Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của các hoạt động đầu tư
TCT HKVN cung ứng và phát triển tất cả các dịch vụ vận chuyển hàng không. Mạng đường bay của VNA tính đến thời điểm này gồm có mạng bay nội địa (18 điểm) và mạng bay quốc tế. TCT đang tiếp tục phát triển các dịch vụ hàng hóa không đồng bộ như khai thác mặt đất, ga hành khách, kho hàng và cung ứng suất ăn nhằm khai thác triệt để các lợi thế của mình, không ngừng nâng cao tỉ trọng bán dịch vụ cho các hãng hàng không nước ngoài. Ngoài ra, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cũng đang được đầu tư mạnh.
1.1.3.2. Cơ sở vật chất
Tài sản chủ yếu của VNA nói riêng và của TCT HKVN nói chung là đội máy bay, trong đó gồm có đội máy bay thuê và máy bay chủ sở hữu. Tính đến tháng 12/2008, đội máy bay của VNA gồm có:
Bảng 1: Đội máy bay đang được khai thác của Vietnam Airlines
Số lượng | Số ghế | Số ghế hạng C | Số ghế hạng Y | |
Boing 777_200 | 4 | 338 | 32 | 306 |
4 | 307 | 25 | 282 | |
1 | 325 | 35 | 290 | |
1 | 395 | 12 | 283 | |
Airbus A330 | 1 | 320 | 36 | 284 |
3 | 266 | 24 | 242 | |
Airbus A320 | 10 | 192 | 0 | 162 |
Airbus A321 | 13 | 184 | 16 | 168 |
Fokker 70 | 2 | 79 | 0 | 79 |
ATR72 | 10 | 65 | 0 | 65 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 1
- Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam
- Ước Tính Thực Hiện Kế Hoạch Hàng Không Năm 2008
- Các Yếu Tố Thuộc Môi Trường Bên Trong Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
Ưu điểm nổi bật của đội máy bay do VNA khai thác là có tuổi khá trẻ. Tuy nhiên, so sánh với mức bình quân các hãng khác trong khu vực, đội máy bay của VNA thua kém hẳn về số lượng máy bay, ghế (tải) cung ứng, tầm bay và tỷ trọng máy bay chủ sở hữu.
1.1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của TCTHK VN trong 5 năm trở lại đây được thể hiện qua bảng tính.
Bảng 2 : Kết quả tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004 - 2008
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Tổng doanh thu | 12302,69 | 14649,63 | 17698,18 | 19556,65 | 26659,32 |
Tổng chi phí | 11724,81 | 14092,97 | 17358,84 | 19199,30 | 26419,10 |
Lợi nhuận trước thuế | 577,90 | 556,65 | 339,33 | 357,35 | 240,22 |
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính năm 2008)
Ta có thể thấy rằng, tổng doanh thu của TCT tăng trưởng theo từng năm, nhưng đồng thời tổng chi phí cũng tăng theo và tăng nhanh hơn tổng doanh thu một cách tương đối vào 3 năm gần đây nhất (2006, 2006,2008) do đó tổng lợi nhuận có chiều hướng đi xuống trong 3 năm 2006, 2007, 2008. Đây là dấu hiệu xấu và có thể lý giải như: các khó khăn về cạnh tranh, giá nguyên vật liệu tăng cao, giá thuê máy bay, phi công cao vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng và lợi nhuận của TCT.
1.2. Cơ sở lý thuyết cho việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Giới thiệu chung về môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chứa đựng các loại nhân tố khác nhau, các nhân tố này tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Môi trường kinh doanh được chia thành hai loại: Môi trường bên trong và Môi trường bên ngoài.
1.2.1.1. Môi trường bên trong
Môi trường bên trong là bối cảnh thuộc nội bộ doanh nghiệp, ở đây chứa đựng những yếu tố có thể kiểm soát được hay cũng có thể nói môi trường bên trong chứa đựng những yếu tố chủ quan của công ty, doanh nghiệp có thể kiểm soát được để quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Các nhân tố có thể kiểm soát được thuộc môi trường bên trong có thể kể ra là:
Tình hình tài chính
Trình độ công nghệ
Đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp
Các quyết định từ các cấp thuộc doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh v.v...
Trong các nhân tố có thể kiểm soát được thì những quyết định từ các cấp thuộc doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng hơn cả, vì những quyết định đưa ra đúng hay sai sẽ có ảnh hưởng tốt hay xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài là thị trường đối với doanh nghiệp, là nơi chứa đựng hàng loạt các yếu tố khác nhau rất phức tạp, không lệ thuộc và không bị doanh nghiệp chi phối. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có rất nhiều và
thuộc loại các yếu tố không kiểm soát được. Có thể phân các yếu tố không kiểm soát được thành các nhóm khác nhau tuỳ theo tính chất của chúng như:
Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế: Tình hình kinh tế chung, mức thu nhập, phân bố thu nhập theo các tầng lớp xã hội, phân bố chi phí trong thu nhập của những người tiêu dùng, giá cả...
Những yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật: Những yếu tố thuộc môi trường này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp như các luật lệ, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội có uy tín... Trong số những yếu tố này thì luật pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì luật pháp điều tiết hoạt động kinh doanh, giải quyết mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội trước sự hoạt động của các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận đã coi thường lợi ích chung toàn xã hội.
Những yếu tố thuộc môi trường xã hội và nhân khẩu: Bao gồm các vấn đề về dân số, sự phát triển dân số, mật độ dân cư, cơ cấu dân số theo giới tính, lứa tuổi, quy mô gia đình, các giai đoạn trong cuộc sống gia đình... Chính những sự thay đổi này dẫn đến những thay đổi về nhu cầu đối với các hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường.
Những yếu tố thuộc môi trường văn hoá: Đó là những thói quen, tập quán mang tính chất truyền thống, tín ngưỡng, thái độ của con người đối với bản thân, với người khác và với cộng đồng, đối với thể chế xã hội...
Những yếu tố thuộc môi trường khoa học kỹ thuật: Những tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật dẫn đến xuất hiện những công nghệ mới làm cho năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm được đổi mới, xuất hiện những sản phẩm mới có năng lực cạnh tranh cao hơn, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng.
Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố như tài nguyên, đất đai, vấn đề ô nhiễm môi trường... là những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến các sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, liên quan đến giá thành và lợi nhuận. Do vậy mà doanh nghiệp không thể coi thường ảnh hưởng của những yếu tố thuộc môi trường này được.
Những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích và theo dõi thường xuyên việc xuất hiện những cơ hội hay hiểm hoạ trong môi trường kinh doanh.
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa Môi trường bên trong và Môi trường bên ngoài
Những yếu tố của môi trường bên trong là những yếu tố thuộc về sự kiểm soát chủ quan của doanh nghiệp, còn những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tồn tại khách quan. Quá trình hoạt động của doanh ngiệp trên thị trường cũng là quá trình tương tác của các yếu tố thuộc hai môi trường. Mức độ thành công hay thất bại của doanh nghiệp tuỳ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp có theo sát thị trường, thu thập các thông tin phản hồi từ thị trường để điều tiết các yếu tố thuộc môi trường bên trong cho thích ứng với những yếu tố khách quan không kiểm soát được của môi trường bên ngoài hay không? Mối quan hệ giữa hai môi trường được thể hiện qua hình 2 dưới đây:
Hình 2: Mối quan hệ trong môi trường kinh doanh
A C | Mức độ thành công (thất bại) của doanh nghiệp trong việc đạt mục tiêu kinh doanh | B | |
Môi trường bên trong: Các nhân tố có thể kiểm soát được | Môi trường bên ngoài: Các nhân tố không thể kiểm soát được | ||
Thông tin phản hồi |
A - Hoạt động chủ quan của doanh nghiệp
B - Ảnh hưởng của các nhân tố không kiểm soát được C - Sự điều tiết để thích ứng
1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế về hàng không với các nước trong khu vực và trên thế giới
1.2.2.1 Hợp tác song phương
Về hợp tác song phương, tính đến tháng 12/2005, Việt Nam đã đàm phán và ký kết hiệp định chính phủ về hàng không dân dụng với 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hệ thống hiệp định chính phủ về vận tải hàng không Việt Nam ký với nước ngoài là khuôn khổ pháp lý quan trọng điều tiết quan hệ hàng không song phương giữa Việt Nam và các đối tác, đảm bảo cân bằng quyền lợi quốc gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam phát triển và tham gia vào thị trường vận tải hàng không khu vực và trên thế giới.
Đặc biệt, ngày 4/12/2003 Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết hiệp định hàng không mang nội dung của một hiệp định theo mô hình “bầu trời mở” với những điều khoản chung được hiện đại hoá phù hợp với yêu cầu hiện hành
của cộng đồng hàng không quốc tế và một số quy định đặc biệt xác lập những hạn chế nhằm cân bằng quyền lợi hai bên trong bối cảnh ưu thế về khai thác và cạnh tranh thuộc về các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
1.2.2.2. Hợp tác đa biên
Trong hợp tác đa biên hàng không dân dụng, Việt Nam là quốc gia thành viên tham gia tích cực các diễn đàn hợp tác quan trọng của ICAO, chủ động tham gia quá trình hợp tác và hội nhập ASEAN, APEC và chuẩn bị các điều kiện theo yêu cầu đàm phán gia nhập WTO.
a) Theo cơ chế hợp tác ASEAN
Tháng 1/1996, ASEAN thiết lập cơ chế hợp tác giao thông vận tải STOM/ATM (Hội nghị quan chức cấp cao giao thông vận tải/ Hội nghị bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN) cũng là lúc Việt Nam tham gia hợp tác sâu rộng trên diễn đàn này. Việt Nam đã chủ động trong đàm phán và có cam kết mở cửa thị trường dịch vụ vận tải hàng không theo Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) ở mức độ cao nhất; sẵn sàng đàm phán mở cửa thị trường đối với các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không trước đây chưa được đưa vào lộ trình tự do hoá. Việt Nam đã tham gia xây dựng và ký Biên bản ghi nhớ ASEAN về vận tải hàng hoá hàng không - bước đầu tiên thực hiện tự do hoá loại hình vận chuyển này. Hội nghị cấp cao lần thứ 10 tháng 11/2004 tại Lào đã xác định mục tiêu: Xây dựng thị trường hàng không thống nhất trong ASEAN vào năm 2015 bằng ký kết Hiệp định đa biên ASEAN về vận tải hàng không, thay thế cho hệ thống Hiệp định hàng không song phương hiện hành giữa các nước thành viên.
Trong quá trình tìm kiếm các mô hình và giải pháp thực hiện hợp tác và hội nhập ASEAN theo hướng tự do hoá vận tải hàng không, Việt Nam có sáng kiến thành lập tiểu vùng hợp tác bốn nước Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam (CLMV), một bộ phận của hợp tác ASEAN. Việt Nam và các nước thuộc tiểu vùng đã chính thức ký kết Hiệp định đa biên CLMV về vận tải
hàng không ngày 4/12/2003, làm cơ sở pháp lý thay thế Hiệp định hàng không song phương giữa các nước CLMV. Tiểu vùng hợp tác vận tải hàng không CLMV đã xây dựng chương trình hành động dài hạn, xác định các bước đi cụ thể của tiểu vùng về tự do hoá vận tải hàng không, các biện pháp và nội dung hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực an ninh, an toàn hàng không, quản lý khai thác sân bay, khai thác vận chuyển hàng không...
b) Theo cơ chế hợp tác APEC
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã công bố kế hoạch hành động quốc gia về vận tải hàng không, trong đó xác định lộ trình tự do hoá dịch vụ trong lĩnh vực vận tải hàng không đến năm 2020. Việt Nam khẳng định tự do hoá vận tải hàng không trong APEC phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với các mục tiêu trong tuyên bố Bogor và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng ngành hàng không dân dụng và năng lực vận chuyển của doanh nghiệp vận chuyển hàng không của mỗi nền kinh tế thành viên.
c) Theo cơ chế hợp tác WTO
Trải qua gần 12 năm ròng rã với biết bao công sức, trí tuệ cho quá trình đàm phán cùng với những thành tựu về cải cách kinh tế, cải cách hành chính trong nước, cuối cùng chúng ta đã đạt được mục tiêu quan trọng là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 và các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.
Đối với dịch vụ vận tải hàng không, WTO không điều chỉnh về vận tải hàng hóa và vận tải hành khách bằng đường hàng không mà chỉ điều chỉnh về một số dịch vụ hỗ trợ như tiếp thị và bán sản phẩm hàng không, đặt giữ chỗ bằng máy tính và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy bay. Cam kết của Việt Nam về các dịch vụ nói trên rất thông thoáng phù hợp với thực tiễn của ngành hàng không và nhằm mục tiêu thu hút đầu tư để phát triển dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy bay ở Việt Nam.