Phân tích hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - 11


+ Ban Dịch vụ Tài chính Doanh nghiệp thực hiện triển khai các dịch vụ tư vấn về tài chính cho các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế. Ban Dịch vụ Tài chính doanh nghiệp có các nhiệm vụ: Cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến hoạt động tài chính doanh nghiệp; tổ chức; chuyển đổi; sáp nhập, mua bán doanh nghiệp; tư vấn đầu tư và các dịch vụ khác cung cấp cho các doanh nghiệp; các tổ chức trong và ngoài nước thuộc mọi lĩnh vực; Tổ chức, triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính uỷ thác và các dịch vụ liên quan khác bao gồm: nhận uỷ thác quản lý vốn ngắn hạn, vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên của PVN, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước; Tư vấn phát hành trái phiếu, cổ phiếu và giấy tờ có giá khác cho các doanh nghiệp, thực hiện phát hành trái phiếu, cổ phiếu của công ty và các doanh nghiệp trong và ngoài ngành; Chủ trì nghiên cứu thị trường và tiếp cận các nguồn vốn, các quỹ tiềm năng; Giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ trọn gói của PVFC; Tư vấn phát triển các dự án giảm phát khí thải và kinh doanh giảm phát khí thải được chứng nhận; Thực hiện nhiệm vụ đại lý bảo hiểm; Thực hiện các dịch vụ tài chính khác; Thực hiện công tác quản lý hệ thống về các hoạt động dịch vụ tài chính.

Ban dịch vụ tài chính doanh nghiệp bao gồm 4 Phòng: Phòng Khách hàng; Phòng Dịch vụ tài chính trong nước; Phòng Dịch vụ tài chính quốc tế; Phòng phát triển dự án CDM (giảm phát khí thải).

+ Ban Thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp thực hiện triển khai các dịch vụ thu xếp vốn, cấp tín dụng, cấp bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, dự án trong và ngoài ngành. Ban Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ: Tìm kiếm nhu cầu thu xếp vốn, cấp tín dụng của các dự án, doanh nghiệp trong và ngoài ngành, trong nước và nước ngoài; Thực hiện các phương án thu xếp vốn, cấp tín dụng cho các dự án trong và


ngoài ngành, trong nước và nước ngoài; Thực hiện cho vay doanh nghiệp trong và ngoài ngành; Thực hiện cấp tín dụng dưới các hình thức khác: Bảo lãnh, bao thanh toán... ; Thực hiện báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất về các thông tin, số liệu liên quan đến công tác thu xếp vốn và Tín dụng của Ban; Quản lý danh mục thu xếp vốn và tín dụng theo tỷ trọng được phê duyệt; Thực hiện công tác quản lý hệ thống.

Ban Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp có 5 phòng: Phòng khách hàng; Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng dự án; Phòng Tín dụng Doanh nghiệp; Phòng Thu xếp vốn và tín dụng dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Phòng Tổng hợp, phân tích.

+ Ban Quản lý dòng tiền thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, cân đối dòng tiền trong toàn công ty; sử dụng và kinh doanh nguồn vốn của công ty nhằm đảm bảo và đáp ứng kịp thời nguồn vốn đối với hoạt động của công ty. Ban Quản lý dòng tiền thực hiện các nhiệm vụ: Lập và kiểm soát dòng tiền trong toàn công ty; Thực hiện kinh doanh vốn với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; Thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ, kinh doanh các sản phẩm phái sinh; Thực hiện báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất các thông tin, số liệu liên quan đến công tác quản lý dòng tiền; Thực hiện công tác quản lý hệ thống về dòng tiền.

Ban Quản lý dòng tiền có 3 phòng: Phòng điều hành hoạt động dòng tiền; Phòng kinh doanh tiền tệ; Phòng nguồn vốn.

Đến năm 2007, PVFC đã từng bước hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ cho hầu hết các hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện chặt chẽ, nề nếp và đúng pháp luật. Hệ thống thông tin với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và phần mềm chuyên ngành giúp cho các hoạt động kinh doanh của công ty được triển khai đồng bộ trên toàn quốc. Công tác đào tạo được chú trọng nhằm nâng cao trình độ của CBNV trong


lĩnh vực tài chính tiền tệ. Quá trình hình thành và phát triển của PVFC từ khi thành lập đến năm 2007 với mô hình là công ty tài chính 100% vốn Nhà nước được cộng đồng các tổ chức tín dụng đánh giá cao về hiệu quả hoạt động.

2.2.2. Thực trạng hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn


Cũng như các công ty tài chính khác tại Việt Nam, PVFC triển khai huy động vốn theo các quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 79/2002/NĐ-CP của Chính phủ. PVFC thực hiện huy động vốn qua các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành trái phiếu, đồng tài trợ, quản lý vốn uỷ thác, nhận uỷ thác đầu tư.

Trong các năm qua, PVFC thực hiện huy động vốn qua các hình thức huy động truyền thống của ngân hàng thương mại bao gồm huy động tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ. Hoạt động huy động tiết kiệm của PVFC kỳ hạn trên 12 tháng được tổ chức thực hiện tại các phòng giao dịch trên toàn quốc. Đối tượng khách hàng chính bao gồm các tổ chức kinh tế và cá nhân là người Việt Nam. Các phòng giao dịch huy động tiền gửi với hình thức như tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và tiền gửi tích luỹ có kỳ hạn. Để khuyến khích và thu hút khách hàng tham gia, PVFC áp dụng lãi suất hợp lý, so với lãi suất của các 4 ngân hàng thương mại quốc doanh thì lãi suất huy động của PVFC cạnh tranh hơn; Ngoài ra để thuận tiện cho khách hàng, PVFC áp dụng hình thức gửi tiền một nơi và rút nhiều nơi trong hệ thống tại các phòng giao dịch PVFC trên toàn quốc... Số dư huy động tiết kiệm của PVFC năm 2005 đạt 110 tỷ VNĐ, năm 2006 đạt 296 tỷ VNĐ, năm 2007 đạt 144 tỷ VNĐ. Huy động tiết kiệm của PVFC chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của PVFC.



110

144

296

300


200

Tỷ VNĐ

100


0

2005

2006

2007

Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng


Hình 2.2. Huy động qua hình thức tiền gửi tiết kiệm của PVFC


Nguồn: PVFC


Việc huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu Tài chính Dầu khí được tổ chức định kỳ vào hàng năm, đặc điểm của trái phiếu Tài chính Dầu khí có kỳ hạn 3 đến 5 năm, lãi suất năm đầu khi phát hành cố định, lãi suất các năm tiếp theo được thả nổi theo lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cộng với lãi định biên được hưởng. Trái phiếu được phát hành bằng Việt Nam đồng và đô la Mỹ. Đối tượng khách hàng đầu tư trái phiếu Tài chính Dầu khí gồm các tổ chức và cá nhân là người Việt Nam. Trái phiếu Tài chính Dầu khí lần đầu tiên được phát hành vào năm 2006, đến nay PVFC đã phát hành được 3.593 tỷ VNĐ quy đổi. Để tạo tính thanh khoản cao, trái chủ có thể cầm cố trái phiếu Tài chính Dầu khí để vay vốn tại PVFC, tại các tổ chức tín dụng khác của Việt nam hoặc trao đổi mua bán tự do trên thị trường. Năm 2007 PVFC đã chính thức niêm yết trái phiếu Tài chính Dầu khí tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. PVFC đang nghiên cứu xây dựng phương án huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu Tài chính Dầu khí quốc tế.



1.500

1600

1.403

1400

1200

1000

690

800

Tỷ VNĐ

600

400

200

0

2006

2007

2008

Phát hành trái phiếu


Hình 2.3. Phát hành trái phiếu của PVFC


Nguồn: PVFC


Huy động vốn qua phương thức đồng tài trợ là kênh quan trọng đối với PVFC để thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng. PVFC thực hiện vai trò là đơn vị đầu mối thu xếp tài chính, thay mặt cho bên vay tìm kiếm nguồn vốn cho dự án; soạn thảo, đàm phán các điều kiện của hợp đồng tín dụng; hỗ trợ bên vay và các thành viên đồng tài trợ trong việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng tín dụng. Hiện nay, PVFC thiết lập được quan hệ với hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, các ngân hàng thương mại cổ phần và các công ty tài chính đang hoạt động tại Việt Nam cũng như một số tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây PVFC triển khai tích cực công tác huy động bao gồm cả việc huy động vốn đồng tài trợ từ các tổ chức tín dụng nước ngoài. Từ khi thành lập đến năm 2007, PVFC đã thu xếp vốn cho gần 70 dự án của PVN và các đơn vị thành viên của PVN với số


vốn thu xếp là 11.800 tỷ VNĐ. Đặc biệt, năm 2006 và 2007, PVFC đã mở rộng và triển khai hợp tác hiệu quả với các tổ chức tín dụng là các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư nước ngoài để thu xếp vốn cho các dự án trọng điểm của PVN và các đơn vị thành viên của PVN. Đến nay, PVFC đã thu xếp vốn thành công và ký hợp đồng thu xếp vốn hàng trăm triệu USD từ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Bên cạnh các hình thức huy động trên, PVFC triển khai huy động vốn thông qua các nguồn vốn khác như nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân; quản lý vốn uỷ thác của PVN, các công ty thành viên của PVN, CBCNV ngành dầu khí, các tổ chức và cá nhân khác. Dịch vụ nhận quản lý vốn uỷ thác do PVFC cung cấp là hình thức khách hàng uỷ thác cho PVFC quản lý nguồn vốn nhàn rỗi trong một kỳ hạn nhất định, khách hàng được hưởng mức lãi suất cố định trên số tiền uỷ thác tương ứng với thời gian uỷ thác. Đối tượng khách hàng chủ yếu là PVN và các công ty thành viên của PVN. Khách hàng được hưởng các lợi ích chủ yếu như lãi suất cố định hoặc lãi suất bậc thang cạnh tranh theo kỳ hạn uỷ thác, được rút vốn trước hạn và hưởng lãi suất ưu đãi. Thời hạn uỷ thác linh hoạt, từ 1 tuần đến hàng tháng và hàng năm. Đặc biệt, khách hàng có thể sử dụng hợp đồng quản lý vốn uỷ thác để thực hiện bảo lãnh cho các hợp đồng tín dụng, cấp bảo lãnh tại PVFC. Đến 31/12/2007, PVFC đã nhận vốn uỷ thác của PVN với thời hạn từ 2 đến 3 năm là 6.115.836.401.900 VNĐ; nhận quản lý vốn ủy thác hàng chục ngàn tỷ VNĐ của các tổ chức và cá nhân khác với kỳ hạn dưới 12 tháng.

Ngoài các hình thức huy động trên, đến nay PVFC chưa triển khai thực hiện việc phát hành các công cụ nợ khác như chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu…


Biểu số 2.1. Hạn mức tín dụng của PVFC tại các ngân hàng thương mại quốc doanh và các tổ chức tín dụng (thời điểm 31/12/2007)


TT


Tên Ngân hàng / Tổ chức tín dụng

Hạn mức tín dụng

(tỷ VNĐ)

1

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

300

2

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1.100

3

Ngân hàng Công thương Việt Nam

1.000

4

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Nam

200

5

Bảo Việt

120

6

Ngân hàng TMCP Quân đội

300

7

Ngân hàng TMCP Quốc tế

500

8

Ngân hàng TMCP Phương Nam

750

9

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

490

10

Ngân hàng TMCP GP Bank

400

11

Ngân hàng TMCP PG Bank

500

12

Ngân hàng liên doanh Việt Nga

240

13

Công ty tài chính Bưu điện

700

14

Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ

300


Cộng

6.900

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - 11

Nguồn: PVFC



Vốn uỷ thác

14871

15000

10000

6506

Tỷ VNĐ 3609

5000

0

2005

2006

2007


Hình 2.4. Nguồn vốn uỷ thác của các cá nhân, tổ chức cho PVFC


Nguồn: PVFC


Biểu số 2.2. Nguồn vốn huy động tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá và nhận quản lý vốn uỷ thác của PVFC năm 2005, 2006, 2007

Đơn vị: Tỷ VNĐ



TT


Nội dung

Số dư

31/12/2005

31/12/2006

31/12/2007

1

Vốn uỷ thác

3.609

6.506

14.871

1.1

Ủy thác quản lý vốn

3.285

6.044

8.078

1.2

Vốn nhận uỷ thác của PVN


270

6.116

1.3

Nhận uỷ thác đầu tư

324

192

677

2

Tiền gửi của khách hàng

110

296

144

3

Phát hành giấy tờ có giá


690

2.190

Nguồn: PVFC

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 09/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí