án lệ nhưng với ý nghĩa giới hạn hơn nhiều thuật ngữ được sử dụng trong các vụ kiện ở Anh.”[7]
Sự khác biệt quan trọng trong cách thức tổ chức công ty của hai quốc gia là điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần tại Anh chỉ được lập sau khi vốn cổ phần được đăng ký bán rộng rãi và thường không muộn hơn khi một phần tiền thanh toán cho số cổ phần rao bán đã được trả. Trong khi ở Hoa Kỳ, công ty cổ phần thường được thành lập về mặt pháp lý trước khi bất kỳ khoản tiền nào thực sự được thanh toán và thường trước khi danh sách đăng ký mua cổ phần được chuẩn bị. Tình thế khi mà việc chấp thuận kế hoạch thành lập công ty bị đình lại trong hai trường hợp sẽ khác biệt rò rệt.[7]
Tuy thế thuật ngữ sáng lập viên công ty cổ phần cũng đã được vay mượn và sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ với quan điểm về nghĩa vụ và những sự hình thành mối quan hệ của sáng lập viên công ty cổ phần, và cả các quy định pháp luật được áp dụng cũng tương tự nhau ở cả hai quốc gia, ngoại trừ trường hợp phát sinh do việc hủy bỏ công ty dự định thành lập.
Tại Úc, thuật ngữ “promoter” được thừa nhận bởi Hội đồng tòa án tối cao (HCA) trong vụ kiện Tracy v. Mandalay Pty Ltd – 1953 và sau này được mở rộng bao gồm những người “được coi là sáng lập viên công ty cổ phần” [9]. Đó là khi một số người liên quan tới việc thành lập công ty không giữ bất kỳ vai trò tích cực nào trong việc đăng ký nhưng thay vào đó lại ủy nhiệm công việc này cho những người khác. Những người được ủy nhiệm thực hiện công việc như luật sư và nhân viên kế toán, những người cung cấp các dịch vụ chuyên môn liên quan đến thành lập công ty không được coi là các sáng lập viên của công ty.
* Định nghĩa về sáng lập viên công ty cổ phần: Qua những khái niệm được đưa ra trong án lệ của Common Law, có thể khái quát định nghĩa của sáng lập viên công ty cổ phần như sau: Sáng lập viên công ty cổ phần là một
người (thể nhân hoặc pháp nhân) có ý chí ràng buộc trở thành bên ủy thác của công ty cổ phần dự kiến thành lập, thực hiện một hoặc một số công việc để xúc tiến và lập thành công ty, tổ chức các công việc này và tạo ra các nguồn lực cho công ty để công ty có khả năng kinh doanh sau khi chính thức hình thành. Đổi lại sáng lập viên công ty cổ phần sẽ thu được các lợi ích từ hợp đồng cho/với công ty và khoản thù lao cho các dịch vụ đã thực hiện. Sáng lập viên công ty cổ phần có thể là cổ đông của công ty cổ phần được thành lập hoặc không.
Thực sự không phải lúc nào để thành lập một công ty cổ phần cũng cần có sáng lập viên. Các sáng lập chỉ cần thiết cho quá trình thành lập các công ty cổ phần có quy mô lớn về vốn (như công ty hỗ trợ đầu tư, bảo hiểm chứng khoán, kinh doanh bất động sản) và thường là các công ty cổ phần đại chúng. Quá trình chuẩn bị sẽ cần nhiều thời gian và phức tạp hơn, cần một người có khả năng kêu gọi được các nhà đầu tư để thu hút đủ số lượng vốn cần thiết cho công ty và cần người đăng ký thủ tục phát hành cổ phiếu cho công ty Nhìn ở chiều ngược lại thì một cá nhân hay công ty cũng chỉ sẵn sàng trở thành một sáng lập viên công ty cổ phần nếu khả năng thu lại lợi ích từ công ty dự định thành lập cao hơn và chỉ các công ty cổ phần đại chúng có thể đáp ứng được điều này.
1.1.2. Một số đặc trưng của sáng lập viên công ty cổ phần
a) Sáng lập viên công ty cổ phần có thể là thể nhân hoặc pháp nhân
Có thể bạn quan tâm!
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 1
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 2
- Phân Biệt Với Khái Niệm Cổ Đông Sáng Lập Trong Các Đạo Luật Về Công Ty
- Các Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Sáng Lập Viên Công Ty Cổ Phần
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 6
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Tùy theo pháp luật của quốc gia mà quy định có thừa nhận sáng lập viên công ty cổ phần là tổ chức (công ty) hay không. Pháp luật về công ty của bang Delaware - Hoa Kỳ chỉ thừa nhận sáng lập viên là cá nhân (individual) [3], đó chính là tính hạn chế của thuật ngữ “promoter” trong pháp luật công ty Hoa Kỳ so với pháp luật công ty của Anh. Nếu xét trên hành vi sáng lập và mục
đích sáng lập của tổ chức để cho ra đời một công ty mới nhằm tạo lập quan hệ kinh doanh với chính nó thì một công ty có thể là sáng lập viên của công ty cổ phần.
Với các quốc gia theo hệ thống Common Law thừa nhận sáng lập viên là pháp nhân, các luật gia đã chỉ ra rằng nếu việc xúc tiến thành lập các công ty khác không nằm trong quyền được quy định cho công ty theo điều lệ của công ty, thì việc tổ chức công ty của những người quản lý công ty đó không làm cho công ty trở thành sáng lập viên của công ty mới thành lập. Cũng giống như sáng lập viên là cá nhân, sáng lập viên là công ty trở thành người được ủy thác của công ty dự định thành lập. Tuy nhiên sự khác biệt rất lớn giữa hai dạng sáng lập viên công ty cổ phần này là đối với cá nhân, người đó có năng lực tự quyết định, tùy theo khả năng của mình người đó chấp nhận ràng buộc nghĩa vụ làm sáng lập viên cho công ty cổ phần và thực hiện các công việc cần thiết để thành lập công ty. Trong khi đó, đối với một công ty, quyền năng của nó được quy định bởi điều lệ công ty thể hiện ý chí của các chủ sở hữu và người điều hành công ty, các hoạt động của nó được thực hiện bởi bộ máy nhân sự với nhiều mối liên kết phức tạp. Bởi vậy, nếu quyền tham gia thành lập công ty mới của công ty bị giới hạn trong điều lệ thì có thể hiểu công ty không có đầy đủ năng lực pháp lý để trở thành sáng lập viên (do không được trao quyền đầy đủ) hay không thể hiện được ý chí trở thành sáng lập viên của công ty cổ phần dự định thành lập. Khi đó tòa án sẽ không thừa nhận việc công ty đó là sáng lập viên công ty cổ phần cũng như các quyền, nghĩa vụ liên quan. Còn việc những người quản lý của công ty tham gia vào quá trình thành lập một công ty cổ phần mới sẽ được coi là việc cung cấp dịch vụ thành lập công ty và có thể được trả thù lao tùy theo thỏa thuận giữa công ty đó với công ty dự định thành lập.
Các điều khoản của Điều lệ có thể liên quan đến quyền tham gia thành lập công ty mới của công ty khác là quy định khá phổ biến trong điều lệ công ty sáng lập bởi công ty sáng lập viên phải sử dụng vốn của mình để thực hiện các hợp đồng tiền công ty, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của công ty này. Các quyết định đầu tư tài chính của một công ty với giá trị đáng kể sẽ bị yêu cầu có sự cho phép hoặc xem xét trước của ban quản trị công ty, bao gồm cả việc đầu tư thành lập công ty mới. Đặc biệt việc thành lập công ty mới lại là một quyết định có nhiều rủi ro cho công ty sáng lập như lĩnh vực đầu tư không phù hợp, giá trị đầu tư không hợp lý, các khả năng về giao dịch nội gián khiến công ty sáng lập bị thiệt hại vì vốn thay vì sinh lời từ công ty mới sẽ là những cơ sở để điều lệ các công ty kiểm soát chặt chẽ quyền năng này.
Một điểm khác biệt quan trọng của sáng lập viên là công ty với các sáng lập viên cá nhân đó là các công ty không thể tránh được trách nhiệm đối với các lợi ích bất hợp pháp bằng cách viện dẫn nguyên tắc Ultra vires [7]. Ultra vires - tạm dịch là nguyên tắc không đủ khả năng - áp dụng trong trường hợp sáng lập viên công ty cổ phần không công khai được các thông tin về các lợi ích nhận được trong quá trình thành lập công ty cho tất cả các cổ đông của công ty mới. Đối với cá nhân, điều này là sẽ không thể khi một công ty cổ phần có rất nhiều cổ đông và sáng lập viên cá nhân không có khả năng, cũng như công cụ để thông báo tới số lượng lớn cổ đông như vậy. Nhưng đối với sáng lập viên là công ty, nó có bộ máy nhân sự và phương tiện để thực hiện những công việc mà sáng lập viên cá nhân không thể làm như nắm được danh sách tất cả các cổ đông của công ty mới và phát thông tin đến tất cả các cổ đông này. Trong trường hợp này luật pháp yêu cầu công ty phải có sự nỗ lực hết sức để đảm bảo thông tin về các lợi ích mà họ thu được từ các giao dịch để thành lập công ty cổ phần mới đến được với tất cả các cổ đông của
công ty mới. Tất nhiên nguyên tắc này cũng sẽ có những ngoại lệ của nó. Ví dụ trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần một cách không công khai, không đăng ký trên sổ cổ đông, mà công ty không biết và không có khả năng biết được sự chuyển nhượng đó.
b) Sáng lập viên công ty cổ phần gắn liền với các thoả thuận tiền công ty Sáng lập viên công ty cổ phần là người thiết lập và thực hiện các
hợp đồng tiền công ty để tạo ra cơ sở vật chất và tổ chức bộ máy cho công ty dự định thành lập. Và bất kỳ giao dịch nào sáng lập viên công ty cổ phần thực hiện nhân danh công ty trước khi công ty được thành lập thực tế được coi là các giao dịch tiền công ty.
Công ty không tồn tại về mặt pháp lý cho đến khi Điều lệ đầu tiên của công ty được nộp theo đúng thủ tục. Vì vậy bất kỳ giao dịch tiền công ty nào cũng phải được công nhận bởi công ty sau khi nó được thành lập nếu không chúng sẽ vô hiệu. Các sáng lập viên công ty cổ phần có thể chịu trách nhiệm cho các hợp đồng đã tham gia nhân danh công ty cổ phần cho đến khi các hợp đồng được công nhận bởi công ty, trừ khi các hợp đồng đó đặc biệt chỉ ra rằng sáng lập viên công ty đang hành động chỉ trên tư cách của công ty tương lai và không tiếp nhận bất kỳ trách nhiệm cá nhân nào.
Các thoả thuận tiền công ty mà sáng lập viên công ty cổ phần ký kết và thực hiện thường bao gồm [7]:
Hợp đồng mua tài sản cho công ty dự định thành lập: bao gồm cả các hợp đồng mua tài sản do chính sáng lập viên sở hữu hoặc cung cấp.
Hợp đồng thuê mướn nhân công: sáng lập viên công ty cổ phần thường ký kết các hợp đồng thuê người quản lý, bảo vệ và vận hành tài sản đã mua để sẵn sàng cho công ty dự định thành lập.
Thoả thuận bầu chọn thành viên quản lý công ty: thoả thuận này thường đề cập tới cách thức, thủ tục bầu chọn và nhiệm kỳ của các thành viên quản lý cho công ty dự định thành lập.
Thoả thuận về phân chia cổ phần của công ty: thoả thuận này là cam kết về lợi ích mà sáng lập viên công ty nhận được từ vốn của công ty được thành lập. Sáng lập viên có thể được nhận khoản lợi ích dưới hình thức cổ phần hoặc theo tỷ lệ phần của vốn của công ty.
Thoả thuận quản lý công ty: là thoả thuận giữa các bên tham gia vào việc thành lập công ty để bầu chọn tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty mới.
Thoả thuận đăng ký cổ phần giữa sáng lập viên và người đăng ký mua cổ phần của công ty: để chứng thực cho thoả thuận sáng lập viên thường phát hành giấy chứng nhận mua cổ phần. Đây là chứng chỉ sáng lập viên công ty cổ phần phát hành ra để ghi nhận số lượng cổ phần đã mua của các nhà đầu tư, giá trị của số lượng cổ phần đó và các quyền tương ứng được hưởng với số cổ phần này trong công ty mới.
c) Mối quan hệ giữa sáng lập viên và công ty cổ phần tương lai
Một người sẵn sàng giữ vai trò sáng lập viên công ty cổ phần thường vì một trong hai mục đích:
Mong muốn làm cho công ty uỷ thác vào mình hoặc người dưới quyền mình để thực hiện công việc thành lập công ty (quan hệ uỷ thác); hoặc
Mong muốn tạo ra công ty là nhằm mục đích công ty mua những cái mà người đó bán.
Trong cuốn Lindley on Partnership (trang 58) của thẩm phán Baron Lindley - một luật gia nổi tiếng của Anh, ông đã viết về sáng lập viên công ty như sau [2]:
“Theo sự gợi ý, một số thứ được thực hiện bởi sáng lập viên nhằm ràng buộc lên anh ta nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của những người tạo lập cơ bản công ty. Anh ta thừa nhận nghĩa vụ này nếu anh ta thừa nhận hành động vì họ, hoặc nếu anh ta giới thiệu với họ để tin tưởng vào anh ta hoặc vào những người do anh ta quản lý, và những người gần như anh ta; anh ta cũng thừa nhận nghĩa vụ này nếu anh ta đề nghị sự ra đời công ty để nhằm mục đích công ty có thể mua cái mà anh ta phải bán; nhưng anh ta không chịu nghĩa vụ đó nếu thoả thuận với những người gánh vác nghĩa vụ đó và với những người không bị ảnh hưởng bởi anh ta.”
Việc có tồn tại quan hệ này không phụ thuộc vào việc công ty mới mà anh ta tham gia tạo dựng có thừa nhận mối quan hệ của anh ta với công ty như một sáng lập viên hay không, theo quan điểm của Lindley: “nhưng anh ta không chịu nghĩa vụ đó nếu thoả thuận với những người gánh vác nghĩa vụ đó và với những người không bao giờ dưới tầm ảnh hưởng của anh ta.”
Giữa promoter và công ty tương lai có mối quan hệ ủy thác trong đó promoter là người được ủy thác (fiduciary), còn công ty sau khi được thành lập là người hưởng lợi/người ủy thác (benefiduciary). Fiduciary duty - nghĩa vụ uỷ thác bao gồm các nội dung sau [11]:
Liên quan tới quản lý tiền và tài sản giữa hai hoặc nhiều bên
Một bên giữ vai trò bên yếu thế, uỷ thác niềm tin cho bên kia
Bên được uỷ thác sẽ hỗ trợ, đưa ra lời khuyên hoặc sự bảo vệ trong một số trường hợp
Yêu cầu bên được uỷ thác luôn hành động vì lợi ích của bên kia và trung thành với các lợi ích của bên uỷ thác.
Nghĩa vụ ủy thác của promoter với công ty cổ phần dự định thành lập sẽ được trình bày cụ thể hơn trong chương 2 của luận văn này.
d) Sự bắt đầu và chấm dứt vai trò sáng lập viên công ty cổ phần
Vấn đề một người trở thành sáng lập viên của công ty cổ phần khi nào không dễ trả lời và cũng rất cần được xác định trong các án lệ của Common Law. Việc xác định này quan trọng trong nhiều trường hợp để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia thành lập công ty đang chiếm hữu tài sản mà người đó cho rằng thuộc về công ty cổ phần mới. Đây là vấn đề mà khi xem xét các vụ kiện, toà án sẽ phải căn cứ vào các dấu hiệu đã nêu ở trên để xác định xem từ khi nào một người trở thành sáng lập viên của công ty cổ phần.
Vai trò của một sáng lập viên có thể kéo dài cho đến sau khi công ty cổ phần được thành lập. Không phải mọi trường hợp vai trò của sáng lập viên chấm dứt khi công ty được thành lập. Sẽ có hai trường hợp xảy ra cho sáng lập viên lựa chọn khi công ty được hình thành, một là sáng lập viên tiếp tục tham gia vào công ty mới dưới một số hình thức hoặc nhận thù lao từ công ty và rời đi.
Sáng lập viên công ty cổ phần có thể tiếp tục tham gia vào công ty mới, dưới các hình thức:
Sáng lập viên công ty cổ phần đăng ký nhận cổ phần của công ty và trở thành cổ đông của công ty. Trong trường hợp sáng lập viên thông qua, ký tên vào điều lệ đầu tiên của công ty thì lúc này người đó trở thành cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
Sáng lập viên công ty cổ phần cũng có thể ứng cử hoặc tham gia vào bộ máy quản lý của công ty cổ phần được thành lập.
Hoặc sáng lập viên công ty cổ phần nhận lấy một khoản lợi ích từ công ty, có thể bằng cách bán tài sản mà mình đang sở hữu hoặc là một khoản bù