Kết Cấu Dư Nợ Theo Ngành Nghề Của Chi Nhánh Qua Ba Năm

thì dư nợ quốc doanh lại tiếp tục giảm chỉ còn 59.780 triệu đồng tương ứng giảm

22.477 triệu so với năm 2006, và tỷ trọng chỉ còn chiếm 13% trên tổng dư nợ. Có sự sụt giảm như trên là do trong những năm qua thực hiện công tác cổ phần hoá nên số lượng các doanh nghiệp nhà nước ngày một giảm đi. Đối nghịch với thành phần quốc doanh thì dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lại tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2006 đạt đến 355.342 triệu đồng, trong khi vào năm 2005 chỉ đạt được 279.256 triệu, tương đương tăng 76.086 triệu đồng hay tăng 27,25% so với năm 2005 và chiếm 81% tổng tỷ trọng. Không dừng ở đó sang năm 2007 lại tiếp tục tăng thêm 47.212 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng 13,30% và tỷ trọng cũng gia tăng cao hơn 2006 là 6% chiếm 87%, có sự gia tăng nhanh chóng như vậy là do chính sách phát triển kinh tế của đất nước, và mở rộng thêm qui mô cho vay cùng với sự phát triển của tỉnh nhà.

4.3.3.2 Phân tích dư nợ theo thời gian

Bảng 11: Dư nợ theo thời hạn tín dụng qua ba năm 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

2005

2006

2007

Tuyệt

đối

%

Tuyệt

đối

%

Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng Dư nợ

298.271

100.664

398.935

336.702

100.897

437.599

284.453

177.881

462.334

38.431

233

38.664

12,90

0,23

9,70

-52.249

76.984

24.735

-18,37

76,30

5,70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Long An - 7

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn)

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ trung và dài hạn tuy không cao nhưng cũng có tăng qua ba năm. Tính đến 12/2006 thì dư nợ trung và dài hạn đạt 100.897 triệu đồng tăng hơn 2005 là 233 triệu hay tăng 0,23%. Bước sang năm 2007 thì dư nợ trung và dài hạn có phần tăng hơn năm 2006 với con số đạt được là 177.881 triệu đồng tăng 76.984 triệu tương ứng 76,30%. Nếu như dư nợ trung và dài hạn tăng dần thì dư nợ ngắn hạn cũng có nhiều biến động. Năm 2006 dư nợ đạt 336.702 triệu tăng 38.431 triệu đồng hay tăng 12,90% so với năm 2005, nhưng đến 12/2007 thì dư nợ chỉ còn 284.453 triệu giảm 52.249 triệu tương

đương với giảm 18,37% so với năm 2006.


38%

62%

Ngắn hạn

TDH

25%

75%

23%

77%

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007


Hình 14: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn qua ba năm

Cùng với biểu bảng và biểu đồ ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung dài hạn của Ngân hàng. Cụ thể ta có năm 2005 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 75% trong tổng dư nợ, ngược lại tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trong thấp hơn tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 50% với mức đạt là 25%. Sang năm 2006 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng đạt 77% cao hơn năm 2005 là 2%, nếu như dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng thì trong năm này dư nợ trung và dài hạn lại giảm xuống 2% chỉ còn chiếm khoản 23%. Đến năm 2007 thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã giảm xuống chỉ còn chiếm khoản 62% giảm hết 15% so với năm 2006, và giảm 13% so với năm 2005, trái lại thì dư nợ trung dài hạn lại tăng lên đúng với mức giảm của dư nợ ngắn hạn là 15% so với năm 2006 với tỷ trọng chiếm được 38% trên tổng dư nợ của Ngân hàng .

4.3.3.3 Phân tích theo ngành nghề.

Bảng 12: Dư nợ theo ngành nghề qua ba năm 2005-2007

Đvt:Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

2005

2006

2007

T đối

%

T đối

%

Công nghiệp chế biến

49.038

43.092

44.966

-5.946

-12,13

1.874

4,35

Ngành xây dựng

197.532

209.503

216.710

11.971

6,06

7.207

3,44

Ngành thương nghiệp

67.210

74.543

97.690

7.333

10,91

23.147

31,05

HĐ phục vụ cá nhân

57.053

60.148

65.279

3.095

5,42

5.131

8,53

Ngành khác

28.102

50.313

37.689

22.044

86,37

-14.088

-29,62

Tổng dư nợ

398.935

437.599

462.334

38.664

9,69

24.735

5,65

(Nguồn: Phòng Tín dụng)

Nhìn chung, tổng dư nợ theo ngành kinh tế qua ba năm có sự biến động đáng kể do Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, đa dạng hóa khách hàng vay vốn cũng như tích cực trong công tác thu nợ. Qua đó ta có dư nợ các ngành nghề kinh tế cụ thể như sau:

14% 7%

12%


14%

11% 10%


14%

8%

Công nghiệp chế biến Ngành xây dựng Ngành thương nghiệp HĐ phục vụ cá nhân Ngành khác

10%


17%


Năm 2005


50%


17%


Năm 2006

48%


21%


Năm 2007


47%


Hình 15. Kết cấu dư nợ theo ngành nghề của chi nhánh qua ba năm

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào ngành xây dựng. Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với ngành xây dựng luôn chiếm gần 50% trên tổng dư nợ tín dụng, chiếm tỷ trọng 50% năm 2005, 48% năm 2006 và năm 2007 là 47% trên tổng dư nợ tín dụng. Tuy tỷ trọng có giảm qua ba năm nhưng tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng. Cụ thể năm 2006 đạt

209.503 triệu đồng tăng 11.971 triệu, hay tăng 6,06% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 chỉ tiêu này đạt 216.710 triệu đồng tăng 7.207 triệu, tương ứng tăng 3,44 % so với cùng kỳ năm 2006. Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao bởi vì tỉnh ta đang thực hiện chương trình đô thị hóa: xây dựng nhiều khu chung cư mới như: Khu chung cư Lợi Bình Nhơn, Khu chung cư Phường 6…Bên cạnh đó, còn phải xây dựng các khu công nghiệp và phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cấp trường học, bệnh viện. Có như thế, tỉnh ta mới có thể phát triển một cách toàn diện để bắt kịp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế của các thành phố lớn.

Đối với ngành công nghiệp chế biến: Tuy có nhiều biến động qua các năm nhưng ngành vẫn giữ được tỷ trọng tương đối trong cơ cấu dư nợ tín dụng của Ngân hàng chiếm 12% năm 2005, 10% năm 2006 giảm 2% so với năm 2005 và gần 10% trong năm 2007, bên cạnh sự biến động về tỷ trọng thì dư nợ cũng có nhiều thay đổi về chỉ tiêu cụ thể 2005 đạt 49.038 triệu đồng sang đến 2006 thì đã giảm đi 5.946 triệu chỉ còn 43.092 triệu tương ứng giảm 12,13%, nhưng đến 12/2007 thì dư nợ tăng trở lại với mức tăng là 1.874 triệu hay tăng 4,35% so với năm 2006 với mức đạt là 44.966 triệu đồng.

Đối với ngành thương nghiệp: Dư nợ liên tục tăng qua ba năm. Năm 2006 đạt 74.543 triêu đồng tăng 7.333 triệu đồng, tương ứng tăng 10,91%, chiếm tỷ trọng 17% trên tổng dư nợ tín dụng. Đến cuối năm 2007 chỉ tiêu này đạt 97.690 triệu đồng tăng 23.147 triệu đồng, tương ứng tăng 31,05% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 21% trên tổng dư nợ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân là do trong những năm qua Nhà nước ta đang có chính sách khuyến khích xuất khẩu, trong công nghiệp chế biến thì có xuất khẩu tôm, cá, xuất khẩu hạt điều, gạo. Do đó chi nhánh rất tích cực trong công tác hỗ trợ vốn cho các ngành này mở rộng quy mô sản xuất. Việc gia tăng xuất khẩu sẽ thu được lượng ngoại tệ lớn cho đất nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Đối với hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: Tuy tỷ trọng không thay đổi nhưng dư nợ lại tăng lên từng năm. Cụ thể năm 2006 chỉ tiêu này đạt 60.148 triệu đồng tăng 3.095 triệu đồng, tương ứng tăng 5,42% so với năm 2005. Đến cuối năm 2007 dư nợ tăng thêm 5.131 triệu đồng đạt 65.279 triệu đồng, tương ứng tăng 8,53% so 12/ 2006. Bên cạnh đó thì dư nợ ngành khác cũng có nhiều biến động cụ thể năm 2005 tỷ trọng chiếm 7% sang năm 2006 tăng lên được 11%, đạt 50.313 triệu đồng tăng 22.044 triệu đồng hay tăng 86,37% so với 2005. Đến năm 2007 thì tỷ trọng chỉ còn 8% với mức đạt 37.689 triệu đồng giảm đi

14.088 triệu hay đã giảm 29,62% so với năm 2006.

4.3.4 Phân tích nợ quá hạn

4.3.4.1 Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

Bảng 13: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

2005

2006

2007

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

Quốc doanh

6.983

3.853

7.418

-3.130

-44,82

3.565

92,53

NgoàiQuốc doanh

15.548

4.198

8.526

-11.350

-73,00

4.328

103,10

Tổng nợ quá hạn

22.531

8.051

15.944

-14.480

-64,27

7.893

98,04

(Nguồn: Phòng tín dụng)

Qua bảng 13 ta thấy, nợ quá hạn của Ngân hàng trong năm 2006 là 8.051

triệu đồng giảm 14.480 triệu đồng, tương ứng giảm 64,27% so với năm 2005.

Trong đó, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ còn 4.198 triệu đồng, giảm 11.350 triệu đồng, tương ứng giảm 73% so với năm 2005. Để đạt được kết quả này là do thành phần này sử dụng đúng mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch, do đó họ trả được nợ cho Ngân hàng đúng hạn không chịu lãi suất nợ quá hạn. Hơn nữa, do chi nhánh đã bám sát nguồn thu từ các công trình và thu nợ theo cam kết của công ty đã kinh doanh thua lỗ mất khả năng trả nợ từ những năm trước bằng cách tiến hành xử lý tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Cũng giống như thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh cũng giảm đáng kể chỉ còn 3.853 triệu đồng, giảm 3.130 triệu đồng, tương ứng giảm 44,82% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 tình hình nợ quá hạn của chi nhánh tăng thêm 7.893 triệu đồng tương ứng tăng 98,04% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh tăng nhanh với tỷ lệ 92,53% tăng

3.565 triệu đồng so với 2006. Cùng với thành phần kinh tế quốc doanh thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng tăng đáng kể với 8.526 triệu đồng tăng 4.328 triệu, tương ứng tăng 103,10% so với 12/2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 do điều kiện kinh doanh không thuận lợi, giá xăng dầu, ga, nguyên liệu đầu vào tăng liên tục trong khi hầu hết các doanh nghiệp đã ký kế hợp đồng bán hàng với giá thoả thuận trước. Hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gặp khó khăn với những vụ kiện bán phá giá làm phát sinh nợ quá hạn. Hơn nữa do Ngân hàng tập trung vào một số ít khách hàng nhưng là những khách hàng lớn nên nợ quá hạn khá nhiều vì phần lớn những khách hàng của Ngân hàng là những đơn vị xây lấp lại hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Xét về cơ cấu thì tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế được thể

hiện qua biểu đồ sau:


31%

69%

52%

48%

53%

47%

Quốc doanh

Ngoài QD

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007


Hình 16: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm

Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm khá cao, mà đa số thành phần này là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn vốn không nhiều lại vay dài hạn nên làm cho nợ quá hạn tập trung nhiều cụ thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 69% tổng tỷ trọng, sang năm 2006 thì tỷ trọng lại giảm đi 17% chỉ còn chiếm 52% tổng tỷ trọng. Đến 12/2007 thì tỷ trọng có tăng 1% so với năm 2006. Nếu như nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sự biến động thì nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh cũng có nhiều biến động. Cụ thể năm 2005 chiếm 31% tổng tỷ trọng thấp hơn tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 38%. Qua năm 2006 thì tỷ trọng nợ quá hạn của thành phần này tăng khá nhanh chiếm 48% tổng tỷ trọng, cao hơn năm 2005 là 17% và thấp hơn tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 4%. Nhưng bước sang năm 2007 thì tỷ trọng có giảm đi 1% so với năm 2006 và thấp hơn tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 6%.

4.3.4.2 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn.



37%

63%

47%

53%

Ngắn hạn

TDH

43

%

57

%

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007


Hình 17: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn qua ba năm

Trong hoạt động tín dụng nợ quá hạn ngắn hạn thường dễ xảy ra hơn do thời hạn trả nợ thường ngắn, tối đa là 12 tháng nên khi khách hàng vay vốn, nếu làm ăn có hiệu quả thì có thể hoàn vốn lại dễ dàng nhưng nếu làm ăn không có hiệu quả thì họ không có vốn trả lại cho Ngân hàng. Đến hạn mà không thu hồi được vốn thì Ngân hàng sẽ chuyển qua nợ quá hạn và có cách xử lý. Nhìn vào kết cấu nợ quá hạn theo thời gian ta thấy tình hình nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nợ quá hạn trung hạn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung hạn. Cụ thể, vào năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 57% trên tổng nợ quá hạn, còn lại 43% là tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn. Đến năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, đạt 63% trên tổng nợ quá hạn, tăng 6% so với cùng

kỳ năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 tỷ trọng này tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khoảng 53% trên tổng tỷ trọng nợ quá hạn có giảm đi 10% so với tỷ trọng của năm 2006, còn lại 47% là tỷ trọng nợ quá hạn của trung và dài hạn .

Tuy nhiên để chi tiết hơn ta xem bảng tình hình nợ quá hạn theo thời hạn

tín dụng của chi nhánh qua ba năm:

Bảng 14: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua ba năm 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

2005

2006

2007

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

Ngắn hạn

12.848

5.036

8.380

-7.812

-60,80

3.344

66,40

Trung dài hạn

9.683

3.015

7.564

-6.668

-68,86

4.549

150,88

Tổng

22.531

8.051

15.944

-14.480

-64,27

7.893

98,04

(Nguồn: Phòng tín dụng)

Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của chi nhánh tăng giảm không ổn định qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 tình hình nợ quá hạn của chi nhánh giảm đáng kể chỉ còn 8.051 triệu đồng, giảm 64,27% so với năm 2005. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn giảm đi 7.812 triệu đồng chỉ còn chiếm khoảng 5.036 triệu, giảm 60,80% so với cùng kỳ năm 2005, Song song đó nợ quá hạn đối với các món vay trung và dài hạn cũng giảm mạnh chỉ còn 3.015 triệu đồng giảm 6.668 triệu hay giảm 68,86% so với cùng kỳ năm 2005. Để có được kết quả như trên là do trong năm chi nhánh tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, và trong năm chi nhánh đã tiến hành xử lý các khoản nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ và không có thiện chí trả nợ. Tính đến cuối năm 2007 nợ quá hạn tăng lên rất nhanh so với cùng kỳ năm 2006 với mức tăng khá cao cụ thể là tăng 7.893 triệu đồng tương ứng tăng 98,04% so với năm 2006, và giảm 6.587 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó ta có nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 8.380 triệu đồng tăng

3.344 triệu hay tăng với mức tương đới là 66,40% so với nợ quá hạn ngắn hạn của cùng kỳ năm trước và chiếm 7.564 triệu đồng, tăng 4.549 triệu tương ứng tăng 150,88% đối với nợ quá hạn trung và dài hạn trong năm 2007 so với năm 2006 nhưng lại giảm 2.119 triệu so với năm 2005. Sở dĩ nợ quá hạn tăng nhanh chóng như vậy là do trong năm qua dịch cúm bùng phát trên diện rộng, giá cả các

mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, sắt, thép, phân bón liên tục biến động đã ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các chỉ tiêu của các đơn vị sản xuất do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với Ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng cao. Và nợ quá hạn tăng cao một phần là do việc cải tạo vườn không hiệu quả, kinh tế tạm thời khó khăn, các công trình thi công của các đơn vị chưa có nguồn thanh toán, do xà lan của khách hàng không có nguồn hoạt động nên làm nợ quá hạn phát sinh.

4.3.4.3 Phân tích theo ngành nghề.

Bảng 15: Nợ quá hạn theo ngành nghề qua ba năm 2005-2007

Đvt: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

2005

2006

2007

Tuyệt

đối

%

Tuyệt

đối

%

Công nghiệp chế biến

3.563

2.026

3.566

-1.537

-43,14

1.540

76,01

Ngành xây dựng

4.294

1.376

4.941

-2.918

-67,96

3.565

259,08

Ngành thương nghiệp

9.010

2.362

2.652

-6.648

-73,78

290

12,28

HĐ phục vụ cá nhân

3.226

940

2.007

-2.286

-70,86

1.067

113,51

Ngành khác

2.438

1.347

2.778

-1.091

-44,75

1.431

106,24

Tổng

22.531

8.051

15.944

-14.480

-64,27

7.893

98,04

(Nguồn: Phòng Tín dụng)

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Khách hàng đến ngân hàng vay tiền về để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng…. thì bên cạnh những người cố tình hay không có thiện ý trả đúng hạn thì còn có nhiều khách hàng do trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình có nhiều rủi ro nên dẫn đến quá hạn. Thường thì trong các ngành như công nghiệp chế biến, và ngành thương nghiệp là ngành thường xảy ra nợ quá hạn nhiều nhất. Để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích nợ quá hạn theo ngành nghề của chi nhánh qua ba năm 2005-2007.

Ngày đăng: 11/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*