3.3.3 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
“Văn hóa doanh nghiệp” là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên đội ngũ doanh nghiệp. Là phong tục, tập quán, nghi thức, các giá trị được chia sẻ tạo thành các chuẩn mực chi phối hành vi ứng xử của nhân viên.
Bầu không khí văn hóa doanh nghiệp tạo ra những đặc thù cá biệt cho một doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp chính là những người định hướng và khởi nguồn cho bầu không khí làm việc có tình cầu tiến và cởi mở. Một môi trường làm việc mà ở đó tất cả các nhân viên đều cảm nhận được ý nghĩa của sự đóng góp của mình trong doanh nghiệp. Bầu không khí văn hóa tin cậy lẫn nhau hình thành từ việc lắng nghe nhau và đóng góp ý kiến một cách xây dựng để cùng phát triển.
Để xây dựng một đội ngũ nhân lực, để nắm vững việc quản lý, người lãnh đạo cần phải hòa nhập vào dòng chảy của sự phát triển và hiểu thấu các mối quan hệ trong công ty. Nếu phải thay đổi hoặc phân bổ lại hệ thống nhân sự thì người lãnh đạo cần phải nâng cấp trình độ và năng lực nhân viên trước khi hoạch định các kế hoạch mới. Trong quá trình xây dựng đội ngũ nhân viên, người lãnh đạo cũng phải chú trọng tổ chức sao cho thuận lợi với việc phân bổ nhân sự sau này. Việc đề ra những sách lược kinh tế cũng phải xem xét đến khả năng trình độ nhân lực của công ty. Đồng thời bộ phân nhân sự phải luân theo sát các mối quan hệ bên trong đội ngũ nhân sự nhằm để hỗ trợ và kịp thời xử lý những sai sót.
Nhân sự là một vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm, sức mạnh nhân sự là một đại lượng vô hình, nhưng nó chỉ có giá trị khi đóng góp và mang lại lợi nhuận cụ thể cho công ty và cho toàn thể nhân viên trong tập thể lao động. Và tài sản trí tuệ là một tài sản vô hạn định, tài sản này sẽ ngày càng vững mạnh theo thời gian sử dụng nếu được đầu tư một cách tốt nhất và có khoa học.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải kinh doanh có hiệu quả . Để biết được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta phải tiến hành phân tích ở nhiều khía cạnh và tài chính là một trong những khía cạnh quan trọng nhất. Việc đánh giá tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản, tình trạng lãi lỗ qua các năm, những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp còn vướng mắc… Từ đó có những biện pháp duy trì, phát huy hay củng cố. Vì vậy việc phân tích và đánh giá tình hình tài chính thật sự cần thiết đối với không chỉ bản thân doanh nghiệp mà còn đối với các cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư.
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Ôtô Hyundai Nam Việt trong ba năm 2004, 2005, 2006, và so sánh với công ty cùng ngành, nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty có nhiều tiến triển tích cực. Năm đầu tiên bị lỗ nhưng hai năm sau đó, lợi nhuận sau thuế đều tăng đáng kể, không bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, vốn lưu động được sử dụng hiệu quả… Tuy nhiên, công ty vẫn còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết, đặc biệt là cần có những biện pháp nhằm nâng cao doanh lợi vốn tự có vì điều này nằm trong tầm tay của công ty.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 10
- Biểu Kê Nguồn Vốn Và Sử Dụng Vốn Năm 2004 - 2005
- Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 12
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
“Vạn sự khởi đầu nan”! Mọi việc khi khởi đầu đều phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Và sự khởi đầu của công ty TNHH Ôtô Hyundai Nam Việt cũng vậy. Tuy nhiên, với sự năng động của đội ngũ nhân viên trẻ, sự lãnh đạo của những “đầu tàu” dày dặn kinh nghiệm, sự tin tưởng của các đối tác… Doanh nghiệp đã từng bước vững vàng đi trên con đường của mình và có những đóng góp nhất định đối với xã hội. Trong tương lai, dù có phát triển như thế nào, đóng góp cho đất nước như thế nào thì doanh nghiệp vẫn giữ vững phương châm hoạt động của mình “NGƯỜI TỐT - SẢN PHẨM TỐT”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- TS. Nguyễn Văn Thuận - Quản Trị tài chính - Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản thống kê - Năm 2006.
- TS. Nguyễn Minh Kiều – Tài chính doanh nghiệp – Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chính Minh – Nhà xuất bản thống kê – Năm 2006.
- TS. Phạm Văn Được – Đặng Thị Kim Cương - Phân tích hoạt động kinh doanh – Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Josette Peyrard - Phân tích tài chính doanh nghiệp - Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tài chính dành cho người quản lý - Cẩm nang kinh doanh HARVARD - Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Hữu Thân - Quản trị nhân sự - Nhà xuất bản thống kê.