Nhóm Tỷ Số Phản Ánh Khả Năng Thanh Toán Khả Năng Thanh Toán Tổng Quát

Biểu đồ 2.3: Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả

(Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán)

Từ số liệu trên ta thấy rằng, tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2011, tỷ lệ này là 0.33. Sang năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 0,21. Trong năm 2012, Công ty đã huy động vốn từ bên ngoài từ 174.297 triệu đồng giảm 5.901 triệu đồng so với năm 2011. Song, công ty cũng tiến hành cung cấp tín dụng cho đối tác là 36.602 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 58.982 triệu đồng và với tỷ lệ giảm 37,94%. Năm 2013, khoản phải thu tăng nhanh chóng từ 36.602 triệu đồng lên đến 80.924 triệu đồng (tỷ lệ tăng 121,09%). Vì thế, làm cho tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả của công ty tăng lên 0,36 so với năm 2012. Với số liệu 3 năm trên ta thấy, tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả luôn nhỏ hơn 1, lượng vốn chiếm dụng công ty lớn hơn lượng vốn bị chiếm dụng.

2.2.1.4.2. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tổng quát

Bảng 2.10: Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2011

2012

2013

2012/2011

2013/2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

±

%

±

%

Tổng tài sản

532.059

552.449

663.361

20.390

3,83%

110.912

20,08%

Tổng nợ phải trả

179.388

174.297

224.482

-5.091

-2,84%

50.185

28,79%

Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát

2,97

3,17

2,96

0,20

6,73%

-0,21

-6,62%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hóa dầu Quân Đội - 12

Căn cứ vào kết quả tính toán, ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty năm 2012 tăng gần 0,2 lần so với năm 2011, tốc độ tăng 6,73%. Nguyên nhân là do tổng tài sản có tốc độ tăng lên còn nợ phải trả giảm xuống. Nhưng năm 2013, tỷ số này lại có xu hướng giảm với tốc độ giảm là 6,62 % chỉ còn 2,96 lần thấp hơn năm 2012 là 0,21 lần và năm 2011 là 0,01 lần, chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng của tài sản (20.08%) thấp hơn so với nợ phải trả (28,79%). Tuy nhiên qua 3 năm 2011 – 2012, chỉ tiêu này đều cao hơn 1 thậm chí là hơn 2.

Khả năng thanh toán nhanh


Bảng 2.11: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2011

2012

2013

2012/2011

2013/2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

±

%

±

%

Tài sản ngắn hạn

263.511

254.572

391.809

-8.939

-3,39%

137.237

53,91%

Hàng tồn kho

87.187

118.255

137.960

31.068

35,63%

19.705

16,66%

Nợ ngắn hạn

173.489

152.562

184.028

-20.927

-12,06%

31.466

20,63%

Tỷ số khả năng

thanh toán nhanh

1,02

0,89

1,38

-0,13

-12,75%

0,49

55,06%

(Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán)


Ba năm qua ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có sự thay đổi. Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh là 1,02 lần, đến năm 2012 giảm xuống còn 0,89 lần, qua năm 2013 lại tăng lên 0,49 lần thành 1,38 lần và tốc độ tăng hơn 50%. Đồng thời, chỉ số thanh toán nhanh của công ty 1,38 lần (2013) cũng cao hơn chỉ số ngành là 1,08 lần (2013).

Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền

Bảng 2.12: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2011

2012

2013

2012/2011

2013/2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

±

%

±

%

Tiền và tương đương tiền

91.764

78.122

59.677

-13.642

-14,87%

-18.445

-23,61%

Nợ ngắn hạn

173.489

152.562

184.028

-20.927

-12,06%

31.466

20,63%

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền

0,53

0,51

0,32

-0,02

-3,77%

-0,19

-37,25%

Tính toán qua 3 năm, khả năng thanh toán nhanh bằng tiền có xu hướng giảm. Cụ thể, hệ số qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 0,53 lần, 0,51 lần và 0,32 lần với tốc độ giảm năm 2012 so với năm 2011 là 3,77% và năm 2013 so với năm 2012 là 37,25%. Nguyên nhân chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền đều giảm trong 3 năm, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng lên.

Khả năng thanh toán hiện thời


Bảng 2.13: Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2011

2012

2013

2012/2011

2013/2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

±

%

±

%

Tài sản ngắn hạn

263.511

254.572

391.809

-8.939

-3,39%

137.237

53,91%

Nợ ngắn hạn

173.489

152.562

184.028

-20.927

-12,06%

31.466

20,63%

Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời

1,52

1,67

2,13

0,15

9,87%

0,46

27,54%

(Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán)


So sánh số liệu của 3 năm, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng đều qua 3 năm và đều lớn hơn 1, và năm 2013 thậm chí là 2,13 lần lớn hơn cả chỉ số ngành là 1,45 lần (2013). Nguyên nhân trực tiếp là do tài sản ngắn hạn có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

2.2.1.4.3. Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh Vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.14: Vòng quay hàng tồn kho


ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2011

2012

2013

2012/2011

2013/2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

±

%

±

%

Doanh thu

652.036

781.773

846.382

129.737

19,9%

64.609

8,26%

Hàng tồn kho bình

quân

82.828

102.721

128.108

19.893

24,02%

25.387

24,71%

Vòng quay hàng

tồn kho (vòng)

7,87

7,61

6,61

-0,26

-3,30%

-1,00

-13,14%

Số ngày hàng tồn

kho (ngày)

46

47

55

1,00

2,17%

8,00

17,02%

(Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán)

Tỷ số này đo lường mức lưu chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho trong 1 kỳ. Vòng quay hàng tồn kho càng cao doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và ngược lại doanh nghiệp bán hàng chậm thì vòng quay hàng tồn kho thấp.

Nhìn chung, vòng quay hàng tồn kho của 3 năm đang có xu hướng giảm, năm 2012 giảm 0,26 vòng với tốc độ giảm 3,30% so với năm 2011 chỉ còn 7,61 vòng. Bước sang năm 2013, vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm thêm gần 1 vòng với tốc độ giảm 13,14% chỉ còn 6,61 vòng so với 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu (8,26%) thấp hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho (24,71%). So sánh với chỉ số ngành, vòng quay hàng tồn kho của công ty rất thấp so với toàn ngành với 6,61 vòng so với 16,2 vòng (2013). Vòng quay hàng tồn kho giảm tương đương số ngày tồn kho tăng.

Vòng quay các khoản phải thu


Bảng 2.15: Vòng quay các khoản phải thu

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2011

2012

2013

2012/2011

2013/2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

±

%

±

%

Doanh thu

652.036

781.773

846.382

129.737

19,9%

64.609

8,26%

Khoản phải thu

bình quân

56.032

47.792

58.763

-8.240

-14,71%

10.971

22,96%

Vòng quay khoản

phải thu (vòng)

11,64

16,36

14,4

4,72

40,55%

-1,96

-11,98%

Kỳ thu tiền bình

quân (ngày)

31

22

25

-9,00

-29,03%

3,00

13,64%

(Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán)


Vòng quay khoản phải thu thể hiện chính sách bán chịu của công ty có ảnh hưởng đến lưu lượng tiền của công ty hay không. Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng nhanh.

Dựa vào tính toán số liệu, vòng quay các khoản phải thu của công ty biến động lên xuống từ 11,64 vòng lên 16,36 vòng và giảm xuống còn 14,4 vòng qua 3 năm. Ngược lại, kỳ thu tiền bình quân, năm 2011 từ 31 ngày giảm còn 22 ngày vào năm 2012 nhưng lại tăng thêm 3 ngày thành 25 ngày năm 2013. Vòng quay các khoản phải thu của ngành là 9,56 vòng (2013) thấp hơn của công ty với 14,4 vòng (2013). Cuối năm 2013, các khoản nợ được thu hồi chậm hơn năm 2012, vòng quay khoản phải thu đang có xu hướng giảm, từ đó các khoản nợ thu hồi được chuyển thành tiền chậm hơn làm cho khoản vốn bị chiếm dụng tăng.

Vòng quay tài sản ngắn hạn


Bảng 2.16: Vòng quay tài sản ngắn hạn

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2011

2012

2013

2012/2011

2013/2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

±

%

±

%

Doanh thu

652.036

781.773

846.382

129.737

19,9%

64.609

8,26%

Tài sản ngắn hạn

bình quân

250.336

259.041

323.190

8.705

3,48%

64.149

24,76%

Vòng quay tài sản

ngắn hạn (vòng)

2,6

3,02

2,62

0,42

16,15%

-0,40

-13,25%

Thời gian 1 vòng quay tài sản ngắn

hạn (ngày)


138


119


137


-19,00


-13,77%


18,00


15,13%

(Nguồn: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD – Phòng Kế toán)


Vòng quay tài sản ngắn hạn là một sự đo lường mức độ sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả như thế nào để tạo ra doanh thu.

Từ kết quả trên, ta thấy tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn năm 2012 là 3,02 vòng so với năm 2011, tới năm 2013 giảm xuống 0,4 vòng. Nguyên nhân là do, tài sản ngắn hạn đang được đầu tư khá lớn với tốc độ tăng 24,5% (2013) chưa tạo ra doanh thu mong muốn khi doanh thu chỉ tăng 8,26% (2013).

Ta thấy năm 2011, số vòng quay tài sản ngắn hạn là 2,6 vòng tức 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 2,6 đồng doanh thu sẽ mất hơn 138 ngày. Năm 2012, cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 3,02 đồng doanh thu mà chỉ mất 119 ngày. Đến 2013, hiệu quả sử dụng tài sản giảm, cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra thì thu được 2,62 đồng doanh thu và phải mất 137 ngày.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024