Các Nghiên Cứu Trước Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu


nhuận sẽ suy giảm do mức độ cao của nợ xấu đòi hỏi ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, điều này sẽ làm giảm doanh thu của các ngân hàng (Athanasoglou, 2008).


2.1.4.2. Tác động của nợ xấu đến an toàn vốn của ngân hàng


Kênh bảng cân đối tài sản của ngân hàng liên quan đến kênh vốn ngân hàng và cho vay truyền thống của ngân hàng. Kênh cho vay truyền thống của ngân hàng tập trung vào tiền gửi - dự trữ giới hạn đối với cung cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình cho vay truyền thống của ngân hàng bỏ qua vai trò của vốn ngân hàng và rủi ro tín dụng nội sinh bằng cách giả sử tất cả khoản vay sẽ được hoàn trả. Holmstrom và Tirole (1997) chỉ ra tầm quan trọng của vốn ngân hàng tài trợ cho hoạt động đi vay bởi nó cung cấp các ưu đãi cho các ngân hàng để giám sát người đi vay và vượt qua vấn đề rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, sự sụt giảm của vốn ngân hàng do sự giảm của các khoản trả nợ theo sau cú sốc mà giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp suy yếu sẽ giảm cung cho vay. Blum và Hellwig (1995), Borio và ctg (2001) và Goodhart và ctg (2004) nghiên cứu kênh vốn ngân hàng trong yêu cầu của các quy định. Rủi ro tín dụng gia tăng trong suy thoái dẫn đến việc giảm tỷ lệ vốn ngân hàng và do đó, ngân hàng phải đối mặt với nhu cầu vốn cao hơn để đáp ứng các yêu cầu của luật. Tuy nhiên, việc tăng vốn sẽ khó khăn và tốn kém hơn do lợi nhuận và khả năng của ngân hàng xây dựng dự trữ giảm và họ gần như giảm tài sản. Điều này có ý nghĩa làm khoản tín dụng mở rộng cho doanh nghiệp và hộ gia đình giảm, đến lượt nó làm giảm chi tiêu của người đi vay và giảm tổng cầu trong nền kinh tế.

Giả thuyết rủi ro đạo đức cũng phản ánh mối quan hệ giữa nợ xấu và vốn ngân hàng. Diwan và Rodrik (1992) cho rằng, tỷ lệ nợ xấu cao làm tăng sự không chắc chắn về trạng thái vốn của các ngân hàng và do đó, giới hạn khả năng tiếp cận vốn để huy động. Điều này lại làm tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng và góp phần vào việc giảm tăng trưởng tín dụng. Hai cơ chế bổ sung được đề cập trong các nghiên cứu là chi phí cao, gắn kết với việc quản lý nợ xấu cao


(Mohd và ctg, 2010) và vốn thấp hơn mà kết quả từ trích lập dự phòng. Cả hai góp phần làm cung tín dụng thấp, từ đó tác động đến các hoạt động kinh tế.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

2.1.4.3. Tác động của nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng


Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1683995359 - 8

Kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay liên quan đến trạng thái vốn của người đi vay (hay giá trị tài sản ròng) có ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của họ. Lý thuyết gia tốc tài chính đã đề cập trên cũng giải thích hành vi cho vay của ngân hàng với mối quan hệ biến động mang tính chu kỳ trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, giá trị tài sản ròng được cải thiện thì phần dư nguồn vốn bên ngoài càng thấp, khi người cho vay cho rằng ít rủi ro hơn khi cho vay đến đối tượng có giá trị tài sản ròng cao hơn. Cú sốc ngược cho rằng, dòng tiền hiện tại của người đi vay càng thấp dẫn đến việc giảm giá trị tài sản ròng và tăng phần dư nguồn vốn bên ngoài. Việc tăng chi phí của người vay sẽ không khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn và kết quả ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, làm ảnh hưởng và khuếch đại hiệu ứng của cú sốc ban đầu. Kiyotaki và Moore (1995) phát triển một mô hình cân bằng động để mô tả giá trị tài sản ròng của người đi vay không chỉ nhạy cảm với biến động của dòng tiền, mà còn với sự thay đổi giá trị của tài sản tài chính thực họ nắm giữ. Trong mô hình này, tài sản đóng vai trò kép trong nền kinh tế: (i) Sản xuất ra hàng hóa dịch vụ và (ii) Tạo ra thế chấp cho các khoản vay. Khi cú sốc tạm thời làm giá trị tài sản giảm, hiệu ứng trực tiếp sẽ xảy ra bởi sự thay đổi trong tài sản thế chấp dẫn đến sự thay đổi trong tín dụng thu được. Thêm vào đó, việc giảm sản xuất và tiêu dùng là do cú sốc đối với nền kinh tế thực cũng làm giảm giá tài sản sau đó, dẫn dến lan truyền cú sốc theo thời gian.

Mô hình chu kỳ tín dụng (Hình 2.5) là mô hình kinh tế phát triển bởi Kiyotaki và Moore cho thấy làm thế nào những cú sốc nhỏ đối với nền kinh tế có thể được khuếch đại bởi những hạn chế tín dụng, dẫn đến biến động sản lượng lớn. Mô hình này giả định rằng người vay không thể bị buộc phải trả nợ. Do đó, trong trạng thái cân bằng, việc cho vay chỉ diễn ra nếu có tài sản thế chấp. Đó là, người vay phải sở hữu một số lượng tài sản hay vốn đủ có thể bị tịch thu


trong trường hợp họ không trả được. Yêu cầu tài sản thế chấp này khuếch đại dao động chu kỳ kinh doanh vì trong suy thoái, thu nhập từ vốn giảm, khiến giá vốn giảm, mà làm cho vốn ít có giá trị như tài sản thế chấp, làm hạn chế đầu tư của doanh nghiệp bằng cách buộc họ phải giảm vay của họ và do đó, làm xấu đi tình hình suy thoái kinh tế.

Hình 2.5. Mô hình chu kỳ tín dụng


Hiện tại Tương lai


Nhu cầu tài sản của công ty hạn chế giảm

Giá trị ròng của công ty bị hạn chế giảm

Giá trị ròng của công ty bị hạn chế giảm

Ngày t ngày t+1 ngày t+2




Cú sốc tiêu cực tạm thời



Chi phí tài sản giảm

Giá trị ròng của công ty bị hạn chế giảm

Nhu cầu tài sản của công ty hạn chế giảm

Nhu cầu tài sản của công ty bị hạn chế giảm

Chi phí tài sản giảm

Chi phí tài sản giảm

Giá tài sản giảm


Nguồn: Kiyotaki và Moore (1995)


2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước


2.2.1. Các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến nợ xấu


Sau đây, luận án thống kê một số nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam về mối liên hệ giữa các yếu tố với nợ xấu. Từ đó, xem xét việc áp dụng các yếu tố này trong nghiên cứu.


2.2.1.1. Bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố đặc thù


- Tăng trưởng tín dụng


Thứ nhất, các nghiên cứu về ảnh hưởng yếu tố tăng trưởng tín dụng có các kết quả không thống nhất. Một trong những nghiên cứu tiên phong về mối quan hệ giữa nợ xấu và TTTD là Clair (1992) khi thực hiện nghiên cứu cho các NHTM ở Texas giai đoạn 1980-1990. Tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu làm biến chất lượng tín dụng, còn các biến giải thích chia làm 3 nhóm, gồm có: (i) TTTD; (ii) Đặc điểm tài chính và (iii) Điều kiện kinh doanh. Ba loại TTTD được dùng đồng thời trong mô hình gồm tăng trưởng nội bộ, tăng trưởng từ việc sáp nhập và tăng trưởng từ việc thâu tóm. Ảnh hưởng của TTTD có độ trễ là 0, 1, 2 và 3 năm. Phương pháp được sử dụng là hồi quy bình phương nhỏ nhất. Kết quả cho thấy, TTTD nội bộ và từ việc thâu tóm góp phần cải thiện chất lượng tín dụng ở độ trễ 0 và 1. Tuy nhiên, TTTD từ việc sáp nhập chỉ làm giảm nợ xấu và không ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ không thể thu hồi. Bên cạnh đó, các biến về đặc điểm tài chính và điều kiện kinh doanh đóng vai trò kiểm soát tốt trong mô hình.

Keeton (1999) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa TTTD và nợ xấu trong chuỗi thời gian hai giai đoạn 1967-1983 và 1990-1989. Tác giả sử dụng hai mô hình véc tơ tự hồi quy VAR. Một mô hình gồm TTTD, tiêu chuẩn tín dụng và GDP. Mô hình còn lại là thu nhập, vốn cho vay và tỷ lệ khách hàng không trả nợ. Mô hình thứ nhất cho thấy TTTD không ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn tín dụng trong giai đoạn 1990-1998 nhưng lại thắt chặt trong giai đoạn 1967-1983.


Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn tín dụng có xu hướng kìm hãm TTTD ở cả hai giai đoạn. Mô hình thứ hai cho thấy lượng vốn vay trong quá khứ cao sẽ dẫn đến tỷ lệ khách hàng không trả được nợ cao trong tương lai.

Salas và Sarina (2002) đề cập đến hai loại TTTD là tăng trưởng riêng và tăng trưởng của mạng lưới chi nhánh. Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng động và phương pháp hồi quy GMM sai phân. Các biến trễ của các yếu tố được dùng ở 2, 3 và 4 năm. Kết quả chung cho thấy, TTTD làm gia tăng các khoản nợ xấu. Cụ thể, tăng trưởng ở các mạng lưới chi nhánh gây ra nợ xấu ở loại hình NHTM sau 3 năm. Đối với các ngân hàng tiết kiệm, tăng trưởng riêng và tăng trưởng mạng lưới chi nhánh làm tăng tí lệ nợ xấu lần lượt sau 3 và 4 năm. Các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc thù ngân hàng giữ vai trò kiểm soát tốt trong mô hình nghiên cứu.

Foos và ctg (2010) sử dụng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ không thu hồi trên thu nhập lãi thuần đại diện cho rủi ro ngân hàng. Phương pháp sử dụng là ước lượng mô hình OLS và GMM hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, TTTD trong quá khứ làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ không thể thu hồi trên thu nhập lãi thuần trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn trình bày mối quan hệ giữa TTTD và nợ không thể thu hồi cùng với sự tương tác của các ảnh hưởng từ việc sáp nhập và thâu tóm. Tác động của tăng trưởng vẫn là thuận chiều nhưng việc sáp nhập và thâu tóm đã làm giảm bớt tác động này.


- Quy mô tài sản


Các nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố quy mô tài sản được tổng hợp trong Bảng 2.4. Phần lớn các công trình nghiên cứu tìm thấy tương quan ngược chiều âm giữa quy mô tài sản với nợ xấu hoặc không tìm thấy bất kỳ ảnh hưởng nào của quy mô tài sản đối với nợ xấu (Louzis và ctg, 2012; Salad và Saurina, 2002; Jimenez và Saurina, 2006; Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều, 2015).


Louzis và ctg (2012) cho rằng, các ngân hàng có thể cải thiện chất lượng tín dụng nếu họ có nhiều cơ hội đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của mình. Nếu các ngân hàng có khả năng tìm kiếm những dự án tốt hay đầu tư vào các công ty có tiềm năng phát triển, chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện. Khi đó, vốn dùng cho vay thấp hơn, giảm đi khả năng cho vay những đối tượng không trả được nợ. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn để đa dạng hóa hình thức đầu tư cần phải có thời gian dài mới thu hồi được vốn và lợi nhuận trong khi vốn ngân hàng phần lớn là vốn ngắn hạn. Rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi có một số lượng lớn khách hàng rút tiền. Do đó, những ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hóa hơn mà vẫn kiểm soát được thanh khoản. Trong khi đó, tương quan cùng chiều giữa quy mô và nợ xấu cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Le (2016) về mối liên kết tài chính vĩ mô với hoạt động ngân hàng đối với các NHTM các nước Đông Á và Das và Ghosh (2007) tại các NHTM Ấn Độ. Điều này được giải thích là do các ngân hàng lớn mạo hiểm chấp nhận rủi ro khi mở rộng quy mô, dẫn đến nợ xấu gia tăng.


- Hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí ngân hàng


Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm luận án tiếp cận được đều có kết quả nghiên cứu là nợ xấu và hiệu quả chi phí của ngân hàng có quan hệ ngược chiều (Berger và Humphrey, 1992; Wheelock và Wilson, 1995; Karim và ctg, 2010). Karim và ctg (2010) đã sử dụng cả phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả chi phí và mô hình hồi quy Tobit để xác định mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các NHTM của Singapore và Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí là ngược chiều. Tsai và Huang (1999) sử dụng một hàm chi phí kiểm định mối quan hệ giữa quản lý chất lượng và hiệu quả về chi phí trong ngành ngân hàng của Đài Loan. Họ phát hiện ra rằng, chất lượng tài sản và hiệu quả về chi phí là có mối quan hệ cùng chiều. Bằng việc tính đến các yếu tố rủi ro và chất lượng trong việc đo lường hiệu quả chi phí của các NHTM Nhật Bản trong giai đoạn 1993-1996, Altunbas và ctg (2000) đã nhận định mức độ nợ


xấu có mối quan hệ cùng chiều với tính thiếu hiệu quả của ngân hàng. Hơn nữa, các ngân hàng thường kinh nghiệm hiệu quả suy giảm sau khi thực hiện quản lý các yếu tố rủi ro. Mặt khác, Fan và Shaffer (2004) cho rằng, mặc dù nợ xấu ngược chiều với hiệu quả nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê.

Podpiera (2008) kiểm định mối quan hệ giữa nợ xấu với hiệu quả chi phí bằng phương pháp GMM cho các NHTM Séc giai đoạn 1994-2005. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết quản lý kém hay sự giảm trong hiệu quả chi phí làm tăng nợ xấu, nhưng bác bỏ giả thuyết kém may mắn về quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại.

Berger và DeYoung (1997) đã thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng khoản vay, hiệu quả chi phí và mức vốn hóa trên một mẫu lớn các NHTM Mỹ trong giai đoạn 1985-1994. Chất lượng nợ được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Hiệu quả chi phí được tính bằng cách tiếp cận biên phi tham số để tính điểm số hiệu quả hằng năm của mỗi ngân hàng. Kiểm định bằng mô hình nhân quả Granger bao gồm 2 công thức với mỗi ba biến chính được hồi quy với độ trễ của nó và với 2 biến còn lại, trong khi nguồn khác là thời gian và dữ liệu chéo để kiểm soát. Mỗi công thức được ước lượng bởi OLS và tổng hệ số trễ mỗi biến tạo ra thông tin theo quan hệ nhân quả. Kết quả cho thấy, mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả chi phí và nợ xấu cả hai chiều, hỗ trợ bởi giải thuyết kém may mắn và giả thuyết quản lý kém.

Williams (2004) trình bày kiểm chứng rõ hơn cho Berger và DeYoung (1997) trên mẫu các ngân hàng châu Âu giai đoạn 1990-1998. Chất lượng khoản vay đo bằng tỉ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ. Phương pháp xác định CE tương tự như Berger và DeYoung. Nghiên cứu kết luận giảm hiệu quả chi phí và lợi nhuận có xu hướng giảm chất lượng nợ vay, phù hợp với giả thuyết quản lý kém. Trong khi đó, Rossi và ctg (2005) mở rộng nghiên cứu của Williams với các quốc gia châu Âu khác trên mẫu 278 ngân hàng trong giai đoạn 1995-2002. Nghiên cứu kết luận phù hợp với giả thuyết kém may mắn, hay việc suy giảm trong chất lượng khoản vay làm giảm hiệu quả chi phí và lợi nhuận.


- Cấu trúc vốn và an toàn hoạt động


Keeton và Morris đã thực hiện nghiên cứu trên các NHTM Mỹ giai đoạn 1979- 1985 thông qua việc chọn các biến nghiên cứu là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, mức độ chịu rủi ro của ngân hàng thể hiện qua các biến là vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, dư nợ cho vay trên tổng tài sản, để kiểm tra giả thuyết này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nợ xấu gia tăng đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tương đối thấp. Kết quả của Le (2016) nhất quán với mối quan hệ này trên mẫu nghiên cứu các NHTM của 8 quốc gia Đông Á giai đoạn 2005-2014.

Mối liên hệ ngược chiều giữa nợ xấu và các chỉ số vốn cũng đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997) và Salas và Saurina (2002). Tuy nhiên, không có sự đồng thuận về dấu của hệ số hồi quy giữa nợ xấu với các yếu tố trên trong tài liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ nợ xấu và VCSH không có ý nghĩa thống kê ở các quốc gia như Ấn Độ, Hy Lạp (Das và Ghosh, 2007; Louzis và ctg, 2012).

Bảng 2.3 đã tổng hợp các nghiên cứu trước về tác động của nhóm các yếu tố đặc thù đến nợ xấu của các NHTM trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bảng này cũng cho thấy với các mẫu khác nhau của các quốc gia khác nhau thì mối quan hệ giữa các yếu tố với nợ xấu là không đồng nhất.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023