Yêu Cầu Đối Với Quá Trình Phát Triển Bền Vững Đô Thị Du Lịch Biển


tính bền vững của môi trường. Môi trường bền vững là môi trường luôn thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng: là không gian sinh tồn; là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý chất thải.

Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại học,... các chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác.

b. Khái niệmphát triển du lịch bền vững

- Quan niệm về du lịch:

Theo Luật du lịch Việt Nam hiện hành: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[16]

- Quan niệm về phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

Phát triển du lịch bền vữnglà sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai [16]. Hay nói một cách đơn giản nhất, du lịch được coi là phát triển bền vững khi nền du lịch đó tốt cho đất nước lúc này và còn bền vững dài lâu mai sau.

Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trongphát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.

- Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.

Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 3


- Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.

Trên thực tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên, hiện tại du lịch nước ta vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Ô nhiễm về môi trường, các sản phẩm du lịch chưa có nhiều tính sáng tạo, du lịch còn làm ăn manh mún, tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập.

c. Khái niệm phát triển đô thị du lịch biển theo hướng bền vững

Cho đến này,chưa có một khái niệm thống nhất về phát triên bền vững đô thị du lịch biển. Rất khó để đưa ra được một định nghĩa hay khái niệm được coi là thống nhất về phát triên đô thị du lịch biển bền vững vì bản chất đa dạng và đa chiều của đối tượng nghiên cứu. Ở đây tác đưa ra khái niệm dựa trên khái niệm phát triển đô thị bền vững nói chung, vì đô thị du lịch biển là một hình thức của đô thị nói chung.

Các quan điểm về phát triển đô thị bền vững được trình bày rất đa dạng.

Quan điểm của thế giới:

- Xuất phát từ bản báo cáo của Ủy ban Brundtland, tại hội nghị URBAN21 (tổ chức tại Berlin tháng 7/2000), người ta đã đưa ra định nghĩa về phát triên đô thị bền vững: “Cải thiện chất lượng cuộc sống trong một thành phố, bao gồm cả các thành phần sinh thái, văn hóa, chính trị, thể chế, xã hội và kinh tế nhưng không để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai,một gánh nặng bị gây ra bởi sự sút giảm nguồn vốn tự nhiên và nợ địa phương quá lớn. Mục tiêu của chúng ta là nguyên tắc dòng chảy, dựa trên cân bằng về vật liệu và năng lượng cũng như đầu vào/ra về tài chính, phải đóng vai trò then chốt trong tất cả các quyết định tương lai về phát triển các khu vực đô thị”.

Phát triển đô thị bền vững trên thực tế được định nghĩa chi tiết hơn tùy theo từng khu vực địa lý, trình độ phát triên và góc nhìn.

Phát triển đô thị bền vững cũng được xem xét dưới một thuật ngữ khác, đó là “phát triển cộng đồng bền vững” theo đó:“Phát triển cộng đồng bền vững là năng


lực đưa ra quyết định phát triển tôn trọng mối tương quan giữa ba khía cạnh - kinh tế, sinh thái, và bình đẳng:

Kinh tế: Hành vi kinh tế cần đem lại những điều tốt đẹp chung cho cả cộng đồng, có thể tự làm mới, và tạo ra tài sản và có khả năng tự túc.

Sinh thái: Con người là một phần của tự nhiên, tự nhiên có những giới hạn vàcộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng các tài sản thiên nhiên.

Bình đẳng: Cơ hội tham dự hoàn toàn trong các hoạt động, lợi ích, và quá trình ra quyết định của một cộng đồng”. (Swisher, Rezola, & Sterns; 2009).

- Ấn Độ, một quốc gia đang và sẽ là nước có tốc độ đô thị hóa hàng đầu Châu Á đã đưa ra định nghĩa về phát triên bền vững: “Một cộng đồng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên của mình để đáp ứng nhu cầu hiện tại, trong khi đảm bảo đủ nguồn lực có sẵn cho các thế hệ tương lai. Nó tìm cách cải thiện sức khỏe cộng đồng và một cuộc sống chất lượng tốt hơn cho tất cả cư dân của nó bằng cách hạn chế chất thải, ngăn chặn ô nhiễm, bảo tồn và phát huy tối đa hiệu quả, và phát triển nguồn lực địa phương để khôi phục nền kinh tế địa phương”.

- Quan điểm của Argentina về phát triển đô thị bền vững:“Một thành phố bền vững kết hợp hài hòa yếu tố môi trường với các ngành kinh tế và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến những thế hệ tương lai”.

- Theo Viện Môi Trường Stockholm của Thụy Điển, một thành phố bền vững có thể được định nghĩa là: “Một thành phố tại đó tiền hành các hành động được đề ra bởi các chính sách kế hoạch nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sẵn có và thực hiện tái sử dụng, ổn định xã hội, phát triên các nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo phát triển kinh tế cho các thế hệ tương lai”.

- Quan điểm của Việt Nam về phát triển đô thị bền vững:

Theo Viện Quy Hoạch Đô Thị - Nông Thôn-Bộ Xây Dựng (Dự án VIE), trên cơ sở các khái niệm về PTBV, một phạm trù PTĐTBV đô thị cũng được xây dựng mang tính đặc thù hơn.Nhìn chung PTBV đô thị tập trung giải quyết các vần đề sau:

+ Phát triển kinh tế đô thị ổn định, tạo công ăn việc làm cho dân cư đô thị, đặc biệt cho người có thu nhập thấp, người nghèo đô thị.

+ Đảm bảo đời sống vật chất văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc truyền thống


dân tộc, đảm bảo công bằng xã hội.

+ Tôn tạo, giữ gìn và bảo vệ môi trường đô thị luôn xanh, sạch, đẹp với đầy đủ ý nghĩa vật thể và phi vật thể đô thị.

Như vậy, PTĐTBV luôn đồng hành với PTBV nói chung. Đương nhiên, theo ý nghĩa này, PTĐTBV không bó hẹp theo quan điểm và nhiệm vụ của các nhà quy hoạch mà cần mở rộng hơn nhiều lĩnh vực. Phát triển đô thị cần được lồng ghép và tiếp cận theo cách nhìn nhận mà các tổ chức Quốc tế đã đồng thuận đề ra đó là:

+ Là nơi ở cho tất cả mọi người, khái niệm này ý chỉ việc cải thiện nơi ở thông qua việc thực hiện chính sách nhà ở quốc gia. Hình thành thị trường nhà ở với những chức năng đầy đủ và thích hợp. Huy động sự tham gia của cộng đồng. Cải thiện và đảm bảo tính pháp lý và an toàn về quyền sử dụng đất. Cải thiện việc huy động tài chính nhà ở. Và cung cấp đầy đủ cở sở hạ tầng dịch vụ cơ bản.

+ Giảm nghèo đói đô thị ở đây có 3 tiêu chí nghèo đô thị là nghèo tiền, nghèo bất động sản và nghèo quyền do đó cần có một chính sách toàn diện mới giải quyết được 3 tiều chí quan trọng này. Muốn vậy cần xây dựng một cơ chế bền vững về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư đặc biệt là đối với người nghèo. Cung cấp đầy đủ thông tin cho cộng đồng để họ có thể tiếp cận học hỏi thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

+ Quản lý môi trường đô thị là cải thiện các điều kiện môi trường và làm giảm các chất thải sinh hoạt và các chất thải công nghiệp trong đô thị. Cải tiến công tác tiếp cận đồng bộ trong viêc cung cấp các dịch vụ môi trường. Bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe, an toàn dịch bệnh để hỗ trợ đầy đủ phát triển đô thị bền vững.

+ Phát triển kinh tế địa phương cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận chính sách phi tập trung là cần thiết và có hiệu quả. Điều ấy có nghĩa, các nhà chức trách địa phương có trách nhiệm cao hơn, nặng nề hơn trong công cuộc phát triển kinh tế cho địa phương mình, cho đô thị mình. Tuy nhiên, năng lực của chính quyền địa phương nói chung còn rất hạn chế. Vì thế việc nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương là yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc PTBV kinh tế địa phương.

+ Quản lý và điều hành đô thị theo các tiêu chí: Khuyến khích tư vấn thảo


luận và đối thoại giữa cộng đồng, những người có liên quan đến các quyết định, sự ưu tiên và sở hữu. Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để xây dựng các tiêu chí đánh giá. Nâng cao năng lực thông qua việc chia sẻ kinh ngiệm và thông tin. Hình thành mạng lưới truyền thông liên kết người dân với chính quyền địa phương, chính quyền quốc gia và toàn cầu.

- Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Ashui), đã định nghĩa về phát triển đô thị bền vững như sau: “Mối quan hệ hữu cơ,mật thiết giữa: Kinh tế đô thị; Văn hóa xã hội đô thị; Môi trường - Sinh thái đô thị; Cơ sở hạ tầng đô thị và Quản lý đô thị”.

Tóm lại, PTĐTBV là một lĩnh vực đặc thù, PTĐTBV cần sự phối hợp phát triển đa nghành, đa cấp và của đại bộ phận dân cư. PTĐTBV thể hiện một cách thức suy nghĩ và một hướng giải quyết về đô thị hóa mà trong đó việc xây dựng các đô thị sẽ được diễn giải trên cơ sở duy trì những hiểu biết về kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường. PTĐTBV là nền tảng vững chắc để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó có thể hiểu một cách đơn giản PTĐTBV là một cách sửa chữa những thiếu sót của quá trình đô thị hóa, trên cơ sở xem xét lại toàn bộ cách thức quy hoạch xây dựng đô thị hiện nay và tìm ra một xu thế phát triên mới trường tồn trong tương lai.

1.1.2.Yêu cầu đối với quá trình phát triển bền vững đô thị du lịch biển

1.1.2.1. Phát triển kinh tế

Đô thị cần được tính toán phát triển phù hợp với tiềm năng sẵn có và triển vọng phát triển kinh tế của địa phương. Cân đối vốn đầu tư theo khả năng tăng trưởng kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn/theo từng nhóm ngành/theo kế hoạch phát triển đô thị ngắn và dài hạn đã được duyệt quy định, ngoài ra kinh tế đô thị cần được tính toàn sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên: đất đai, nguồn nước, năng lực và lao động đô thị.

1.1.2.2. Phát triển dân số lành mạnh

Về yếu tố xã hội, đô thị cần được đánh giá đầy đủ về dân số lao động, tỷ lệ đô thị hóa, dòng dịch cư và xu hướng di dân, sức chứa tối đa, khả năng chịu tác động của thiên tai, tác động của địa chấn đến phát triên dân số đô thị. Tăng cường quản lý dân số


từ ngoài thành phố vào, điều chỉnh phân bố dân cư thúc đẩy phát triên dân số hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ giữ gìn tài nguyên môi trường.

1.1.2.3. Quy hoạch xây dựng đô thị tạo sự hấp dẫn cho đô thị

Quy hoạch xây dựng đô thị phải đánh giá đầy đủ điều kiện địa lý và nguồn tài nguyên để đánh giá đúng vị trí, chức năng, vai trò của từng đô thị. Cân đối đất đai, cơ sở vật chất và tạo lập môi trường thích hợp cho người dân là chủ thể của đô thị được sống, làm việc và nghỉ ngơi tốt nhất để tái tạo sức lao động cao nhất cho xã hội.

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai đô thị phải được lập theo hướng cân bằng giữa đô thị và nông thôn, giữa phát triển mới và cũ và có kế hoạch dài hạn với các khu đất dự phòng.

Quy hoạch phải đề xuất được một hệ thống kết nối không gian tạo sự hấp dẫn cho đô thị (hấp dẫn mang cả ý nghĩa tạo vẻ đẹp cho đô thị và tạo sự hấp dẫn cho các nhà phát triển).

Đảm bảo đánh giá tác động môi trường cho các dự án quy hoạch cải tạo và quy hoạch phát triển đô thị; đề xuất được các dự báo phát triển đô thị ngắn và dài hạn đúng và đủ đối với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương.

1.1.2.4. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng

Hạ tầng kỹ thuật đô thị cần được quan tâm xây dựng và quản lý đồng bộ các mặt như: Chuẩn bị kỹ thuật đô thị; Hệ thống giao thông đô thị; Hệ thống cấp nước và thoát nước đô thị; Hệ thống cấp năng lượng điện, chất đốt đô thị và chiếu sáng đô thị; Hệ thống quản lý tài chế chất thải rắn, nước thải, vệ sinh môi trường đô thị; Hệ thống quản lý nghĩa trang và các chất phát thải.

Việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ này phải được thực hiện trên quan điểm tiết kiệm, chống hao mòn thất thoát, chống gây ô nhiễm môi trường và phải triệt đê tuân thủ theo quy hoạch xây dựng đô thị bền vững đã được duyệt.

1.1.2.5. Xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên

Môi trường đô thị cần quan tâm xử lý môi trường ô nhiễm (gồm phòng chống ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm tiếng ồn, điện tử, hóa chất độc hại và các chất phóng xạ).

Cải thiện môi trường sinh thái đô thị (gồm xây dựng các tuyền vành đai xanh


đô thị, tăng cường bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, tăng cường quản lý nguồn nguyên liệu sử dụng đê sản xuất vật liệu xây dựng).

Tạo dựng môi trường cảnh quan, môi trường văn hóa, xã hội phù hợp với sinh thái địa phương và thể hiện rõ tất cả các giá trị vật chất và tinh thần của đô thị.

1.1.2.6. Xã hội hóa công tác quy hoạch và phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững

Xã hội hóa công tác phát triển đô thị trên cơ sở quan tâm nâng cao sự hiểu biết của chính quyền địa phương và cộng đồng về công tác phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững, đồng thời khuyến khích họ tham gia vào công tác lập, thực hiện và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị.

1.1.2.7. Quản lý hành chính đô thị

Quản lý thực hiện phát triển đô thị phải được phối hợp hai chiều từ cấp quản lý TW/quản lý địa phương đến người dân và ngược lại. Đề xuất quy chế, gắn kết quy hoạch với thể chế quản lý hành chính công tại địa phương.

1.1.2.8. Tài chính đô thị

Huy động và cân đối hợp lý các nguồn tài chính đô thị trên cơ sở tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch xây dựng đô thị. Ngoài ra quản lý phát triển đô thị còn cần quan tâm điều chỉnh công tác quản lý hành chính và phân phối vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản theo định kỳ, hàng năm, 5 năm/lần và dài hạn.

Các nội dung trên phải được lồng ghép vào các chương trình lập quy hoạch và kế hoạch hành động phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững quốc gia. Đương nhiên theo ý nghĩa này, phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững phải được thực hiện cả theo định hướng của nhà nước và cũng rất cần các chương trình hành động thể hiện sự đồng tình ủng hộ của đông đảo các tổ chức, đoàn thể và nhân dân.

1.1.3. Nội dung phát triển khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững

Đô thị du lịch biển cũng là một hình thức của đô thị Việt Nam nói chung, bởi vậy những tiêu chí để đánh giá phát triển biển vững của đô thị là giống nhau: 1.1.3.1.Phát triển về kinh tế ở khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững

Phát triển về kinh tế ở khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên


được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.

Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối.

1.1.3.2. Phát triển văn hóa xã hội ở các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững

Nội dung này được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn. Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh. Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.

1.1.3.3.Phát triển về môi trường ở các khu đo thị du lịch biển theo hướng bền vững.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/12/2023