- Mục tiêu năm 2008
+ Phối hợp cùng Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam thực hiện chủ trương cổ phần hoá một cách chủ động và tích cực.
+ Chấp hành nghiêm các giới hạn của BIDV về giới hạn dư nợ, dư nợ trung
dài hạn, dư nợ có tài sản đảm bảo….
+ Cơ cấu khách hàng tín dụng theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề trong đó chú trọng khách hàng ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, có đủ tài sản thế chấp, đặc biệt là các khách hàng kinh doanh các sản phẩm chủ lực trên địa bàn như chế biến lương thực, thuỷ sản.
+ Tích cực thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ hạch toán ngoại bảng, nợ tín dụng chỉ định, trích đủ dự phòng rủi ro nhằm nâng cao năng lực tài chính, khả năng sinh lời và tối đa hoá lợi nhuận.
+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo, triển khai nhanh các sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đưa hình ảnh, thương hiệu trở nên quen thuộc với tất cả khách hàng, đảm bảo nâng cao dần tỷ trọng thu từ dịch vụ trong tổng thu.
+ Mở thêm phòng giao dịch tại khu thương mại Tân An để mở rộng thị phần.
+ Bổ sung và bố trí nhân lực đầy đủ cho các phòng, đảm bảo bộ máy vận
hành một cách đồng bộ, an toàn và hiệu quả.
5.2.2.Chỉ tiêu cụ thể:
Đơn vị tính:%, Tỷ đồng
Chỉ tiêu | Kế hoạch 2008 | |
I | Chỉ tiêu chính | |
1 | Chênh lệch thu chi (trước DPRR, không bao gồm thu nợ ngoại bảng) (Tỷ đồng). | 15.0 |
2 | Giới hạn tín dụng cuối kỳ (Tỷ đồng). | 600.0 |
3 | Tỷ lệ nợ xấu | 5,8% |
4 | Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ. | 32,0% |
5 | Thu dịch vụ ròng. | 1,8 |
6 | Doanh thu khai thác phí bảo hiểm | 0,.. |
II | Chỉ tiêu tham chiếu | |
7 | Trích dự phòng rủi ro. (Tỷ đồng) | 5.0 |
8 | Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/ Tổng dư nợ. | 33% |
9 | Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/ Tổng dư nợ | 87% |
10 | Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ | 75% |
11 | Tỷ lệ giảm dư lãi treo của dư nợ nội bảng | -58% |
Có thể bạn quan tâm!
-
Doanh Số Thu Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 3 Năm 2005-2007
-
Kết Cấu Dư Nợ Theo Ngành Nghề Của Chi Nhánh Qua Ba Năm
-
Hệ Số Thu Nợ: Chỉ Tiêu Này Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Thu Hồi Nợ. Nó Phản Ánh Trong Thời Kỳ Nào Đó, Ứng Với Doanh Số Cho
-
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Long An - 10
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
5.3 GIẢI PHÁP
5.3.1 Nguồn vốn
* Mục tiêu chung: giữ vững và từng bước tăng trưởng thị phần đảm bảo
nguồn vốn đáp ứng trên 50% dư nợ tín dụng.
* Các chính sách và giải pháp cụ thể:
- Xây dựng lại biểu lãi suất huy động trên cơ sở giá điều chuyển vốn nội bộ của BIDV nhầm cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng giữ nền vốn ổn định và có thu nhập từ nguồn huy động vốn.
- Cơ cấu lại tài sản dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán ở mức hợp lý nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Thực hiện thường xuyên công tác quảng cáo qua báo đài các chương trình khuyến mãi, đưa hình ảnh thương hiệu BIDV gần gũi với khách hàng.
- Có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng,
đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá thể… hoạt động trong
lĩnh vưc thương mại dịch vụ có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi lớn và khách hàng tiết kiệm có số tiền gởi lớn.
- Xây dựng đội ngủ nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng trẻ, khoẻ, nhiệt tình, thực hiện công tác khoa học. Mỗi cán bộ nhân viên đều có trách nhiệm tiếp thị quảng cáo các sảm phẩm dịch vụ của chi nhánh cho khách hàng và người thân của mình trong và ngoài thời gian làm việc.
5.3.2. Tín dụng, thẩm định, bảo lãnh.
* Mục tiêu chung: Đảm bảo tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệu quả, không
chạy theo số lượng.
* Các biện pháp và giải pháp thực hiện:
- Quán triệt tư tưởng cho từng cán bộ tín dụng: “ Tuyệt đối chấp hành quy chế, cơ chế tín dụng, kỷ luật điều hành trong công tác tín dụng.”
- Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng.
- Cơ cấu lại tín dụng nhằm thực hiện tốt các cơ cấu BIDV giao, cụ thể:
+ Thực hiện cơ cấu dư nợ trung dài hạn theo quy định BIDV Việt Nam giao, dư nợ ngắn hạn tăng thêm trong năm nên chú trọng cho vay các dự án nhỏ lẻ có hiệu quả để tránh rủi ro tập trung, thực hiện dư nợ tín dụng bán lẻ theo quy định BIDV Việt Nam, qua đó đẩy mạnh cho vay các ngành sản xuất hàng xuất khẩu để thực hiện cho vay USD và phát triển sản phẩm thanh toán quốc tế….; giảm dần dư nợ thuộc lĩnh vực xây lắp, tăng dư nợ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chỉ cho vay trung dài hạn đối với các dự án, khoản vay có hiệu quả đảm bảo chắc chắn trả nợ ngân hàng. Hạn chế cho vay trung dài hạn đối với cho vay cán bộ công nhân viên riêng lẻ, chỉ cho vay trung hạn tập thể, cho vay ngắn hạn đối với các cơ quan thanh toán lương tự động qua tài khoản tại chi nhánh.
+ Nâng tỷ trọng cho vay có đảm bảo, đảm bảo dư nợ có tài sản đảm bảo
theo tỷ lệ quy định:
Đối với khách hàng mới: chấp hành tốt quy định của BIDV về mức cho
vay không có tài sản đảm bảo.
Đối với khách hàng cũ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện cầm cố thế chấp tất cả tài sản có giá trị của doanh nghiệp và thường xuyên bám sát doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ pháp lý về tài sản đảm bảo.
Đối với công ty TNHH, DNTN chỉ cho tối đa 70 % giá trị tài sản đảm bảo, trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu vay lớn hơn 70% thì phải bổ sung tài sản đảm bảo hoặc cho vay cầm cố quyền đòi nợ giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành và quyền đòi nợ giá trị thanh toán theo hợp đồng kinh tế nếu đủ điều kiện.
+ Tăng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tỷ lên Trung Ương giao: Đẩy mạnh cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay hộ kinh doanh cá thể có đủ tài sản đảm bảo và kinh doanh hiệu quả. Đối với doanh nghiệp quốc doanh, kiên quyết giảm dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo hoặc có tài sản đảm bảo nhưng kinh doanh hiệu quả kém.
+ Đối với các dự án tiềm năng về lâu dài, có hiệu quả, nhưng vượt quyền phán quyết chi nhánh phải báo cáo về BIDV Việt Nam kịp thời để không bỏ lở cơ hội cho ngành, đối với những khách hàng đang vay vốn kinh doanh có hiệu quả, muốn mở rộng sản xuất xét thấy có hiệu quả trong việc mở rộng sản xuất nhưng vượt hạn mức tín dụng, cán bộ tín dụng phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo phòng để có hướng xử lý kịp thời, tránh tình trạng để mất khách hàng.
5.3.3 Chất lượng tín dụng.
- Thực hiện phân loại nợ, chuyển nợ, giới hạn nợ theo đúng qui định, trích đủ dự phòng theo phần phân loại nợ. Hoàn thiện hồ sơ nhầm thực hiện xử lý dứt điểm nợ tồn động nhầm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức cho phép.
- Tiếp tục phân loại nợ, phân loại khách hàng, xếp hạng tín dụng để có chính
sách khách hàng phù hợp và cơ cấu lại kế hoạch để có khả năng sinh lời cao nhất.
- Quyết liệt trong chỉ đạo tận thu nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng, nợ tín dụng
chỉ định, nợ treo nhầm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh.
- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp đạo đức trong kinh doanh tín dụng để đảm
bảo trong hoạt động tín dụng luôn tốt và đạt hiệu quả cao.
5.3.4 Kết quả, hiệu quả kinh doanh, trích dự phòng rủi ro
- Phòng tín dụng hướng dẫn khách hàng vay vốn bằng chuyển khoản, hạn chế
cho vay bằng tiền mặt để tăng thu nhập trong phí dịch vụ.
- Đối với các kế hoạch có món vay dư nợ lớn, khi ký hợp đồng tín dụng với
khách hàng, khách hàng phải trả lãi hàng tháng.
- Thực hiện chuyển nợ quá hạn kịp thời để trích lập dự phòng đúng theo qui định.
- Đôn đốc các đơn vị trả nợ, trả lãi đúng hạn hạn chế nợ quá hạn, hạn chế số
trích dự phòng rủi ro góp phần tăng thêm lợi nhuận.
- Cơ cấu lại tài sản có để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Cơ cấu lại tài sản nợ để có chi phí thấp nhất.
- Tận thu nợ treo của dư nợ nội bảng năm trước giảm 58% và không phát sinh lãi treo của dư nợ nội bảng năm nay (chú trọng thu lãi treo của dư nợ nội bảng dự án quốc lộ 62, 2008) để góp phần tăng thêm thu nhập.
- Phòng tín dụng cơ cấu lại dư nợ, thời gian nợ của khách hàng vay để mức chênh lệch lãi suất giữa giá mua FTP với giá cho khách hàng vay sao do chênh lệch lãi trên 3,3%/năm. (Giả định với mức chênh lệch thu chi kế hoạch giao hiện nay: thu lãi dư lãi treo dư nợ nội bảng năm trước 3,5 tỷ đồng + thu dịch vụ 1,8 tỷ đồng + thu nhập từ huy động vốn ước tính thực hiện 0,5 tỷ đồng, với chi phí quản lý theo kế hoạch là 9,1 tỷ đồng) thì số dư nợ bình quân trong năm 2008 khoản 550 tỷ đồng.
- Tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5.3.5 Phát triển dịch vụ:
* Mục tiêu chung: trở thành một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ hàng đầu trên địa bàn. Đảm bảo nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu.
* Biện pháp và giải pháp thực hiện:
- Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ và tăng cường công tác tiếp thị
quảng cáo đến khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ mới.
- Triển khai mới tất cả các sản phẩm dịch vụ hiện có và các sản phẩm mới của BIDV, ưu tiên thực hiện trước các dịch vụ: BSMS, Home Banking, cho thuê két sắt…
- Khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, hướng tới thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong cho vay và tăng thu nhập dịch vụ.
- Xây dựng biểu phí dịch vụ với mức phí phù hợp đảm bảo cạnh tranh được
với các ngân hàng khác trên địa bàn.
- Liên hệ với các doanh nghiệp có đông lao động để thực hiện trả tiền điện, tiền nước các doanh nghiệp kinh doanh, kể cả khối hành chánh sự nghiệp thanh toán tiền lương qua ngân hàng, từ đó phát triển dịch vụ ATM.
5.3.6 Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Mục tiêu chung: ứng dụng những công nghệ tiến bộ nhất, nhầm nâng cao tính an toàn và gia tăng các tiện ích phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng cũng như có tính cạnh tranh cao để đáp ứng nhu cầu hội nhập.
- Giải pháp:
+ Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin BIDV để triển khai kịp thời
các sản phẩm công nghệ mới.
+ Cử cán bộ đi tập huấn đầy đủ các lớp hướng dẫn ứng dụng công nghệ mới.
+ Bộ phận điện toán căng cứ vào nhu cầu hiện tại và kế hoạch phát triển mạng lưới để xây dựng kế hoạch nhu cầu về sản phẩm công nghệ trong từng thời kỳ.
5.3.7 Phát triển mạng lưới:
- Mục tiêu chung: chỉ phát triển mạng lưới ở những địa bàn có tiềm năng kinh tế lớn thuận lợi để phát triển ngân hàng, nhằm tảng trưởng thị phần và nâng cao thương hiệu.
- Biện pháp-giải pháp:
+ Cơ cấu lại các phòng giao dịch hiện có theo hướng gọn nhẹ, nhưng đảm bảo cung cấp đầy đủ các sản phẩm hiện có của chi nhánh và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả.
+ Chuẩn bị hồ sơ thủ tục để mở phòng giao dịch chợ Tân An khi chợ hoàn thành và đưa vào hoạt động.
+ Có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý và tuyển nhân sự phù hợp cho từng địa bàn dự kiến mở rộng.
5.3.8 Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Mục tiêu chung: Xác định con người là yếu tố quyết định của các quá trình sản xuất xã hội và khởi nguồn của mọi sáng tạo của lao động có ích. Việc không ngừng cải tiến kỷ thuật, nâng cao công nghệ để tăng năng suất lao động chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là đào tạo nguồn nhân lực để tiếp cận và sử dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả sản phẩm công nghệ đó. Vì vậy ban lãnh đạo chi
nhánh rất quan tâm trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo cho người lao động có đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình hội nhập
- Các giải pháp và biện pháp:
+ Căn cứ vào năng lực chuyên môn,kinh nghiệm quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các phòng nhằm phát huy tốt khả năng, năng lực lãnh đạo của từng người.
+ Thực hiện đào tạo lại cho cán bộ nghiệp vụ, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
+ Phát triển nguồn nhân lực mới phải đúng theo quy trình hướng dẫn của
BIDV.
+ Tạo điều kiện cho người lao động học tập để nâng cao trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Đảm bảo 100% các cán bộ nghiệp vụ phải qua trình độ đại học.
+ Cần có hình thức khen thưởng đối với các cán bộ tự học tập để nâng cao
trình độ.
5.3.9 Công tác kiểm tra và chấp hành quy chế quy định thực hiện sổ tay
nghiệp vụ.
- Chủ động phát hiện, cảnh báo, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro sai phạm, đảm
bảo tính tuân thủ và cẩn trọng đặc biệt đối với các hoạt động tín dụng
- Kết hợp chặt chẻ công tác giám sát hoạt động với công tác kiểm tra trực tiếp nâng cao chất lượng hiệu quả, cảnh báo sớm các tiềm ẩn rủi ro, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các sai phạm, vi phạm theo quy định.
- Thông qua công tác giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện, kiến nghị, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời chế độ quy định, quy trình nghiệp vụ không còn phù hợp ảnh hưởng đến an toàn hoạt động toàn hệ thống.
- Đảm bảo nghiêm túc chấp hành kỷ cương, kỹ luật điều hành, thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh năm 2008 gắn với lộ trình thực hiện tái cơ cấu và chiến lược phát triển BIDV giai đoạn 2006-2010 là “ Chất lượng, tăng trưởng bền vững, Hiệu quả an toàn”.
5.3.10 Nâng cao sức cạnh tranh, năng lực tài chính.
* Mục tiêu chung: lành mạnh hoá tình hình tài chính, hạn chế thấp nhất rủi ro
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
* Giải pháp:
- Cơ cấu lại tài sản theo hướng gia tăng nguồn vốn huy động, đảm bảo tính chủ động có hiệu quả từ huy động vốn, giảm chi phí đầu vào bằng cách cơ cấu lại khách hàng, phân loại khách hàng tiềm năng, có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp nhằm giữ vững khách hàng củ và thu hút thêm khách hàng mới.
- Cơ cấu lại tài sản có theo hướng
Đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn để giảm rủi ro như tham gia vào thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh….Hiện nay chỉ có một hình thức duy nhất là cho vay đối với các tổ chức và cá nhân.
Cơ cấu lại khách hàng tín dụng theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành có tiềm năng lớn về chế biến, xuất khẩu….Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nâng cao dư nợ có tài sản đảm bảo.
- Thực hiện hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ tài chính, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí….