Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiền Lương Tối Thiểu

tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động. Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền lương thực tế [38, Điều 56].

Như vậy, tiền lương tối thiểu (hay mức lương tối thiểu) là số lượng tiền thấp nhất do Nhà nước quy định để trả công cho lao động giản đơn nhất trong xã hội trong điều kiện lao động bình thường, người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức do Chính phủ quy định. Tiền lương tối thiểu được trả theo tháng, bao gồm tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối thiểu ngành.

Tiền lương tối thiểu chung là tiền lương tối thiểu áp dụng cho toàn xã hội, là "lưới an toàn" cho toàn bộ những người làm việc hưởng lương trong toàn xã hội. Nó là "nền" của toàn bộ hệ thống tiền lương.

Tiền lương tối thiểu theo vùng là tiền lương tối thiểu dùng cho một vùng nào đó của đất nước, phụ thuộc vào nhu cầu tối thiểu của bản thân và gia đình người lao động trong vùng; mức sống chung đạt được và sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư; mức tiền lương, tiền công chung đạt được và yếu tố giá cả trong vùng. Ngoài các yếu tố trên, tiền lương tối thiểu theo vùng còn phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội.

Tiền lương tối thiểu theo ngành là tiền lương tối thiểu áp dụng cho một ngành nào đó, dựa trên cơ sở mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng và năng suất lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp và quan hệ cung cầu lao động của từng ngành và do đại diện người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận, quy định trong thoả ước lao động ngành.

Nhìn chung, tiền lương tối thiểu phải phản ánh mức sống tối thiểu của người lao động làm công ăn lương trong từng thời kỳ nhất định. Do kinh tế xã

hội ngày càng phát triển, mức sống của người lao động ngày càng cao đòi hỏi tiền lương tối thiểu ngày càng phải tăng để đảm bảo đời sống cho những người trong diện hưởng lương tối thiểu.

1.1.2. Vai trò của tiền lương tối thiểu

Vai trò của tiền lương tối thiểu sớm được khẳng định trong Công ước số 26 ngày 30/5/1928 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đây có giá trị như một văn bản pháp quy đầu tiên về việc luật pháp hoá các quy chế xây dựng mức lương tối thiểu của các nước thành viên. Tổ chức lao động quốc tế cho rằng: Tiền lương tối thiểu là mức trả công lao động thấp nhất trả cho người lao động làm các công việc đơn giản nhất đủ đảm bảo cho họ một mức sống tối thiểu với tư cách là người chủ gia đình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội" [41]. Hội nghị Quốc tế của ILO họp ở Thái Lan (tháng 12/1990) đã khẳng định vai trò cần thiết của việc thiết lập chế độ tiền lương tối thiểu trong các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định là mức “sàn” thấp nhất của xã hội để trả công cho người lao động tham gia quan hệ lao động, làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường trên thị trường lao động, cho khu vực có quan hệ lao động, không phân biệt thành phần kinh tế, ngành, nghề, vùng lãnh thổ. Tiền lương tối thiểu là một trong những công cụ quan trọng quản lý vĩ mô của Nhà nước về lĩnh vực tiền lương, tiền công và lao động, việc làm nhằm đảm bảo vai trò điều tiết của Nhà nước và phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp. Chính sách tiền lương tối thiểu được coi là một trong những biện pháp của Nhà nước nhằm chống nghèo đói, ngăn cản bần cùng hóa dưới mức cho phép và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, tuỳ từng nơi, từng lúc, vai trò của tiền lương tối thiểu được thể hiện khác nhau, nhưng có vai trò chủ yếu như sau:

- Tiền lương tối thiểu là lưới an toàn đối với người lao động. Người sử

Pháp luật Việt Nam về tiền lương tối thiểu - 3

dụng lao động không được trả công thấp hơn mức lương tối thiểu, nên loại trừ sự bóc lột thậm tệ có thể xảy ra đối với những người làm công, ăn lương trước sức ép mức cung quá lớn của thị trường sức lao động.

- Bảo đảm sức mua cho các mức tiền lương khác trước sự gia tăng của lạm phát và các yếu tố kinh tế xã hội khác thông qua việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu.

- Giảm bớt sự đói nghèo. Vì vậy việc xác định tiền lương tối thiểu được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tiến công trực tiếp vào đói nghèo của một quốc gia.

- Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí các yếu tố sản xuất tới mức không thoả đáng trong đó có tiền lương. Luật tiền lương tối thiểu buộc các chủ doanh nghiệp phải tìm mọi cách khác để giảm chi phí và tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

- Bảo đảm sự trả công tương đương cho những công việc tương đương. Luật tiền lương tối thiểu ở mức độ nào đó là sự điều chỉnh quan hệ về tiền lương trong các nhóm người lao động mà ở đó tiền lương không được tính đúng mức (phụ nữ - nam giới, tiền lương ở các vùng khác nhau, giữa các đẳng cấp, nhóm lao động khác nhau).

- Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, vì tiền lương tối thiểu là công cụ của nhà nước trong việc điều tiết thu nhập giữa giới chủ và người lao động.

Tóm lại, mục tiêu có tính khái quát đặt ra của tiền lương tối thiểu là nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong đó phải tạo điều kiện để tự do dịch chuyển lao động và khả năng thoả thuận của các bên có liên quan; đồng thời là lưới an toàn chung cho lao động xã hội. Tiền lương tối thiểu là căn cứ để xác định mức tiền công của các loại lao động góp phần điều tiết cung cầu lao động, phát triển thị trường lao động lành mạnh.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội nhưng điểm xuất phát chưa cao, GDP bình quân đầu người, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, khả năng ngân sách còn hạn hẹp, cung cầu lao động vẫn còn mất cân đối, năng suất lao động so với khu vực và thế giới còn rất thấp, chất lượng nguồn lao động chưa cao, thì mặc dù mục tiêu đề ra của tiền lương tối thiểu là đúng đắn nhưng lại khá cao so với khả năng của nền kinh tế và trình độ phát triển xã hội. Vì vậy, ngoài các mục tiêu có tính chiến lược, cần phải có các mục tiêu cụ thể phù hợp với phát triển kinh tế và nhận thức của từng giai đoạn để có tính khả thi.

1.1.3. Đặc trưng của tiền lương tối thiểu

Đặc trưng của tiền lương tối thiểu là những giá trị phản ánh bản chất của nó, đây là vấn đề có tính nhận thức đã từ lâu là mối quan tâm của Chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu xã hội của chính sách tiền lương tối thiểu là nhằm ngăn chặn bóc lột sức lao động và chống đói nghèo. Có nghĩa là lương tối thiểu đưa ra một sức mua vừa đủ để giúp người lao động có được mức sống cơ bản. Lương tối thiểu còn có mục tiêu kinh tế - đó là khuyến khích người lao động và chia sẻ các lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại. Như vậy, có thể rút ra bản chất hay đặc trưng của tiền lương tối thiểu là:

- Tiền lương tối thiểu được xác định dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu tối thiểu (đủ sống) của người lao động làm công ăn lương, bao gồm nhu cầu của bản thân người lao động và gia đình họ.

- Đó là sự đảm bảo xã hội cần thiết mà các bên (các chủ thể) trong quan hệ lao động (nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể xã hội khác) phải dựa vào nó để thương lượng, thỏa thuận và xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên.

- Tiền lương tối thiểu vừa có mục tiêu về kinh tế vừa có mục tiêu xã hội. Từ đó, việc xác định mức tiền lương tối thiểu phải tính đến các yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội, để đảm bảo vai trò, chức năng của tiền lương tối thiểu trong kinh tế thị trường phát huy một cách hiệu quả nhất.

Xuất phát từ thực tiễn, Bộ luật Lao động Việt Nam năm 1994 đã nâng tầm quan trọng của tiền lương tối thiểu lên đúng vị trí của nó, để chính thức luật hóa thể hiện ở một số đặc trưng của tiền lương tối thiểu:

- Một là, tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, người lao động không cần qua đào tạo nghề cũng có thể làm được và làm việc trong điều kiện lao động bình thường không có hại cho sức khỏe của người lao động;

- Hai là, mức lương tối thiểu phải đủ để mua những tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết bù đắp sức lao động giản đơn và một phần để tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng phù hợp với mức sống chung của xã hội;

- Ba là, được dùng làm cơ sở để tính các mức lương cho các loại lao động khác nhau;

- Bốn là, mức lương tối thiểu (chung, vùng, ngành) do Chính phủ quyết định và công bố sau khi tham khảo ý kiến của đại diện người lao động và người sử dụng lao động;

- Năm là, được điều chỉnh theo giá sinh hoạt, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và cung cầu lao động trên thị trường từng thời kỳ.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương tối thiểu

1.1.4.1. Tình hình cung cầu lao động và mức lương trên thị trường lao động

Tình hình cung cầu lao động có tác động không nhỏ đến mức tiền lương tối thiểu. Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng, còn khi cung về lao động bằng với cầu lao động thì thị trường lao động đạt tới sự cân bằng. Tiền lương lúc này là tiền lương cân

bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao động thay đổi như (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hoá, dịch vụ …). Tuy nhiên, tiền lương hiện nay chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương chậm trong khi nhu cầu nhân lực là lớn.

1.1.4.2. Chi phí sinh hoạt; giá cả hàng hóa, dịch vụ

Khi xác định mức lương tối thiểu cần xem xét đến yếu tố biến động của giá cả các mặt hàng, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động. Khi nền kinh tế quốc dân vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi và mức lương chung còn thấp, việc xem xét các nhu cầu cơ bản của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tiền công trong những công việc khác nhau tăng lên và hạ xuống qua thời gian phần lớn là do những thay đổi về giá cả của những hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ đó. Ví dụ, khi ô-tô thay thế xe ngựa trong nửa đầu của thế kỷ trước, tiền công của thợ đúc móng ngựa và thợ làm yên cương sụt giảm nhiều trong khi tiền công của thợ cơ khí ô-tô lại tăng lên.

Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, do giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo tiền lương thực tế thay đổi. Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng, tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút và Chính phủ phải điều chỉnh lương tối thiểu để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương thực tế không bị giảm. Theo ý kiến của một số nhà quản lý, việc tăng lương tối thiểu, cải thiện điều kiện sống cho người lao động sẽ thu hút được lao động có tay nghề cao, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư.

1.1.4.3. Sự tăng trưởng của nền kinh tế

Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung thúc đẩy nền kinh tế. Ngược lại nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới tăng.

Khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái, diễn biến xấu của kinh

tế do khủng hoảng và những yếu kém nội tại của nền kinh tế, điều đó dẫn đến khó khăn cho việc huy động các nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, tiền lương của người lao động bị tác động và ảnh hưởng lớn. Hơn thế nữa, trong tình trạng kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng, các doanh nghiệp có thể đứng trong tình trạng rất khó khăn, phải cắt giảm nhân lực, chi tiêu của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp buộc phải thay đổi mức lương của người lao động để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động. Nếu trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động của mình, lợi nhuận tăng cao cũng sẽ khiến doanh nghiệp có điều kiện tăng mức tiền lương của người lao động để khuyến khích và giữ chân người lao động.

1.1.4.4. Các yếu tố khác

Các yếu tố vùng miền, dân tộc cũng là những ảnh hưởng to lớn tác động tới mức lương của người lao động. Việc quy định mức lương tối thiểu cao hơn đối với những vùng phát triển hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút được những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.

Đối với những địa phương kém phát triển hơn, mức lương tối thiểu sẽ được quy định thấp hơn. Điều đó giúp địa phương có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Ngoài ra, tại mỗi địa phương, chi phí đảm bảo nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau về giá cả hàng hoá và thói quen tiêu dùng của người lao động. Trong khi đó, giá cả hàng hoá ở mỗi vùng lại rất khác nhau, nhất là giữa vùng nông thôn và các thành phố lớn. Vì vậy, một trong những mục tiêu của việc quy định tiền lương tối theo vùng là để đảm bảo sức mua của tiền lương tối thiểu trong điều kiện các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hoá.

1.1.5. Các tiêu chí xác định tiền lương tối thiểu

Việc đưa ra tiêu chí xác định tiền lương tối thiểu đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung đều dựa vào 2 nhóm tiêu chí chủ yếu là tiêu chí mang tính xã hội - nhu cầu cơ bản của con người và tiêu chí kinh tế.

Khuyến nghị số 135 của ILO về xác định mức lương tối thiểu đưa ra các tiêu chí và giải thích Điều 3 của Công ước 131 về xác định lương tối thiểu với một số chú ý đặc biệt về các nước đang phát triển. Các tiêu chí đó là:

(1) Hệ thống nhu cầu của người lao động và gia đình họ

(2) Mức tiền lương chung đạt được

(3) Chi phí sinh hoạt và sự biến động của giá cả sinh hoạt

(4) Các khoản phúc lợi xã hội

(5) Tương quan mức sống giữa các nhóm dân cư

(6) Các yếu tố kinh tế (bao gồm: mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, năng suất lao động, tổng mức việc làm và khả năng chi trả của các doanh nghiệp [43, 44].

Theo thống kê của ILO, tiêu chí thường được sử dụng nhất ở các nước trên thế giới là tỉ lệ lạm phát/chi phí sinh hoạt, sau đó là điều kiện kinh tế và mức lương; tiếp đến là nhu cầu của người lao động, năng suất và tỉ lệ có việc làm; cuối cùng là khả năng chi trả của doanh nghiệp và trợ cấp xã hội. Tiêu chí nhu cầu của người lao động và gia đình chỉ đứng hàng thứ 4 và năng lực chi trả của doanh nghiệp đứng cuối cùng. Tuy nhiên hai tiêu chí này rất quan trọng khi xác định tiền lương tối thiểu nhằm bảo vệ mức sống của người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực chi trả của doanh nghiệp [4].

Trong điều kiện Việt Nam, tiền lương tối thiểu được xác định dựa trên cơ sở bảo đảm hài hòa các yếu tố cơ bản sau:

- Nhu cầu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của người lao động liên quan đến mức sống “tối thiểu”. Đó là hệ thống nhu cầu các mặt tiêu dùng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2024