Minh Họa Lý Thuyết Gia Tốc Tài Chính Về Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Vĩ Mô Đến Nợ Xấu 83680


giảm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng từ các ngân hàng khác, dẫn đến hoạt động cho vay giảm. Hình 2.1 cho thấy ảnh hưởng của việc tăng lãi suất đến các NHTM cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khách hàng của các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

Lý do là do vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người đi vay và người cho vay. Do thiếu thông tin nên ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải thế chấp tài sản. Nếu giá tài sản giảm sẽ ảnh hưởng đến bảng cân đối tài sản và giá trị ròng của doanh nghiệp. Điều này làm giảm khả năng trả nợ và ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư. Kênh này hoạt động thông qua phần dư nguồn vốn bên ngoài, phản ánh sự khác biệt trong chi phí của vốn bên ngoài và bên trong (Bernanke và ctg, 1994; Kiyotaki và Moore, 1995). Bernanke và ctg (1994) cho rằng, mối quan hệ giữa giá trị tài sản ròng và phần dư nguồn vốn bên ngoài là ngược chiều. Khi nền kinh tế tăng trưởng, giá trị tài sản ròng được cải thiện thì phần dư nguồn vốn bên ngoài càng thấp, khi ngân hàng cho rằng nếu cho vay đến đối tượng có giá trị tài sản ròng cao hơn thì ít rủi ro hơn. Cú sốc ngược rằng dòng tiền hiện tại của người đi vay càng thấp dẫn đến việc giảm giá trị tài sản ròng và tăng phần dư nguồn vốn bên ngoài. Việc tăng chi phí của người vay sẽ không khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn và kết quả ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, làm ảnh hưởng và khuếch đại hiệu ứng của cú sốc ban đầu.


NHTW tăng lãi suất

Giá trị dự trữ giảm (do giá cổ phiếu, trái phiếu giảm)

Khó huy động từ các Ngân hàng khác

Công ty rủi ro hơn, NHTM sẽ không cho vay hoặc chỉ cho vay ở lãi suất cao

Giá trị công ty giảm do giá cổ

phiếu giảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Tài chính công ty xấu đi do (i) chi phí lãi cao, (i) cầu giảm

Giảm cho vay

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1683995359 - 6

Hình 2.1. Minh họa lý thuyết gia tốc tài chính về ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô đến nợ xấu


Nguồn: Bernanke và ctg (1994)


- Lý thuyết kênh cho vay ngân hàng (Bank lending theory)


Xuất phát từ vấn đề thông tin bất cân xứng và vai trò của trung gian tài chính trong giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng, Bernanke và Gertler (1995) đã đề xuất kênh cho vay ngân hàng bao gồm hai kênh truyền tải là bảng cân đối tài sản của người đi vay và khối lượng tín dụng thông qua khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Theo lý thuyết về kênh cho vay ngân hàng, tác động trực tiếp của CSTT lên lãi suất được khuếch tán thông qua sự thay đổi trong phần dư nguồn vốn bên ngoài. Phần dư nguồn vốn bên ngoài là sự chênh lệch giữa nguồn vốn huy động từ bên ngoài (từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay ngân hàng) và nguồn vốn huy động từ bên trong (từ thu nhập giữ lại). Mức độ chênh lệch này phản ánh sự không hoàn hảo của thị trường tín dụng (vấn đề chủ sở hữu và người đại


diện; chi phí thẩm định, giám sát, thu hồi; vấn đề thông tin bất cân xứng gây ra lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức), tạo ra mức chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay và chi phí của người đi vay. Bernanke và Gertler đề xuất hai kênh truyền tải thông qua bảng cân đối tài sản của người đi vay và khối lượng tín dụng thông qua khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng.


+ Lý thuyết kênh bảng cân đối tài sản (balance sheet channel theory)


Không chỉ bàn về ảnh hưởng của kênh tín dụng đến doanh nghiệp, các lý thuyết cũng đề cập đến kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay. Khi tín dụng ngân hàng suy giảm do CSTT thu hẹp làm giảm sức mua hàng tiêu dùng và nhà ở của những người không có khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng khác. Tương tự, lãi suất tăng làm xói mòn bảng cân đối tài sản của người đi vay do dòng tiền của người tiêu dùng bị tác động tiêu cực. Do thông tin không cân xứng nên hàng tiêu dùng lâu bền và nhà ở có tính thanh khoản thấp. Nếu gặp phải cú sốc về thu nhập, người đi vay phải bán hàng tiêu dùng lâu bền để lấy tiền và dự kiến chấp nhận khoản lỗ lớn khi bán chúng đi. Ngược lại, nếu nắm giữ các tài sản tài chính như tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu, người tiêu dùng dễ dàng bán chúng đi và thu tiền mặt. Do đó, nếu người tiêu dùng rơi vào khó khăn tài chính, họ sẽ nắm giữ ít hàng hóa tiêu dùng có tính thanh khoản thấp và nắm giữ TSTC có tính thanh khoản cao hơn. Bảng cân đối tài sản của người đi vay ảnh hưởng quan trọng đến ước tính khả năng gặp khó khăn về tài chính của họ.

Cơ sở của kênh truyền tải này là phần dư nguồn vốn bên ngoài tỷ lệ nghịch với tình hình tài chính của người đi vay. Giá trị tài sản ròng (tổng tài sản trừ đi tổng nợ) và giá trị các tài sản có tính thanh khoản của người đi vay càng lớn thì phần thưởng nguồn vốn bên ngoài càng nhỏ. CSTT thắt chặt có tác động trực tiếp làm suy yếu tình hình tài chính của người đi vay thông qua hai ảnh hưởng. Ảnh hưởng thứ nhất là qua các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay có lãi suất thả nổi; lãi suất cao khiến cho chi phí lãi vay cao hơn, làm giảm lợi nhuận, dòng tiền và giá trị tài sản ròng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và hộ gia


đình có tỷ lệ nợ cao. Ảnh hưởng trực tiếp thứ hai là khi lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp. Về phía tác động gián tiếp, khi NHTW thắt chặt CSTT, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian sẽ gặp khó khăn do doanh thu sụt giảm (nhu cầu của đối tác giảm) trong khi chi phí cố định lại giữ nguyên, khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, giá trị tài sản ròng giảm. Tổng hợp của ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp là giá trị tài sản ròng và tài sản thế chấp giảm xuống khiến cho phần thưởng nguồn vốn bên ngoài tăng lên do rủi ro tiềm ẩn đối với người cho vay tăng lên; kết quả người đi vay (bao gồm cả doanh nghiệp và hộ gia đình) sẽ hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng hàng hóa lâu bền.


+ Lý thuyết kênh khả năng cấp tín dụng (credit channel theory)


NHTM là chủ thể cung cấp phần lớn các khoản tín dụng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế nên khi khả năng cấp tín dụng bị suy giảm sẽ khiến cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Gerlter và Gilchrist, 1993) ở các nền kinh tế mà thị trường chứng khoán chưa phát triển, gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Bernanke và Blinder (1988) lập luận rằng khi NHTW thắt chặt CSTT bằng việc bán các chứng khoán trên thị trường mở sẽ làm dự trữ và tiền gửi của hệ thống các NHTM giảm xuống. Do việc phát hành các công cụ nợ và cổ phiếu để bù đắp lượng giảm xuống của tiền gửi là không hề dễ dàng nên khả năng cung ứng các khoản vay của các NHTM giảm; đầu tư và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế cũng giảm theo. Kayshap và Stein (1994) chỉ ra rằng nhóm ngân hàng với tỷ lệ tài sản có tính lỏng thấp sẽ chịu tác động lớn khi CSTT thay đổi hơn là nhóm ngân hàng với tỷ lệ tài sản có tính lỏng cao. Đặc biệt, kết luận này càng chính xác đối với nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ và tình hình tài chính yếu. Như vậy, hai kênh truyền tải tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình truyền dẫn CSTT tới nền kinh tế.

Quá trình tự do hóa tài chính và ứng dụng các công cụ tài chính mới đã làm giảm vai trò của kênh truyền tải thông qua khả năng cấp tín dụng. Trong khi


đó, sự kết hợp của hai kênh truyền tải này ngày càng tăng do sự liên kết giữa các NHTM trên thị trường tài chính ngày càng cao bắt nguồn từ sự phức tạp trong các giao dịch tài chính giữa các NHTM (vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư góp vốn, chứng khoán hóa, công cụ phái sinh...). Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát triển với thị trường tài chính đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thì vai trò của kênh truyền tải thông qua tín dụng với nền kinh tế vẫn là rất quan trọng. Ngoài ra, kênh truyền tải tín dụng đưa ra hàm ý đối với người điều hành chính sách là các doanh nghiệp, hộ gia đình và các NHTM với tình hình tài chính yếu kém là những đối tượng dễ chịu tác động tiêu cực từ thay đổi CSTT và ngược lại. Các kênh truyền tải của CSTT không hoạt động độc lập mà cùng hoạt động trước những thay đổi trong điều hành CSTT của NHTW.

Như vậy, qua kênh cho vay ngân hàng, tác động của các yếu tố vĩ mô đến nợ xấu được giải thích thông qua sự không hoàn hảo của thị trường tín dụng, gây ra lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tin dụng của ngân hàng cũng như chi phí của người đi vay và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay, có thể làm gia tăng nợ xấu nếu chi phí của người đi vay tăng lên và ngược lại.


- Lý thuyết cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ (monetary policy transmission mechanism theory)


Nợ xấu không chỉ chịu ảnh hưởng của kênh tín dụng riêng biệt như đã phân tích ở trên mà còn chịu tác động của tổng hợp cơ chế truyền dẫn của CSTT. Khi đó, cơ chế truyền dẫn của CSTT làm thay đổi các yếu tố kinh tế vĩ mô (như lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thất nghiệp…) sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và hộ gia đình trong nền kinh tế và do đó sẽ tác động đến nợ xấu. Theo Miskin (2010), cơ chế truyền dẫn của CSTT là quá trình từ thay đổi trong lãi suất (hoặc cung tiền) của cơ quan điều hành CSTT ảnh hưởng đến mức giá và sản lượng của nền kinh tế. Cơ chế truyền dẫn CSTT là một quá trình mà sự thay đổi trong CSTT dẫn đến hàng loạt sự thay đổi khác


trong các biến số của nền kinh tế như lãi suất, giá cả tài sản, chi tiêu, tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, dòng tiền, khả năng cấp tín dụng của hệ thống NHTM và cuối cùng là hướng tới mục tiêu mức giá, sản lượng và thất nghiệp. CSTT mở rộng dẫn đến giảm sút lãi suất thực tế và sự suy giảm lãi suất thực tế làm giảm chi phí đầu tư, gây ra sự gia tăng trong chi tiêu cho đầu tư, qua đó dẫn tới gia tăng tổng cầu và sản lượng. Tác động của CSTT tới các biến số vĩ mô qua kênh lãi suất truyền thống được nhiều nhà kinh tế học tán thành, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng ngoài lãi suất, các yếu tố trễ khác như sản lượng, doanh thu và dòng tiền mới là các nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới chi tiêu và tiêu dùng (Blinder và Maccini, 1991; Chirinko, 1993; Boldin, 1994).

Theo Bernanke và Gertler (1995), CSTT tỏ ra thiếu hiệu quả trong việc làm giảm lãi suất trung dài hạn, đặc biệt là lãi suất thực vốn đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư vào các tài sản dài hạn. Các kênh truyền tải của CSTT không hoạt động độc lập mà cùng hoạt động trước những thay đổi trong điều hành CSTT của NHTW. Chính vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của CSTT lên tăng trưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá công tác điều hành CSTT. Như vậy, các kênh truyền dẫn của CSTT như kênh bảng cân đối tài sản, kênh khả năng cấp tín dụng, kênh dòng tiền, kênh biến động mức giá tác động đến nợ xấu thông qua các nhân tố vĩ mô như lãi suất, dòng tiền, giá tài sản, tỷ giá, từ đó tác động đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư hay tiêu dùng của người đi vay và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và chất lượng các khoản vay.

Tóm lại, các lý thuyết trên cho thấy chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến kênh cho vay ngân hàng trong nền kinh tế, từ đó tác động đến chất lượng các khoản vay hay nợ xấu của ngân hàng. Mối quan hệ này sẽ được trình bày rõ hơn trong các nội dung sau.


2.1.3.2. Các yếu tố đặc thù ngân hàng


- Tăng trưởng tín dụng


Mối quan hệ giữa của tăng trưởng tín dụng với nợ xấu được Keeton (1999) giải thích thông qua sự dịch chuyển các nhân tố trong mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. Qua đó, mối liên hệ giữa hai nhân tố này được phản ánh là cùng chiều lẫn ngược chiều. Sự dịch chuyển đường cung trên thị trường vốn vay trong Hình 2.2 giải thích mối quan hệ này như sau: đường tỷ suất sinh lời kỳ vọng phản ánh mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng tương ứng với các mức tiêu chuẩn tín dụng mà ngân hàng đưa ra. Sự dịch chuyển đường cung hàm ý rằng các NHTM sẵn sàng cho vay nhiều hơn bằng cách giảm các yêu cầu về tiêu chuẩn tín dụng. Điều này khiến các NHTM sẵn sàng kỳ vọng suất sinh lời thấp hơn và dễ dàng cho các đối tượng có rủi ro cao về khả năng tài chính vay tiền.

re1

Hình 2.2. Dịch chuyển đường cung


re, tỷ suất sinh lời kỳ vọng

re(z)

S1

S2

re1

r 2

e

re2

z1

z2


D

L1

L2

L, tổng vốn

cho vay

z, độ tin cậy tín dụng

Nguồn: Keeton (1999)



Như vậy, khi NHTM quyết định tăng trưởng tín dụng bằng cách nới lỏng các điều kiện cho vay thì việc tăng trưởng tín dụng sẽ làm suy giảm chất lượng tín dụng trong tương lai. Quy trình này diễn ra như sau: tiêu chuẩn tín dụng giảm sẽ dẫn đến tăng trưởng tín dụng tăng và điều này làm chất lượng tín dụng giảm.


Hai nguyên nhân khác giải thích tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến nợ xấu là sự dịch chuyển của đường cầu và sự dịch chuyển trong năng suất lao động. Thứ nhất, do nhu cầu thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp hay dự án đầu tư, đường cầu tín dụng sẽ dịch chuyển sang phải. Sự thay đổi cấu trúc vốn này sẽ giúp cải thiện dòng tiền, từ đó, khả năng trả nợ của chủ thể vay vốn không bị ảnh hưởng tiêu cực, đảm bảo cho chất lượng tín dụng trong tương lai. Thứ hai, sự dịch chuyển của đường cầu do sự dịch chuyển trong năng suất lao động. Sự gia tăng trong năng suất lao động thể hiện những dấu hiệu tốt của chủ thể vay vốn. Như vậy, tăng trưởng tín dụng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu.

Hình 2.3 cho rằng, khi nhu cầu vay vốn xuất phát từ việc mong muốn thay đổi cấu trúc vốn để đạt mức tối ưu, các NHTM sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các yêu cầu vay vốn, thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng. Thông thường, các NHTM sẽ không nhận ra nhu cầu vay vốn dạng này nên ban đầu họ vẫn giữ tiêu chuẩn tín dụng ở một ngưỡng nào đó cho đến khi họ nhận thấy nhiều chủ thể đủ tiêu chuẩn đến vay vốn, họ bắt đầu thắt chặt và kỳ vọng tỷ suất sinh lời cao hơn. Điều này có thể không làm cản trở chủ thể vay vốn và các ngân hàng giảm được rủi ro cho vay đến các đối tượng có năng lực tài chính kém. Do đó, chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện trong tương lai. Quy trình diễn ra như sau: tăng trưởng tín dụng tăng sẽ dẫn đến tiêu chuẩn tín dụng tăng và điều này làm nợ xấu giảm.

Hình 2.3. Dịch chuyển đường cầu


re, tỷ suất sinh lời kỳ vọng

re(z)

D2

S

D1

re1

re2


z1

z2

L1

L2

L, tổng vốn cho vay

z, độ tin cậy tín dụng

Nguồn: Keeton (1999)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023