Doanh Số Thu Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 3 Năm 2005-2007

tục qua ba năm. Năm 2006 chỉ tiêu này đạt 18.278 triệu đồng tăng 7.967 triệu đồng, tương ứng tăng 77,27% so với cùng kỳ năm 2005. Chiếm tỷ trọng 3% trên tổng doanh số cho vay. Bước sang năm 2007, doanh số lại tăng lên đáng kể với mức đạt 214.985 triệu đồng tăng 196.707 triệu đồng hay tăng 1.076,2% so với năm 2006,đồng thời chiếm tỷ trọng 19% trên tổng doanh số cho vay tăng 16% so với tỷ trọng năm 2006. Điều này cho thấy đây là một ngành đang phát triển, đòi hỏi phải được đầu tư khai thác hơn nữa nhất là trong lĩnh vực chế biến hạt điều và chế biến lương thực thực phẩm đây đang là thế mạnh của vùng.

- Ngành xây dựng: Cùng với sự tăng nhanh của doanh số cho vay thì chỉ tiêu này đối với ngành xây dựng cũng liên tục tăng nhanh qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 đạt 238.534 triệu đồng tăng 62.844 triệu đồng, tương ứng tăng 35,77% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 43% trên tổng doanh số cho vay giảm hơn tỷ trọng năm 2005 là 9%. Tính đến cuối năm 2007 doanh số này đạt 421.650 triệu đồng tăng 183.116 triệu đồng, tăng 76,77% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng chỉ còn 38% trên tổng doanh số cho vay. Đạt được kết quả như thế là do Tỉnh đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp trong ngoài nước. Hiện tại diện tích quy hoạch cho các cụm, khu công nghiệp đang được triển khai để đưa tốc độ phát triển công nghiệp tăng lên 20%/năm. Vì vậy, nhu cầu vốn cho ngành xây dựng là rất lớn nên doanh số cho vay ngành xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay.

- Ngành thương nghiệp: Doanh số cho vay đối với ngành này tuy chiếm tỷ trọng tương đối thấp chỉ đạt 2% trong năm 2005, đạt 8% năm 2006 tăng 6% so với năm 2005 và 10% năm 2007 tăng 2% so với năm 2006 nhưng doanh số cho vay tăng trưởng đáng kể đạt 42.988 triệu đồng vào năm 2006, tăng 35.586 triệu đồng, tương ứng tăng 480,76% so với năm 2005. Bước sang năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng cao đạt 109.055 triệu đồng tăng 66.067 triệu đồng, tương ứng 153,69% so với cùng kỳ năm 2006. Điều đó cho thấy đây là ngành không thể thiếu trong nền kinh tế vì nó thúc đẩy sản xuất mà tỉnh đang chỉ đạo phải tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, nâng kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng.

- Hoạt động phục vụ cá nhân: Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng cũng chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay điển hình năm 2005: 26%; năm 2006: 28% hơn 2% so với năm 2005; năm 2007: giảm 9% so với năm

2006 với mức đạt 19%. Bởi vì nhu cầu nâng cao đời sống cá nhân và xã hội luôn được quan tâm, với nhịp sống như hiện nay, máy móc đang thay thế sức người làm cho nhu cầu về đồ dùng gia đình không ngừng phát sinh nên doanh số cho vay cũng tăng vào năm 2006 đạt 156.298 triệu đồng tăng 68.181 triệu đồng, tương ứng tăng 77,38% so với năm 2005. Đến cuối năm 2007 đạt 216.854 triệu đồng tăng 60.556 triệu đồng, tương ứng tăng 38,74% so với cùng kỳ năm 2006.

- Ngoài ba ngành trên thì các ngành khác như: nông lâm nghiệp, kinh doanh khách sạn nhà hàng, du lịch…cũng chiếm tỷ trọng khá cao năm 2005: 17%; năm 2006: 18% tăng hơn 2005 chỉ 1% sang năm 2007 tỷ trọng chỉ còn 14% giảm4% so với năm 2006. Mặc dù vậy nhưng doanh số cho vay của các ngành này luôn tăng qua ba năm, từ 56.553 triệu đồng năm 2005 tăng lên 101.118 triệu đồng trong năm 2006 và đạt 152.588 triệu đồng vào năm 2007 cao hơn doanh số năm 2006 là 51.470 triệu và cao hơn năm 2005 là 96.035 triệu. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của các ngành còn rất lớn trong tương lai, đòi hỏi Ngân hàng phải luôn trong tư thế sẵn sàng cấp vốn khi các ngành này cần mở rộng quy mô.

4.3.2 Phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng.

4.3.2.1 Phân tích thu nợ theo thành phần kinh tế.

Cũng như doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng được Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Nó phản ánh khả năng theo dõi, quản lý nợ khách hàng của cán bộ tín dụng. Doanh số cho vay cao chưa hẳn là tốt mà còn phải xem xét đến việc thu hồi nợ, chính vì vậy mà doanh số thu nợ là nhân tố phản ảnh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

2005

2006

2007

Tuyệt

đối

%

Tuyệt

đối

%

Quốc doanh

133.359

96.495

157.017

-36.864

27,643

60.522

62,72

Ngoài Quốc doanh

162.347

422.057

933.380

259.710

159,97

511.323

121,15

Tổng thu nợ

295.706

518.552

1,090.397

222.846

75,36

571.845

110,28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Long An - 6

(Nguồn: Phòng tín dụng)

Nhìn chung tình hình thu hồi nợ của chi nhánh đối với thành phần kinh tế

quốc doanh có xu hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2005 doanh số này đạt

113.359 triệu đồng. Đây là con số khá cao chiếm tỷ trọng trên 40% tổng doanh số thu nợ. Nhưng đến cuối năm 2006 chỉ tiêu này chỉ đạt được 96.495 triệu đồng, giảm 36.864 triệu đồng hay giảm 27,64% so với cùng kỳ năm 2005. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả do những tác động của thị trường. Sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp này dần dần được dỡ bỏ. Mặt khác năm 2006 Việt Nam đang trong tiến trình cắt giảm thuế theo khung của AFTA, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thích ứng và cạnh tranh kịp với các mặt hàng nước ngoài. Chính vì thế mà các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn cả về đầu vào nguyên liệu lẫn đầu ra cho sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Đến năm 2007 tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng trong lĩnh vực này tăng lên khá cao so với cùng kỳ năm 2006 đạt doanh số 157.017 triệu đồng tăng 60.522 triệu đồng, tương ứng tăng 62,72% so với năm 2006. Từ kết quả trên cho thấy tình hình thu hồi nợ của chi nhánh năm 2007 đạt hiệu quả khá cao. Nguyên nhân là do trong năm 2007 hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước được củng cố, chấn chỉnh phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả, thích ứng được với môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Chi nhánh hạn chế cho vay các doanh nghiệp nhà nước nhưng khả năng thu hồi nợ từ nhóm khách hàng này được cải thiện do công tác thu hồi nợ được chi nhánh đặc biệt quan tâm.

Ngược lại, doanh số thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2006 doanh số này đạt 422.057 triệu đồng tăng 259.710 triệu, tức tăng gần 159,97% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng cao đạt gần 933.380 triệu đồng, tăng

511.323 triệu, tương ứng tăng 121,15% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này một phần là do doanh số cho vay đối với thành phần này liên tục tăng qua ba năm, năm sau tăng cao hơn năm trước. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân không chỉ các doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động từ trước mà còn mới xuất hiện các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này hoạt động

trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và du lịch. Không những thế hiện nay theo chính sách phát triển kinh tế của nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh trong việc linh hoạt quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, chủ động điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường nên đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Do đó thu hồi nợ của Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn.



Quốc doanh

Ngoài QD


55%

45%

19%

81%


Năm 2006

14%

86%


Năm 2007

Năm 2005



Hình 10. Kết cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm

Bên cạnh đó, từ tình hình phân tích doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ta có thể nhận thấy được chất lượng tín dụng và khả năng luân chuyển vốn của Ngân hàng theo đối tượng này ngày càng được nâng cao. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 81% tổng tỷ trọng tăng 26% so với năm 2005. Đến 12/2007 tỷ trọng này tăng thêm 5% so với năm 2006 chiếm 86% tổng tỷ trọng. Còn đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì đến năm 2006 chiếm tỷ trọng 19% trên tổng doanh số thu nợ giảm 26% so với năm 2005, sang năm 2007 tỷ trọng này tiếp tục giảm thêm 5% so với cùng kỳ năm 2006 với mức tỷ trọng chiếm 14%.

4.3.2.2 Phân tích thu nợ theo thời gian.

Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

2005

2006

2007

Tuyệt

đối

%

Tuyệt

đối

%

Ngắn hạn

204.978

413.461

917.809

208.483

101,71

504.348

121,98

Trung dài hạn

90.728

105.091

172.588

14.363

15,83

67.497

64,23

Doanh số thu

295.706

518.552

109.0397

222.846

75,36

571.845

110,28

(Nguồn: Phòng tín dụng)

Nhìn vào bảng 8 ta thấy doanh số thu nợ toàn chi nhánh vào năm 2005 đạt 295.706 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn đạt 204.978 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69% trên tổng thu nợ, còn lại 31% là thu nợ trung và dài hạn. Đến cuối năm 2006 tình hình thu nợ có nhiều thuận lợi, doanh số thu nợ đạt 518.552 triệu đồng tăng 222.846 triệu đồng, tương ứng tăng 75,36 % so với năm 2005. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 413.461 triệu đồng, tăng 208.483 triệu đồng, tương ứng tăng 101,71% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm tỷ trọng gần 80% trên tổng doanh số thu nợ cả năm 2006, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số thu nợ toàn chi nhánh tiếp tục tăng thêm 571.845 triệu đồng đạt 1.090.397 triệu đồng tăng 110,28% so với năm 2006. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 917.809 triệu đồng tăng 504.348 triệu đồng, tương ứng tăng 121,98% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng gần 84% trên tổng doanh số thu nợ năm 2007.

31%

69%

20%

80%

16%

84%

Ngắn hạn

TDH

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007


Hình 11. Kết cấu doanh số thu nợ theo thời gian của chi nhánh qua ba năm

Từ tình hình phân tích doanh số thu nợ qua ba năm tại chi nhánh ta có thể thấy rõ doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Trong khi đó doanh số thu nợ đối với các khoản thu trung và dài hạn tuy có tăng qua các năm nhưng so về tỷ trọng thì lại giảm liên tục. Cụ thể năm 2005 doanh số thu nợ trong lĩnh vực này chỉ đạt 90.728 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31% trên tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2006 doanh số này tuy có tăng thêm 14.363 triệu đồng đạt 105.091 triệu đồng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng có 20% trên tổng doanh số thu nợ, giảm 15,83% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 tỷ trọng này tiếp tục giảm chỉ còn 16% trên tổng tỷ trọng. Nhưng doanh số thu nợ lại đạt 172.588 triệu đồng tăng 67.497 triệu so với năm 2006. Nguyên nhân những năm qua Long An chú trọng ưu tiên phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh được tạo điều kiện thuận lợi,

chính sách thu tục kinh doanh được thông thoáng hơn. Vì vậy đã thu hút các

doanh nghiệp mạnh dạng mở rộng quy mô sản xuất và hầu hết khách hàng vay vào đầu mỗi chu kỳ sản xuất để mua nguyên liệu đầu vào. Khi thu hồi được vốn sẽ trả lại cho Ngân hàng, đến chu kỳ tiếp theo lại vay Ngân hàng tiếp. Do đó doanh số thu nợ trong năm là rất lớn.

4.3.2.3 Phân tích thu nợ theo ngành nghề

Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành nghề qua 3 năm 2005-2007

Đvt:Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

2005

2006

2007

Tuyệt đối

Tương

đối

Tuyệt đối

Tương

đối

Công nghiệp chế biến

22.107

24.224

213.111

2.117

9,58

188.887

779,75

Ngành xây dựng

125.360

226.563

414.443

101.203

80,73

187.880

82,93

Ngành thương nghiệp

25.107

35.655

85.908

10.548

42,01

50.253

140,94

HĐ phục vụ cá nhân

49.590

153.203

211.723

103.613

208,94

58.520

38,20

Ngành khác

73.534

125.562

36.259

52.028

70,75

-89.303

-71,12

Tổng doanh số thu

295.706

518.552

1.090.397

222.846

75,36

571.845

110,28

(Nguồn:Phòng Tín dụng)

Đối với BIDV, với cái tên là đầu tư nhưng Ngân hàng không chỉ định bắt buộc phải đầu tư vào ngành nghề cụ thể nào, mà theo tình hình thực tế thương mại hóa ngành nghề nào có lời thì mới đầu tư. Hiện nay, Ngân hàng đã mở rộng tín dụng đến với mọi thành phần và tập trung vào những lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh, địa phương và doanh số thu nợ là một trong những yếu tố thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như của khách hàng. Do đó doanh số thu nợ theo ngành nghề là một lĩnh vực cần được phân tích để phần nào thấy được hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng như khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu trên và biểu đồ dưới đây.

25%


17%

8%

7%


Năm 2005


43%

4%


22%

27%

6%

41%

4%

22%


9%


22%






Công nghiệp chế biến Ngành xây dựng Ngành thương nghiệp HĐ phục vụ cá nhân Ngành khác

43%

Năm 2006 Năm 2007


Hình 12. Kết cấu doanh số thu nợ theo ngành của chi nhánh qua ba năm

- Đối với ngành Xây Dựng: không những doanh số cho vay mà doanh số thu nợ của ngành này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Cụ thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 43%, năm 2006 tỷ trọng giảm 2% chiếm 41% và đến cuối năm 2007 tỷ trọng này lại tăng thêm 2% đạt 43% trên tổng doanh số thu nợ tín dụng. Tuy tỷ trọng có thay đổi tăng giảm không ổn định nhưng doanh số đều tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2006 đạt 226.563 triệu đồng, tăng 101.203 triệu đồng, tương ứng tăng 80,73% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng cao và đạt 414.443 triệu đồng tăng 187.880 triệu, tương ứng tăng 82,93% so với cùng kỳ năm 2006. Điều này chứng tỏ vòng quay vốn của ngành này khá nhanh giúp cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được thực hiện nhanh chóng.

- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: Tuy tỷ trọng có sự tăng giảm không ổn định nhưng doanh số thu nợ của hoạt động này đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 đạt 153.203 triệu đồng tăng 103.613 triệu đồng, tương ứng tăng 208,94% so với năm 2005. Sang năm 2007 doanh số này đạt 211.723 tăng 58.520 triệu đồng, tăng tương ứng 38,20 % so với cùng kỳ năm 2006, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ tín dụng cụ thể đạt 17% năm 2005, 27% năm 2006 tăng hơn năm 2005 10% và 22% năm 2007 thấp hơn năm 2006

5% nhưng cao hơn năm 2005 là 5%.

Nhìn chung doanh số thu nợ của tất cả các ngành đều tăng. Có ngành doanh số thu nợ tăng rất cao, chẳng hạn ngành công nghiệp chế biến: năm 2006 tăng 9,58 % so với năm 2005, đạt 24.224 triệu đồng hay tăng với mức tuyệt đối là 2.117 triệu, chiếm 4% tổng tỷ trọng giảm 3% tỷ trọng so với năm 2005. Đến 12/2007 tăng 779,75% so với năm 2006, đạt 213.111 triệu đồng hay tăng được 188.887 triệu với tỷ trọng chiếm 22%, tăng 18% so với tỷ trọng của năm 2006.

Ngành thương nghiệp cũng tăng tương ứng: Năm 2006 tăng 42,01% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 140,94% so với năm 2006 với mức đạt năm 2006 là 35.655 triệu tăng 10.548 triệu so với năm 2005, năm 2007 đạt 85.908 triệu đồng tăng 50.253 triệu so với năm 2006, cùng với mức tỷ trọng lần lượt là 2005 chiếm 8%, năm 2006 còn 6% sang năm 2007 đạt 9% trên tổng tỷ trọng. Ngoài ra doanh số thu nợ đối với các ngành khác cũng có sự biến động không ổn định qua ba năm. Cụ thể năm 2006 doanh số này đạt 125.562 triệu đồng tăng

52.028 triệu tương ứng tăng 70,75% so với năm 2005 và với tỷ trọng chiếm khoảng 22% trên tổng tỷ trọng. Nhưng đến năm 2007 chỉ tiêu này lại giảm nhanh chỉ còn 36.259 triệu đồng giảm 89.303 triệu, tương ứng giảm 71,12% so với cùng kỳ năm 2006 đồng thời tỷ trọng cũng giảm chỉ còn 4% giảm đi 18% so với 2006.

4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ của Ngân hàng

4.3.3.1 Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế.

Bảng 10: Dư nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

2005

2006

2007

Tuyệt

đối

%

Tuyệt

đối

%

Quốc doanh

119.679

82.257

59.780

-37.422

-31,3

-22.477

-27,33

Ngoài quốc doanh

279.256

355.342

402.554

76.086

27,25

47.212

13,30

Tổng dư nợ

398.935

437.599

462.334

38.664

9,70

24.735

5,70

(Nguồn: Phòng kế hoạch - Nguồn vốn)

19%

81%

13%

87%

Dư nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế hơn về tốc độ tăng trưởng của tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả như thế nào đến thời điểm quyết toán cuối năm. Nó phản ánh chu trình cho vay đến khi thu nợ của ngân hàng có đạt hiệu quả hay không có thường xuyên hay không. Để hiểu rỏ hơn về tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế ta xem xét biểu bảng và biểu đồ sau:

30%

70%

Quốc doanh

Ngoài QD

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007


Hình 13:Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm

Nhìn chung thì dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh đối với thành phần quốc doanh giảm dần theo thời gian. Cụ thể năm 2006 dư nợ quốc doanh chỉ đạt 82.257 triệu đồng giảm 37.422 triệu so với năm 2005 hay giảm 31,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 19% trên tổng tỷ trọng. Bước sang 2007

Ngày đăng: 11/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*