Hậu Quả Pháp Lý Của Điều 643 Bộ Luật Dân Sự Năm 2005

Thái Lan và khoản 2 Điều 891 Bộ luật Dân sự Nhật Bản cũng qui định tương tự. Xét về mặt pháp lý, người thừa kế sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hành vi trái với qui định của bộ luật Hình sự và họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi đó. Mặt khác, nếu người thừa kế đã thực hiện các hành vi như trên không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức cho nên họ không xứng đáng nhận di sản của người thừa kế.

2.2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA ĐIỀU 643 BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005


Đối với người thừa kế có quyền hưởng di sản theo khi thỏa mãn các điều kiện của người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật và không nằm trong một số trường hợp như từ chối nhận di sản, nhường quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, không có quyền hưởng di sản…thì người thừa kế hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý để được hưởng di sản.

Khi người thừa kế có hành vi vi phạm khoản 1 và không thuộc khoản 2 Điều 643: "Những người qui định tại khoản 1điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản" thì bất kể người có quyền hưởng di sản nào trong đó có những người được hưởng thừa kế theo di chúc hay theo qui định của pháp luật cũng bị tước quyền thừa kế.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp người được hưởng di sản khác nhưng chưa có qui định cụ thể:

Trường hợp một:

Về vấn đề thừa kế thế vị theo qui định của Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005, điều kiện để cháu được hưởng thừa kế thế vị phụ thuộc vào sự kiện cha hoặc mẹ cháu hoặc chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà nội ngoại hoặc các cụ nội, ngoại là điều kiện để cháu được hưởng thừa kế thế vị. Điều 677 còn qui định cháu hoặc chắt được hưởng phần di sản mà cha mẹ

cháu được hưởng nếu còn sống, như vậy theo qui định tại Điều 677 thì cháu hoặc chắt không được hưởng thừa kế thế vị nếu cha hoặc mẹ chắt khi còn sống mà không có quyền hưởng di sản, cho dù cha mẹ của cháu hoặc chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản là ông bà nội, ngoại, các cụ nội, ngoại.

Liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị đối với con của người bị tuyên bố không có quyền hưởng di sản có ý kiến cho rằng nếu cha mẹ bị tuyên bố không có quyền hưởng di sản theo qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì đương nhiên họ không có quyền hưởng phần di sản mà lẽ ra họ có quyền được hưởng nên không thể để cho con cháu thế vị của họ được hưởng thừa kế tài sản của người để lại di sản. Tuy nhiên ý kiến này chưa hợp lý bởi xét về bản chất của thừa kế thế vị là nhằm đảm bảo quyền thừa kế của cháu, chắt cùng như nghĩa vụ của ông bà với cháu. Để bảo vệ quyền lợi của cháu chắt khi bản thân họ không bị Tòa án tước quyền, họ không bị người để lại di sản truất quyền thừa kế thì nên cho họ hưởng thừa kế thế vị thay cho cha mẹ họ đã bị tước quyền thừa kế khi còn sống, đặc biệt là trong trường hợp cháu, chắt chưa thành niên. Điều 47 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 qui định:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu [26].

Như vậy qui định về người thừa kế không được quyền hưởng di sản chỉ nên áp dụng với bản thân của người đó, còn con cháu của những người đó quyền thừa kế một cách bình thường theo pháp luật bởi ngay tại khoản 2 Điều 643 khi người thừa kế phạm tội tày đình, bất xứng nhưng nếu như người để lại di sản bỏ qua, tha thứ cho lỗi lầm thì họ vẫn được hưởng thừa kế. Đây

Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành - 9

là một khoảng trống cần được bổ sung, tránh trường hợp con cháu phải gánh chịu hậu quả bất lợi về tài sản xuất phát từ hành vi sai trái của ông bà, cha mẹ, hơn nữa với một qui định chưa rõ ràng sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật một cách sai lầm trong việc phân chia di sản thừa kế thế vị cho các cháu trong trường hợp cha mẹ cháu bị kết án về một trong những hành vi qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005. Để tránh sự hiểu lầm và áp dụng sai pháp luật, theo tác giả Phùng Trung Tập trong "Luật thừa kế Việt Nam" Điều 677 nên bỏ cụm từ "thì cháu, chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu, chắt được hưởng nếu còn sống". Theo ý kiến của tác giả thì Điều 677 nên được sửa như sau: "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ hưởng di sản của ông, bà; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt thay thế vị trí của cha hoặc mẹ hưởng di sản của các cụ" [30]. Quan điểm trên là hoàn toàn chính xác, phù hợp với phong tục tập quán, quan niệm của trong nhân dân và phù hợp với bản chất của pháp luật thừa kế đó là bảo vệ khối di sản của thế hệ trước cho thế hệ sau.

Khác với pháp luật thừa kế ở Việt Nam, Điều 725-1 Bộ luật Dân sự Pháp qui định:

Các con của người không xứng đáng hưởng thừa kế, đến lượt họ được hưởng thừa kế mà không dựa vào thừa kế thế vị, không bị truất quyền thừa kế do lỗi của người cha; trong bất cứ trường hợp nào người cha không thể đòi hỏi được quyền thu hoa lợi đối với sản phẩm, quyền thu hoa lợi mà pháp luật công nhận cho cha mẹ đối với tài sản của các con [6].

Đối với người thế vị theo qui định của Bộ luật Dân sự Pháp phải là người có đầy đủ khả năng thừa kế đối với người có di sản, họ phải là người có quyền hưởng di sản của người chết. Nếu họ ở trong tình trạng không có quyền

hưởng di sản thì họ không thể thế vị người chết trước để nhận lấy phần mà người chết được hưởng khi còn sống. Như vậy người thế vị chỉ mượn thứ bậc của người được thế vị để thực hiện quyền thừa kế theo pháp luật của mình. Người thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự Pháp được hưởng các quyền lợi của họ từ pháp luật chứ không phải từ người được thế vị. Khi các điều kiện của thừa kế thế vị hội đủ họ sẽ thế vào chỗ của người được thế vị để nhận di sản với tư cách chính mình.

Điều 1607 Bộ luật Dân sự Thái Lan cũng qui định: Hiệu lực của việc loại trừ khỏi việc thừa kế là mang tính cá nhân. Nhưng con cháu của người thừa kế bị loại trừ vẫn được thừa kế như thể người thừa kế đó đã chết nhưng đối với tài sản để lại như vậy thì người thừa kế bị loại trừ không có quyền quản lý và thu hoa lợi" [8].

Hay tại Điều 887 Bộ luật Dân sự Nhật Bản: "Nếu đứa trẻ hoặc những đứa trẻ của người để lại di sản chết hoặc mất quyền thừa kế theo qui định của Điều 891 hoặc qui định của Tòa án thì con cái của những người đó sẽ trở thành người thừa kế thế vị. Điều này không áp dụng đối với bất kỳ đứa trẻ nào không phải là con cháu trực hệ của người để lại thừa kế".

Như vậy, theo qui định pháp luật của các nước trên cho thấy người được hưởng thừa kế thế vị không những được hưởng từ người đã chết, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà cả trong trường hợp người không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản thì con cháu của người bị loại trừ vẫn có quyền hưởng thừa kế thế vị.

Trường hợp thứ hai, đối với trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc qui định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 gồm cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Đây là những người thừa kế không thể bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 của một suất theo luật, theo qui định của pháp luật những người được

hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng phần di sản của mối người tối thiểu bằng 2/3 của một suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật. Tuy nhiên những người thừa kế theo qui định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự không được hưởng di sản nếu từ chối nhận di sản (theo qui định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự) hoặc họ là người không có quyền hưởng di sản (theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự). Ví dụ: Ông A có các con là C, D, E, trong đó E chưa thành niên. C, D đã kết hôn nên ông A chung sống cùng con út là E. E nghiện ma túy nên thường xuyên đánh đập, chửi mắng ông A để lấy tiền chích hút. Khi lập di chúc ông A đã truất quyền hưởng di sản của E và dành toàn bộ di sản cho hai con là C và D, theo Điều 669 thì E là con chưa thành niên E là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên E được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo luật. Nhưng theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự, E là người không có quyền hưởng di sản do đã có hành vi vi phạm điểm a của điều luật trên, kể cả 2/3 một suất thừa kế theo luật từ di sản để lại của ông A, E cũng không có quyền được hưởng. E không được hưởng di sản trong trường hợp trên không phải do di chúc quyết định mà do pháp luật qui định. Mặc dù không có qui định cụ thể nhưng đối với những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 669 Bộ luật Dân sự nhưng lại có hành vi vi phạm pháp luật qui định tại khoản 1 Điều 643 thì họ không có quyền được hưởng di sản của người chết để lại.

Trường hợp thứ ba, người được hưởng di sản thừa kế có thể là cơ quan, tổ chức hoặc người được hưởng di sản là Nhà nước trong trường hợp người để lại di sản không có người thừa kế. Tuy nhiên Điều 643 chỉ áp dụng được với người thừa kế không có quyền hưởng di sản là cá nhân, còn đối với chủ thể có quyền hưởng di sản là cơ quan hoặc tổ chức thì điều luật chưa đề cập tới.

Chương 3‌

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ NGƯỜI KHÔNG CÓ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN


3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT


Trong những năm gần dưới sự tác động của cơ chế thị trường số lượng những tranh chấp về thừa kế có phần tăng nhanh, đa số các tranh chấp về thừa kế đều có những tình tiết phức tạp, trong khi đó qui định của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ trên chưa thật sự đầy đủ và mang tính cụ thể nên quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế để giải quyết các tranh chấp còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế có nhiều vụ việc tranh chấp về thừa kế đã được giải quyết nhưng giải quyết không triệt để và không giải quyết dứt điểm được những mâu thuẫn về lợi ích của nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện đó, ngoài ra khi giải quyết những vụ án tranh chấp về thừa kế thì quyết định của cơ quan có thẩm quyền lại gây hoang mang cho người dân bởi cùng một vụ việc nhưng mỗi một cấp xét xử lại đưa ra những phán quyết khác nhau, điều này không những gây phiền hà, tốn kém cho người dân cũng như khó khăn gặp phải trong giai đoạn thi hành án mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, sự nghi ngờ của người dân về năng lực xét xử cũng như sự công tâm của thẩm phán trong quá trình xét xử đối với những tranh chấp về thừa kế… Xem xét một số vụ án giải quyết tranh chấp về thừa kế sau sẽ rõ hơn về vấn đề này.

Cụ Trương Văn Chỉ và cụ Trần Thị Ba có 7 người con chung là bà Trương Thị Nga Hoàng (đã chết, có 8 con ở Mĩ), bà Trương Thị Ngọc Hương, bà Trương Thu Thủy, bà Trương Thu Hà, bà Trương Thị Kim Loan, ông Trương Minh Hải và bà Trương Thị Ngọc Huệ. Ngày 2-12-1993, bà Huệ đã khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản của bố mẹ là cụ Chỉ và cụ Ba theo tờ di chúc cụ Ba lập vào ngày 07-01-1991. Trong quá trình chung sống

cụ Chỉ và cụ Ba đã tạo lập được nhiều tài sản như ruộng đất, lò gạch và một số đồ dùng sinh hoạt khác.

- Ngày 1-7-1976 hai cụ đã lập "Tờ cho đứt ruộng đất cho các con cháu" các con của hai cụ đã ký nhận phần đất ruộng, lò gạch được chia đến nay không có tranh chấp gì. Riêng căn nhà số 95 đường 30/4 các cụ chỉ tạm giao cho con trai trưởng là Ông Hải quản lý, sử dụng. Cụ Chỉ và cụ Ba vẫn quản lý sử dụng căn nhà nên năm 1983 sở xây dựng Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho vợ chồng cụ Ba. Năm 1986 cụ Chỉ mất không để lại di chúc, cụ Ba và bà Huệ quản lý sử dụng căn nhà.

- Ngày 9/5/1990 cụ Ba lập di chúc giao cho ông Hải quản lý căn nhà trên để thờ cúng và không được bán.

- Ngày 7/1/1991 cụ Ba lại lập di chúc cho bà Huệ được hưởng một nửa căn nhà và ½ đồ dùng sinh hoạt nhưng bà Huệ phải phụng dưỡng cụ Ba và thờ cúng tổ tiên. ½ căn nhà còn lại cụ Ba yêu cầu phân chia theo luật. Bản di chúc này đã được Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa xác nhận.

Sau khi cụ Ba chết, bà Huệ tiếp tục quản lý toàn bộ căn nhà. Năm 1993 ông Hải bỏ tiền tu sửa phía trước căn nhà nên phát sinh tranh chấp. Bà Huệ yêu cầu hưởng thừa kế theo di chúc cụ ba đã lập vào ngày 7/1/1991. Bị đơn là ông Hải và người có quyền và lợi ích liên quan là bà Thủy, bà Hương, bà Hà, bà Loan đều cho rằng tài sản của cha mẹ đã được phân chia xong từ ngày 1/7/1976 tại "Tờ cho đứt ruộng đất cho các con cháu" và theo nội dung của tờ phân chia trên thì căn nhà số 95 đường 30/4 cha mẹ đã cho đứt ông Hải nên bà Huệ không có quyền tranh chấp với ông Hải. Phía ông Hải cho rằng di chúc do bà Huệ xuất trình là di chúc giả mạo.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 5/DSST ngày 29/3/1994 Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết định công nhận di chúc lập ngày 7/1/1991 của cụ Trần Thị Ba là di chúc hợp pháp và được tôn trọng. Ngoài ra Tòa án cấp sơ

thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự. Sau khi xét xử sơ thẩm ông Hải kháng cáo cho rằng di chúc do bà Huệ xuất trình là di chúc giả nên không đồng ý với quyết định của Tòa sơ thẩm.

Bản án dân sự phúc thẩm số 109/DSPT ngày 25/7/1994, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của bà Trương Thị Ngọc Huệ đòi chia một nửa căn nhà số 95 đường 30/4 phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa và đồ dùng trong nhà thuộc phần tài sản của cụ Ba vì các tờ di chúc mang tên cụ Ba do bà Huệ xuất trình là không hợp pháp. Lý do mà Tòa phúc thẩm đưa ra là Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa không có thẩm quyền xác nhận di chúc từ đó không công nhận di chúc của cụ Ba. Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Huệ khiếu nại không đồng ý với bản án phúc thẩm trên. Tại quyết định số 18/KNDS ngày 7/5/1997, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên với nhận định. Ngày 1/7/1976 cụ Chỉ và cụ Ba có lập "tờ cho đứt ruộng đất cho các con, cháu", tại văn tự trên hai cụ đã cho ông Hải căn nhà số 95 đường 30/4 nhưng ông Hải chưa làm thủ tục sang tên sở hữu hợp pháp căn nhà. Hơn nữa trên thực tế cụ Chỉ và cụ Ba vẫn tiếp tục quản lý sử dụng và kê khai nhà đất và được sở xây dựng Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về mặt pháp lý cũng như trên thực tế cụ Chỉ và cụ Ba vẫn là chủ sở hữu đối với căn nhà trên. Năm 1986 cụ Chỉ chết, không để lại di chúc các đồng thừa kế không tranh chấp về di sản của cụ nên Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm không chia thừa kế di sản của ông mà giao cho ông Hải quản lý là đúng. Đối với tranh chấp di sản của cụ Ba tại căn nhà số 95 đường 30/4, khi còn sống cụ đã 3 lần lập di chúc về căn nhà này.

+ Lần thứ nhất di chúc ngày 9/5/1950, cụ Ba chỉ giao cho cho ông Hải quản lý căn nhà đó để tất cả các con cháu đều được ở, được hưởng quyền lợi và được sử dụng đồ đặc hương hỏa như nhau. Như vậy cụ Ba không giao quyền sở hữu căn nhà cho ai.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 02/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí