Người Có Quyền Lợi, Nghĩa Vụ Liên Quan Đến Vụ Án Là Người Có Các Quyền Lợi, Nghĩa Vụ Và Tài Sản Có Liên Quan Đến Vụ Án Trên Cơ Sở Quyết Định

1. Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.

2. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

a) Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;

b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;

c) Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;

d) Đối với vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;

đ) Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

3. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 310 của BLHS; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 300 BLHS; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 76. Xử lý vật chứng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

1. Việc xử lý vật chứng do CQĐT quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do VKS quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được lập thành biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 21

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy;

e) Vật chứng mang dấu vết của tội phạm nhưng không thuộc các đối tượng nêu ở điểm a đến điểm đ khoản 2, nếu không ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể khác, sau khi lưu chụp có thể tiêu hủy, sung quỹ hoặc trả lại chủ sở hữu vật chứng đó.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 77. Biên bản về hoạt động điều tra, truy tố và xét xử

Những tình tiết được ghi trong các biên bản bắt người, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, biên bản phiên tòa và biên bản về các hoạt động tố tụng khác tiến hành theo quy định của Bộ luật này được coi là chứng cứ, nếu xác định tính hợp pháp, khách quan và liên quan đến vụ án.

Điều 78. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án

Những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu cũng như đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp được coi là chứng cứ, nếu xác định tính hợp pháp, khách quan và liên quan đến vụ án.

Trong trường hợp những tài liệu, đồ vật này có những dấu hiệu quy định tại Điều 74 của Bộ luật này thì được coi là vật chứng.

*

* *

Ngoài ra, để bảo đảm tính thống nhất và logíc với các kiến nghị của Chương V - Chứng cứ đã nêu, theo chúng tôi BLTTHS năm 2003 cũng cần tiếp tục hoàn thiện (sửa đổi, bổ sung) một số điều luật gián tiếp có liên quan đến chứng cứ như sau:

Điều 10. Xác định sự thật của vụ án

Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án phải áp dụng tất cả các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rò những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết giảm nhẹ và những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm và người phạm tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

......

Điều 54. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có các quyền lợi, nghĩa vụ và tài sản có liên quan đến vụ án trên cơ sở quyết định của Tòa án.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

b) Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

c) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;

d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, Tòa án và trình bày trung thực và đầy đủ những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình".

......

Điều 167. Bản cáo trạng

1. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rò ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm, hành vi phạm tội, thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, hình thức lỗi và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết giảm nhẹ những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Phần kết luận của bản cáo trạng phải ghi rò tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.

2. Bản cáo trạng phải ghi rò ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ban hành bản cáo trạng".

......

Điều 224. Bản án

1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trong bản án cần phải ghi rò: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên tòa; họ tên của các thành viên hội đồng xét xử và thư ký Tòa án; họ tên của kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ.

3. Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều, khoản nào của BLHS, những tình tiết giảm nhẹ, những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án

phải ghi rò những căn cứ xác định bị cáo không có tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Tòa án và quyền kháng cáo đối với bản án".

3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chứng cứ trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay

Bên cạnh giải pháp hoàn thiện pháp luật, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, cũng như tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của cơ quan, tổ chức và của công dân trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay đòi hỏi cần có các giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ.

3.2.2.1. Kiện toàn, đổi mới các cơ quan tiến hành tố tụng về tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

* Về kiện toàn, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng

Theo đó, hiện nay, quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, VKS và CQĐT của Đảng ta hiện nay như sau:

Một là, quán triệt, thực hiện đúng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; có cơ chế kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện ba quyền đó. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của nhân dân đối với các hoạt động tư pháp.

Hai là, xuất phát từ nhu cầu và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; kết hợp hài hòa giữa cơ sở khoa học với thực tiễn; tổng kết, nghiên cứu, phát huy các giá trị văn hóa pháp luật truyền thống của Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa pháp luật thế giới trong lĩnh vực tư pháp.

Ba là, tiến hành đồng bộ với cải cách lập pháp, hành pháp; xác định rò lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm và bước đi thích hợp; bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, từng bước xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Bốn là, quán triệt và thể chế hóa đúng đắn tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW "Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử..."; "Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra", "... nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối...". Thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (khóa X) tại phiên họp ngày 09/03/2009 về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW "... đối với những vấn đề đã rò thì thực hiện ngay; đối với những vấn đề chưa rò, ý kiến còn khác nhau thì cần nghiên cứu, trao đổi kỹ để thống nhất thực hiện, không né tránh, cục bộ, bản vị...".

Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu của các cơ quan này đòi hỏi cần xác định chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của hệ thống Tòa án, VKS và CQĐT thực sự khoa học, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp; đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và các chức danh tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều tra, truy

tố, xét xử, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Do đó, chúng tôi thấy phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động đối với từng cơ quan trong Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, VKS và CQĐT theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương là phù hợp với các điều kiện ở Việt Nam hiện nay [3, tr. 2-4]:

* Đối với Tòa án

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã kết luận: "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp", có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyển làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Theo Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/07/2010 của Bộ Chính trị thì hệ thống Tòa án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, gồm: Tòa án Khu vực, Tòa án cấp Tỉnh, Tòa án Thượng thẩm, Tòa án Tối cao.

- Tòa án Khu vực: Xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ, việc; các vụ án hành chính thuộc thẩm quyền (như TAND cấp huyện hiện nay).

Một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập một Tòa án khu vực.

- Tòa án cấp Tỉnh: Xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án sơ thẩm khu vực và xét xử sơ thẩm một số vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án khu vực thuộc địa hạt của tỉnh. Không thực hiện nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm.

Mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh có một Tòa án với cơ cấu tổ chức như Tòa án cấp tỉnh hiện nay, nhưng không còn Ủy ban thẩm phán.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 08/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí