Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Một số chương trình du lịch đang được các công ty du lịchchào bán

đến Vân Đồn 45

Bảng 3.2: Tình hình khách du lịch quốc tế quý I giai đoạn 2015-2017 47

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát khách du lịch tới huyện đảo Vân Đồn 47

Bảng 3.4: Tình hình khách du lịch nội địa giai đoạn 2015-2017 48

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát đối với nhà kinh doanh du lịch 50

Bảng 3.6: Số lượng cơ sở lưu trú huyện Vân Đồn giai đoạn 2015 - 2017 51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Bảng 3.7: Thống kê diện tích, dân số thị trấn Cái Rồng năm 2017 53

Bảng 3.8: Thống kê diện tích và mật độ dân số xã Đoàn Kết, Bình Dân,Đài Xuyên, Vạn Yên năm 2017 54

Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát thực trạng phát triển các khu đô thị du lịch biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 57

Bảng 3.10: Thống kê dân số và lao động toàn huyện Vân Đồn năm 2015 - 2017 72


DANH MỤC CÁC HÌNH


Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Vân Đồn giai đoạn 2015 - 2017 58

Biểu đồ 3.2: Tổng thu - chi ngân sách huyện Vân Đồn quý Igiai đoạn 2015 - 2017 60

Biểu đồ 3.3: Diện tích các chợ trung tâm ở huyện Vân Đồn năm 2017 62


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Vân Đồn là một huyện đảo gồm tập hợp hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ thuộc tỉnh Quảng Ninh, Đông Bắc Việt Nam. Vân Đồn cách Hà Nội khoảng 175km, Hải Phòng 80km, thành phố Hạ Long 50km và thành phố Móng Cái 100km; ngoài ra, còn nằm gần Vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên Thế giới. Vân Đồn có tổng diện tích là 2.171,33 km2 trong đó diện tích đất tự nhiên là 551,33 km2 , có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng, 11 xã 79 làng mạc. Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1296/QĐ- Ttg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong đó đã xác định KKT Vân Đồn với tính chất: Là khu kinh tế tổng hợp được vận hành theo quy chế riêng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển KT- XH của tỉnh Quảng Ninh và vùng duyên hải Bắc Bộ; Là trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ, đảo Hải Nam và các thành phố phía Đông Trung Quốc; Là đầu mối giao thương quốc tế, động lực chính để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực Đông Bắc của Tổ quốc. Đề án “Phát triển Kinh tế - Xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo vững chắc Quốc phòng An ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái” tỉnh Quảng Ninh, Định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030

- Quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014, trong đó đã định hướng huyện Vân Đồn sẽ trở thành thị xã vào năm 2030 (tương đương với đô thị loại II). Để đạt được các mục tiêu phát triển cũng như cụ thể hóa định hướng chiến lược phát triển đã được xác định như trên, việc xây dựng Chương trình phát triển đô thị Vân Đồn đến năm 2030 là rất cần thiết. Chương trình phát triển đô thị Vân Đồn sẽ cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị, xác định các khu vực phát triển đô thị, xây dựng kế hoạch lộ trình


phát triển cơ sở hạ tầng và không gian đô thị cụ thể nhằm đảm bảo cho sự phát triển vừa có trọng tâm, trọng điểm vừa phát triển bền vững, đảm bảo tính liên kết và thống nhất giữa quy hoạch các ngành, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn huyện Vân Đồn. Xây dựng chương trình phát triển đô thị Vân Đồn cũng là bước quan trọng nhằm xác định các chương trình dự án, hạng mục đầu tư và đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp theo lộ trình phát triển, đảm bảo công tác xây dựng phát triển đô thị Vân Đồn theo quy hoạch định hướng đã đặt ra.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có điện lưới, một số các xã đảo trên tuyến đảo của huyện Vân Đồn, điển hình là Quan Lạn, Minh Châu đã tập trung phát triển du lịch và thu hút được một số nhà đầu tư vào kinh doanh. Du lịch tại các xã đảo tuy có những khởi sắc, song vẫn còn nhiều hạn chế do cơ sở hạ tầng, giao thông, bến cập tàu... chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ có chiều hướng phát triển tuy nhiên vẫn duy trì ở mức độ nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn trung bình, số khách sạn đạt tiêu chuẩn cao chưa có nhiều... Đó cũng là nguyên nhân vì sao, tiềm năng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp nhưng các xã thuộc tuyến đảo này vẫn chưa thu hút được du khách. Để đánh thức tiềm năng vốn có của những xã đảo này, góp phần thu hút khách lưu trú được nhiều hơn.

Vì những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”với kỳ vọng đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Vân Đồn để từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển khu đô thị du lịch biển tại Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.


2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững.

- Đánh giá thực trạng phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Đề ra một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của các khu đô thị du lịch biển tại huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninhtheo hướng bền vững.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian:Luận văn được nghiên cứu tại huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh.

- Về thời gian:Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2015-2017.

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp phát triển các khu đô thị du lịch biển tại Vân Đồn, Quảng Ninh theo hướng bền vững.

4. Đóng góp của Luận văn

Về mặt lý luận: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững được hệ thống hóa một cách khoa học kỳ vọng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu, giảng dạy về phát triển du lịch nói chung và phát triển khu đô thị du lịch biển nói riêng.

Về mặt thực tiễn: Đánh giá khái quát những thành tựu và hạn chế các khu đô thị du lịch biển cùng với các giải pháp phát triển khu đô thị du lịch biển được đề xuất có cơ sở khoa học là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Vân Đồn nói riêng.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Tiềm năng và thực trạng phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 4: Giải pháp phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

CÁC KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG


1.1. Cơ sở lý luận về phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

a. Khái niệm phát triển bền vững

Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”.[2]

Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường. Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ.

+ Bền vững về mặt kinh tếlà: Phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh.

+ Bền vững về mặt môi trường là: Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học....và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt môi


trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững.

+ Bền vững về xã hộilà: Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển.

Ngoài ra phát triển bền vững còn được xem là sự phát triển “bình đẳng và cân đối”. Bình đẳng được hiểu là bình đẳng giữa các nhóm người trong cùng một xã hội. Còn tính cân đối được thể hiện ở việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.

- Các thước đo về phát triển bền vững:

Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất đặc trưng. Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước đo rất khó xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế- xã hội- môi trường.

Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP, GDP/người, GNP/người.... Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/người phải ở mức 5% mới được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu.

Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển con người (HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá...HDI là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội.

Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiêm (không khí, nguồn nước...), mức độ che phủ rừng.... là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/12/2023