động của dự án, lập tài liệu đánh giá thích hợp cho các cộng đồng bị ảnh hưởng và các bên liên quan khác bằng tiếng địa phương và phù hợp với văn hoá bản địa.
- Nguyên tắc 6, giải quyết khiếu nại
- Nguyên tắc 7, đánh giá độc lập: tất cả các dự án loại A và một số dự án loại B, nhà tư vấn về môi trường và xã hội độc lập, không liên quan trực tiếp tới khách hàng, sẽ tiến hành đánh giá độc lập về hồ sơ của khách hàng bao gồm các tác động đến môi trường và xã hội của dự án và hồ sơ quy trình cam kết của các bên liên quan trong việc đánh giá tính tuân thủ các nguyên tắc xích đạo.
- Nguyên tắc 8, các giao ước: đối với tất cả các dự án, khách hàng sẽ ký giao ước nhằm tuân thủ tất cả các luật, quy định và giấy phép về môi trường và xã hội của nước sở tại về mọi mặt.
- Nguyên tắc 9, giám sát và báo cáo độc lập
- Nguyên tắc 10, báo cáo và tính minh bạch.
III- Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc (UN Global Compact):
Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc là sáng kiến của Liên hợp quốc nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trên toàn thế giới thông qua các chính sách bền vững và có trách nhiệm với xã hội và báo cáo về việc thực hiện.(UN Global Compact). Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc là một khuôn khổ dựa trên nguyên tắc cho các công ty, nêu rõ 10 nguyên tắc trong các lĩnh vực nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng.
- Nhân quyền, gồm hai nguyên tắc sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 22
- Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 23
- Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 24
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
+ Nguyên tắc 1, các công ty cần hỗ trợ và tôn trọng, bảo vệ quyền con người được quốc tế công bố.
+ Nguyên tắc 2, các công ty đảm bảo rằng họ không đồng lõa trong việc lạm dụng nhân quyền.
- Lao động, gồm bốn nguyên tắc:
+ Nguyên tắc 3, các công ty nên tôn trọng quyền tự do đoàn thể và công nhận quyền thương lượng tập thể.
+ Nguyên tắc 4, loại bỏ tất cả các hình thức lao ép buộc và bắt buộc.
+ Nguyên tắc 5, xóa bỏ lao động trẻ em.
+ Nguyên tắc 6, xoá bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
- Môi trường, gồm 3 nguyên tắc:
+ Nguyên tắc 7, các công ty nên hỗ trợ tiếp cận cách phòng ngừa các thách thức về môi trường.
+ Nguyên tắc 8, thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy trách nhiệm với môi trường.
+ Nguyên tắc 9, khuyến khích và phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường.
- Chống tham nhũng:
+ Nguyên tắc 10, các công ty nên chống tham nhũng dưới mọi hình thức, bao gồm tống tiền và hối lộ.
IV- Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization – ISO):
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển một tài liệu gọi tắt là ISO 26000, trong đó có 7 nguyên tắc về trách nhiệm xã hội được tích hợp đối với các tổ chức hướng đến kinh doanh bền vững, bao gồm: trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, hành vi đạo đức, tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, tôn trọng các quy định pháp luật, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế và tôn trọng các quyền con người. (ISO 26000:2010).
- Nguyên tắc trách nhiệm giải trình: một tổ chức nên chịu trách nhiệm cho các tác động của nó đối với xã hội, nền kinh tế và môi trường. Trách nhiệm đối với các tác động tổng thể của các quyết định và hoạt động kinh doanh của tổ chức đối với xã hội và môi trường và bao gồm trách nhiệm giải trình cho những người bị ảnh hưởng bởi các quyết định và hoạt động của mình, cũng như cho xã hội nói chung. Bao gồm việc chấp nhận chịu trách nhiệm do các hành vi sai trái đã xảy ra của công ty và đưa ra các biện pháp thích hợp để khắc phục các sai phạm và hành động để ngăn chặn nó lặp đi lặp lại.
- Tính minh bạch: một tổ chức cần phải minh bạch trong các quyết định và các hoạt động của mình mà có ảnh hưởng đến xã hội và môi trường. Một tổ chức cần phải trình bày một cách rõ ràng, chính xác, đầy đủ một cách hợp lý các chính sách, quyết định và các hoạt động của mình bao gồm cả sự hiểu biết và các tác động của họ đối với xã hội và môi trường.
- ành vi đạo đức: hành vi của một tổ chức phải dựa trên các giá trị của sự trung thực, công bằng và liêm chính. Những giá trị này bao hàm một mối quan tâm cho người, động vật, môi trường và cam kết giải quyết các tác động của các hoạt động và quyết định của mình về lợi ích các bên liên quan.
- Tôn trọng lợi ích của các bên liên quan: một tổ chức nên tôn trọng, xem xét và đáp ứng lợi ích của các bên liên quan của mình.
- Tôn trọng các quy định pháp luật: một tổ chức cần chấp nhận rằng tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp là bắt buộc.
- Tôn trọng các chuẩn mực quốc tế: một tổ chức nên tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về ứng xử, trong khi tôn trọng các nguyên tắc của pháp luật. Nguyên tắc này nhấn mạnh trong trường hợp pháp luật không cung cấp đầy đủ sự hướng dẫn các biện pháp bảo vệ môi trường, xã hội, một tổ chức cần phải phấn đấu để tôn trọng, như là mức tối thiểu, tiêu chuẩn quốc tế về hành vi ứng xử. Ở những nước mà sự thi hành pháp luật có mâu thuẫn với tiêu chuẩn quốc tế về cách ứng xử, một tổ chức nên cố gắng tôn trọng các chuẩn mực đó đến mức lớn nhất có thể.
- Tôn trọng các quyền con ngư i: một tổ chức phải tôn trọng nhân quyền và công nhận cả tầm quan trọng của họ.