vực và Quốc tế”.Hai là, về quy mô thành phố Đà Nẵng, có thể đến 2,0 đến 2,5 triệu dân vào năm 2020-2025, sẽ xếp sau thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và ngang với thành phố Hải Phòng, sớm gia nhập vào hàng ngũ các thành phố trung bình và lớn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Ba là, về tổ chức cơ cấu phát triển không gian, nên làm rõ các khu phát triển theo hình thức kiến trúc và quy mô đa dạng, linh hoạt theo các điều kiện tự nhiên: Đó là, các khu phát triển theo cơ cấu linh hoạt, mềm:

- Quy hoạch và kiến trúc hiện đại, với quy mô lớn có thể bố trí tại khu vực các quận nội thành hiện nay, trong đó có trung tâm thương mại, văn hoá của thành phố với quần thể kiến trúc quanh nhà hát Trưng Vương hiện nay kéo dài ra đến ven sông Hàn, dọc đại lộ Bạch Đằng, một cảnh quan vừa cũ, vừa mới, vừa thiên nhiên vừa nhân tạo... rất hấp dẫn. Nơi đây vẫn là trung tâm Hành chính chính trị truyền thống của thành phố Đà Nẵng.

- Các khu quy hoạch và phát triển theo hình thức kiến trúc dân tộc, đặc thù với quy mô vừa và nhỏ tại làng Văn hoá Kơ Tu hay một số nơi được lựa chọn khác một cách hợp lý.

- Các khu phát triển theo xu thế khai thác các yếu tố sinh thái tự nhiên (sông, biển, hồ, núi, rừng...) với quy mô nhỏ tại ven các sông hồ tự nhiên như sông Cái, Suối Mơ, Bà Nà, Đống Nghệ, chân núi Sơn Trà. Tại đây, việc nghiên cứu quy hoạch cần khai thác tối đa các yếu tố tự nhiên vốn có như địa hình, cây xanh, mặt


nước, hết sức tránh san lấp phá vỡ địa hình tự nhiên.. Hình thức kiến trúc và màu sắc công trình nên theo hướng tự nhiên, dân tộc, có quy mô nhỏ hài hoà, gần gũi với thiên nhiên... Ngày nay, xu thế này trên thế giới đang được khuyên khích khai thác và khai thác rất có hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường, cân bằng các hệ sinh thái vừa là xu thế phát triển hấp dẫn nhất trong thế kỹ 21 này.

- Các khu khai thác và phát triển du lịch biển, hồ, sông, núi với quy mô theo tính toán kinh tế kỹ thuật hợp lý nhất như Mỹ Khê, Furama, Non Nước, sông Hàn cùng với ngày hội pháo hoa quốc tế nổi tiếng... của thành phố Đà Nẵng.

Với thành phố Hội An, dù là ranh giới quản lý hành chính thuộc tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên về không gian du lịch, thành phố cổ Hội An một di sản kiến trúc thế giới đầu tiên được UNESCO công nhận, rất cần có sự gắn kết về không gian để khai thác phát triển du lịch hiệu quả hơn, các bên cùng có lợi cho Đà Nẵng và cho cả cho thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với các khu sản xuất trong đô thị như Khu công nghiệp, cảng biển nước sâu, các khu kho tàng... là những khu chức năng sinh lợi đáng kể cho thành phố. Tuy nhiên, với xu thế ngày nay, các khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch.. đôi khi đem lại lợi nhuận không kém, thậm chí còn lớn hơn. Hơn nữa, các khu vực này ít đem lại những hậu quả về ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng các hệ sinh thái. Một thành phố lớn có vai trò to lớn và quan trọng tại miền Trung và cả nước,

nên chăng cần có một khu công nghệ cao, một xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Theo kinh nghiệm thế giới và khu vực, vai trò và xu thế phát triển các khu công nghệ cao có rất nhiều ưu thế: chiếm diện tích đất bé, tiêu thụ năng lượng ít, hàm lượng chất xám về khoa học và công nghệ rất cao, lợi nhuận đem lại cũng rất lớn. Và quan trong hơn, rất ít gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ sự cân bằng các hệ sinh thái. Tất nhiên, yêu cầu về năng lực và trình độ cán bộ, công nhân đòi hỏi rất cao, trong khi ở Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung nhu cầu này trước mắt còn hết sức hạn chế, cần có kế hoạch đào tạo sớm.

Như vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng cần có nghiên cứu phù hợp đáp ứng các yêu cầu về bố cục không gian nêu trên, nhất là hệ thống giao thông đô thị cũng như giao thông quốc gia, giao thông vùng miền Trung.

Với tốc độ phát triển và diện mạo thành phố Đà Nẵng ngày nay, ta có quyền


có niềm tin vững chắc vào tốc độ phát triển thần tốc trong tương lai gần của thành phố Đà Nẵng. Và chắc chắn, thành phố Đà Nẵng vẫn sẽ là một điểm sáng về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển của cả nước. Đồng thời, thành phố Đà Nẵng cũng là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước...

Bài học thành công về việc giải quyết các mối quan hệ giữa các đối tác có liên quan. Vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện trên góc độ có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng. Tầm nhìn này đảm bảo cho sự phát triển bền vững của TP Đà Nẵng trong mấy chục năm nữa vẫn không gặp phải những thách thức về tình trạng quá tải. Chính quyền cũng đã ban hành những chính sách đúng đắn, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược.

Đây là bài học về sự vận động cộng đồng dân cư thực hiện những chính sách của chính quyền TP và tạo ra sự hưởng lợi cho người dân địa phương. Trong cuộc “cách mạng” này, người dân địa phương vừa là người thực hiện những chính sách của TP nhưng cũng là người được hưởng lợi từ các chính sách đó. Và người dân địa phương thấy được niềm tự hào về TP của mình. Đây là một giá trị tinh thần mang ý nghĩa động lực để tạo ra sự phát triển cho du lịch Đà Nẵng.

Đó cũng là bài học thành công về việc chính quyền hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất thông qua các thủ tục hành chính, qua việc ban hành các cơ chế chính sách, qua việc tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Tiếp theo là bài học về vai trò của doanh nghiệp là những nhà đầu tư, những người đã quyết định nên diện mạo hôm nay cho du lịch Đà Nẵng. Chính nhà đầu tư là động lực, là chủ thể viết nên câu chuyện thành công này, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược. Đơn cử như Tập đoàn Sun Group đã đầu tư một loạt dự án lớn để định vị nên hình ảnh, nên sản phẩm và nên thương hiệu cho du lịch Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nhờ vậy, Đà Nẵng vừa có sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển với chuỗi khách sạn và resort 5 sao mới hình thành trong 10 năm qua, vừa có sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi, lại vừa có sản phẩm giải trí biển, có các làng nghề, các trung tâm thương mại và có các hoạt động dịch vụ về đô thị đáp ứng nhu cầu của Đà Nẵng. Hàng loạt


thương hiệu lớn trên thế giới đang nối nhau xuất hiện tại Đà Nẵng. Đó là kết quả từ chính sách của chính quyền TP và vai trò của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược.

Vai trò của cộng đồng dân cư, những người ủng hộ chủ trương của Đà Nẵng và tạo ra niềm tự hào về TP của mình. Người dân địa phương cũng chung tay đóng góp, ủng hộ những cái tốt, đấu tranh với những cái xấu. Xin nêu một chi tiết: Vào lúc cao điểm của mà lễ hội pháo hoa, người dân và các doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã có sáng kiến mở cửa nhà mình, mở cửa toalet cho du khách “thoải mái như ở nhà”. Một chi tiết thôi nhưng phản ánh thái độ thân thiện, ý thức trách nhiệm của người dân TP này đối với sự phát triển của ngành du lịch. Ngược lại, người dân cũng là những người được hưởng lợi do sự phát triển du lịch mang lại việc làm, thu nhập, sự hưởng lợi các giá trị văn hóa, tinh thần…

Vai trò của khách du lịch. Đến một điểm du lịch như thế này, du khách cảm thấy hài lòng khi được sử dụng dịch vụ đạt chất lượng, đi trong không gian của một TP phát triển nhưng rất yên bình, rất an toàn. Họ cảm nhận được sự thân thiện từ những nụ cười của người dân Đà Nẵng. Và chính họ trở thành những người tuyên truyền, quảng bá cho Đà Nẵng, cho du lịch của thành phố.

Trong câu chuyện thành công về phát triển du lịch của Đà Nẵng, tôi còn muốn nói đến bài học thứ năm là bài học thành công về quản lý điểm đến thông qua việc kết nối các điểm đến trên địa bàn với các sản phẩm ở trung tâm TP kết hợp mua sắm và giải trí, sản phẩm nghỉ dưỡng biển, sản phẩm nghỉ dưỡng núi… Bên cạnh đó là sự kết nối liên tỉnh với Hội An, Mỹ Sơn… ở phía Nam, Huế, Quảng Bình… ở phía Bắc. Như vậy là Đà Nẵng không chỉ phát triển du lịch của mình mà còn hỗ trợ và mang đến dòng khách quốc tế và nội địa cho các điểm đến khác trong vùng.[33]

1.2.1.2. Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa

Số liệu về khách du lịch trong & ngoài nước đến với Nha Trang mỗi năm là minh chứng rõ nét & đầy đủ nhất về tiềm năng phát triển du lịch. Nếu như năm 2015, tổng du khách đến với Nha Trang, Khánh Hòa đạt 4,1 triệu lượt khách (theo công bố mới của Savills) thì năm 2016 theo thống kê chưa đầy đủ, con số ước đạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/12/2023