Các Phương Pháp Sử Dụng Trong Phân Tích Tài Chính


- Theo quan điểm chủ đầu tư (quan điểm cổ đông)


Chủ đầu tư là những người dùng nguồn lực riêng của mình để đầu tư vào dự án, vì vậy quan điểm của chủ đầu tư là xem xét mức thu nhập ròng tăng thêm của dự án so với những gì họ kiếm được trong tình huống không có dự án. Chủ đầu tư xem chi phí là những gì họ mất đi khi thực hiện dự án. Chủ đầu tư cộng vốn vay ngân hàng là một khoản tiền mặt và trừ tiền trả lãi vay và nợ gốc như khoản chi tiền mặt.

- Theo quan điểm cơ quan ngân sách, chính quyền


Đối với cơ quan ngân sách, chính quyền, họ xem xét dự án có thể cần chi ngân sách dưới dạng trợ giá hay các hình thức chuyển giao khác, có thể tạo nguồn thu từ phí sử dụng và các loại thuế.

- Theo quan điểm kinh tế các đối tượng liên quan


Khi phân tích kinh tế, các nhà phân tích sử dụng giá kinh tế để định giá các nhập lượng và xuất lượng của dự án và thực hiện những điều chỉnh cần thiết khác. Các mức giá kinh tế này đã bao hàm thuế và trợ giá. Theo quan điểm của quốc gia, các hoạt động bị thay thế để dự án có thể thực hiện được xem như là một chi phí.

- Theo quan điểm phân phối thu nhập


Đối với phân phối thu nhập, các nhà phân tích tính toán lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại cho các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của dự án sau khi trừ chi phí cơ hội của họ. Phân tích phân phối được xây dựng trên cơ sở phân tích kinh tế và tài chính với điều kiện chúng được thực hiện theo quan điểm của tất cả các bên liên quan tới dự án.

2.3 Các nội dung phân tích dự án


Trong thời gian giới hạn cho phép, luận văn tập trung phân tích các nội dung phân tích tài chính, phân tích kinh tế, phân tích rủi ro và phân tích xã hội.


2.3.1 Phân tích tài chính


Phân tích khả năng sinh lợi của dự án cho chủ đầu tư và những người đóng góp nguồn lực tài chính khác cho dự án, các phương án hỗ trợ từ nhà nước. Chủ đầu tư dựa trên kết quả này để quyết định đầu tư vào dự án hay không, các công ty tài trợ vốn có tài trợ hay không. Thẩm định về mặt tài chính dựa trên nguyên tắc ước lượng ngân lưu tài chính của dự án, chiết khấu về hiện tại với một suất chiết khấu thích hợp. Trong thẩm định tài chính, suất chiết khấu áp dụng chính là chi phí vốn mà chủ dự án phải trả để huy động vốn của dự án.

2.3.2 Phân tích kinh tế


Phân tích kinh tế chính là xem xét giá trị thực của dự án, là hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đem lại cho nền kinh tế. Thẩm định kinh tế dựa trên nguyên tắc ước lượng ngân lưu kinh tế của dự án, chiết khấu về hiện tại với một suất chiết khấu thích hợp. Trong thẩm định kinh tế, suất chiết khấu áp dụng chính là chi phí vốn của nền kinh tế.

2.3.3 Phân tích rủi ro


Các dự án cần xem xét khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch. Trong quá trình thẩm định, chúng ta luôn ước tính về các hoạt động hay kết quả của dự án trong tương lai và các kết quả này luôn tồn tại những yếu tố ngẫu nghiên, bất định. Vì vậy cần tiến hành phân tích rủi ro để xem xét sự thay đổi của kết quả dự án khi có các yếu tố ảnh hưởng đến dự án. Trong phân tích rủi ro thường tiến hành các phân tích sau:

- Phân tích độ nhạy


- Phân tích tình huống


- Phân tích mô phỏng


2.3.4 Phân tích xã hội


Phân tích xã hội là lượng hóa các tác động kinh tế phát sinh của dự án. Những tác động này bao gồm ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Phân tích hiệu quả xã hội có thể ít chính xác hơn phân tích tài chính hay kinh tế của một dự án, nhưng về mặt ý nghĩa, phần đánh giá xã hội thường gắn liền với các yếu tố đã được sử dụng trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế.

2.4 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính


Phương pháp đề tài thực hiện là phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm


Phương pháp giá trị hiện tại ròng NPV

Giá trị hiện tại ròng NPV: Là giá trị hiện tại của các dòng tiền sẽ nhận trừ đi giá trị hiện tại của các khoản đầu tư. Giá trị hiện tại ròng được tính theo công thức sau:


NPV


n

t 1

CFt

(1r)t

C0


(2.1)


Trong đó:


C0 : Đầu tư ban đầu NPV : Giá trị hiện tại ròng r : Suất chiết khấu

CFt : Ngân lưu ròng kỳ vọng vào thời điểm t Tiêu chuẩn đánh giá:

Nếu NPV >=0, quyết định đầu tư Nếu NPV < 0, không đầu tư.

Suất chiết khấu càng cao, giá trị hiện tại ròng càng giảm.


Cùng một mức sinh lợi trông đợi, giữa hai dự án thì chọn dự án có NPV cao hơn.


Phương pháp suất thu lợi nội tại IRR


Suất thu lợi nội tại IRR (Internal Rate of Return): là suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của đầu tư bằng 0

Tiêu chuẩn đánh giá dựa theo IRR: dự án khả thi khi có IRR ≥ MARR. Trong đó (MARR ) là suất sinh lợi tối thiểu mà nhà đầu tư trông đợi.

Phương pháp tỉ số lợi ích – chi phí B/C

Tỉ số lợi ích – chi phí B/C của dự án là tỉ số giữa giá trị tương đương của lợi ích và chi phí của dự án xét trên cùng một thời kỳ phân tích.

Tiêu chuẩn đánh giá dựa theo B/C: Dự án khả thi khi B/C ≥ 1


Qua số liệu từ dự án, ta thấy đây là dự án có vay nợ, vì vậy các ngân hàng cũng sẽ tính đến tỉ lệ an toàn nợ vay (DSCR) trong khoản thời gian vay nợ nhằm đánh giá tính an toàn trả nợ của dự án.

Tỉ lệ an toàn nợ vay được tính = Tổng tiền mặt được phép sử dụng để trả nợ/Tổng nợ công ty phải trả

Tiêu chuẩn đánh giá: Tỉ lệ an toàn trả nợ vay lớn hơn 1 được xem như có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trả nợ, các tổ chức tài chính cho vay thường yêu cầu tỉ lệ an toàn trả nợ vay phải có giá trị từ 1,2 trở lên.

2.5 Các phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế và xã hội


Phương pháp phân tích kinh tế nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư đối với nền kinh tế. Phân tích kinh tế nhằm đánh giá các tiêu chí NPV, IRR, B/C như phân tích tài chính, tuy nhiên phân tích kinh tế được tính theo quan điểm của cả nền kinh tế trong khi đó phân tích tài chính chỉ tính đến lợi ích và chí phí liên quan đến các nhà đầu tư và chủ dự án. Các chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở dòng tiền tích lũy kinh tế trong suốt vòng đời của dự án. Trong nội dung phân tích kinh tế của đề tài, tác giả sử dụng tỉ suất chiết khấu kinh tế ik thường dùng để phân tích kinh tế các dự án gần đây tại Việt Nam là 8%.


Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có các qui định cụ thể về phương pháp tính toán để xác định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Trong thực tế, ta không thể liệt kê hay lượng hóa tất các các lợi ích cũng như chi phí mà dự án có thể đem lại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xác định bằng cách điều chỉnh, ước lượng các lợi ích và chi phí trong phần phân tích tài chính sang phân tích kinh tế. Các điều chỉnh, ước lượng này có thể bỏ qua nhiều yếu tố, nhất là các giá trị vô hình của dự án đem lại.

Các số liệu trong dự án mang tính dự báo, trong khi đó tương lai có nhiều rủi ro không lường trước được, vì vậy để thực hiện phân tích kinh tế - xã hội, ta căn cứ trên phân tích tài chính, sau đó điều chỉnh các chi phí đầu vào, đầu ra, doanh thu của dự án.

Tóm lại, dự án thủy điện Đăkre cần được phân tích theo các quan điểm khác nhau của chủ đầu tư, các ngân hàng cho vay, các đối tượng liên quan hay như trên quan điểm tổng thể của nền kinh tế. Các chủ thể này sẽ sử dụng các phương pháp phân tích đánh giá khác nhau nhằm phục vụ cho mục tiêu của chủ thể.


CHƯƠNG 3 MÔ TẢ DỰ ÁN

Nội dung chương này giới thiệu sơ lược về chủ đầu tư của dự án, các hạng mục chính đầu tư và các mục tiêu của dự án đặt ra. Đồng thời, chương này cũng sẽ phân tích cơ cấu nguồn vốn của dự án, các đối tượng liên quan đến dự án.

Để thực hiện việc mô tả dự án, luận văn dựa vào các thông tin thu thập từ báo cáo sơ bộ dự án đầu tư của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 cũng như những số liệu thực tế tại địa phương mà dự án được triển khai.

3.1 Giới thiệu dự án


Công trình thủy điện Đăkre được xây dựng tại nhánh sông cấp 1 của sông Trà Khúc, là vùng đồi núi, giáp ranh hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi. Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi. Cụm công trình gồm đập dâng, đường dẫn nước thuộc xã Hiếu, huyện Kon Plông, Kon Tum và nhà máy chính thuộc xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Công trình thuỷ điện Đăkre được xây dựng với quy mô khai thác dòng chảy trong lưu vực của hồ Đăkre và hồ Đăk So Rach kết hợp tận dụng cột nước địa hình để phát điện. Bản đồ chi tiết được mô tả tại Phụ lục 1.

3.2 Nhiệm vụ của công trình


Công trình thủy điện Đăkre sẽ góp phần bổ sung nguồn năng lượng vào hệ thống năng lượng quốc gia với tổng công suất lắp đặt là 60 MW và điện lượng hàng năm khoảng 222,2 triệu Kwh.

3.3 Sự cần thiết của đầu tư


Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng tuy nhiên sản lượng điện sản xuất không đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Để đảm bảo sự phát triển kinh tế, đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó nổi bật là điện, nước, giao thông.


4

Với tiềm năng phát triển thủy điện của địa phương, việc đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Đăkre là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với kế hoạch khai thác thủy điện đã được Bộ Công thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) phê duyệt3 . Dự án đầu tư xây dựng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng của vùng cũng như của cả nước. Việc đầu tư các dự án thủy điện, nhất là tại các vùng nông thôn, kinh tế kém phát triển sẽ hỗ trợ cho người dân có điều kiện làm kinh tế, giúp giảm nghèo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum và các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên.‌

3.4 Giới thiệu chủ đầu tư


Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Tân được thành lập và hoạt động từ năm 2000, giám đốc điều hành là ông Huỳnh Kim Lập. Công ty có trụ sở chính đặt tại 26A Phạm Văn Đồng, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi với tổng số nhân viên là 160 người. Trong những năm qua, công ty đã và đang thực hiện một số dự án lớn như dự án đường tránh tuyến quốc lộ 1A đi qua thị trấn Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi với tổng mức đầu tư là 580 tỉ đồng, dự án khu dân cư Thành phố Vạn Tường và khu biệt thự chuyên gia Thiên Tân tại Khu kinh tế Dung Quất với tổng mức đầu tư là 120 tỉ đồng, tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, công ty đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Hà Nang, tỉnh Quảng Ngãi với tổng mức đầu tư 300 tỉ đồng đã được đưa vào vận hành và khai thác từ tháng 7/2009.

3.5 Thông số chính của dự án


Dự án đã được chủ đầu tư và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 đánh giá, khảo sát từ đó đã đề xuất phương án xây dựng nhà máy thủy điện, với các thông số kỹ thuật được mô tả ở Bảng 3.1.



4 Nguồn: Quyết định số 3454/QĐ-BCN ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2005 [2]


Bảng 3.1: Các thông số chính của dự án thủy điện Đăkre


TT

Đặc điểm công trình

Đơn vị

Thông số

I

Đặc trưng lưu vực




Lưu vực ĐakRe



1

Diện tích lưu vực

km2

73,8

2

Chiều dài sông chính

Km

20,6

3

Độ rộng trung bình lưu vực

Km

3,58

4

Độ dốc trung bình sông

o/oo

15,3

5

Mật độ lưới sông

km/km2

3,06

6

Lượng mưa trung bình nhiều năm

Mm

2420

7

Lượng tổn thất bốc hơi

Mm

370

8

Dòng chảy năm



9

Lưu lượng dòng chảy trung bình Qo

m3/s

4,36

10

Mô đun dòng chảy năm Mo

l/s.km2

59,1

11

Tổng lượng dòng chảy năm Wo

106m3

137,5

12

Hệ số biến động dòng chảy năm

Cv

0,5

13

Hệ số thiên lệch dòng chảy năm

Cs

1,25

14

Lưu lượng trung bình năm thiết kế




Qp = 10%

m3/s

7,28


Qp = 50%

m3/s

3,92


Qp = 80%

m3/s

2,53


Qp = 90%

m3/s

2,02


Lưu vực Đak So Rach



1

Diện tích lưu vực

km2

38,1

2

Chiều dài sông chính

Km

11,5

3

Độ rộng trung bình lưu vực

Km

3,31

4

Độ dốc trung bình sông

o/oo

11,0

5

Mật độ lưới sông

km/km2

2,98

6

Lượng mưa trung bình nhiều năm

Mm

2420

7

Lượng tổn thất bốc hơi

Mm

370

8

Dòng chảy năm



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Phân tích lợi ích và chi phí dự án thủy điện Đăkre, tỉnh Quảng Ngãi - 3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022