Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 - 12


chuyên gia kinh tế thì giá trị gia tăng trong khâu chế biến thuỷ sản thấp hơn nhiều so với giá trị gia tăng trong khâu nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Vì vậy trong thời gian tới, ngành thuỷ sản cần:

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu, phát triển và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào chế biến thuỷ sản;

- Có những chính sách ưu đãi kích thích sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực.

Nhìn chung, công tác xúc tiến thương mại chưa thực sự hiệu quả. Các hoạt động xúc tiến thương mại của ta mới chỉ là nghiên cứu thị trường, tổ chức hội chợ và thu nhập thông tin, còn các hoạt động khác như: tư vấn xuất khẩu xây dựng thương hiệu và cung cấp các thông tin về thị trường còn rất yếu. Do đó, phần lớn các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam được xuất khẩu qua trung gian với giá bán thấp. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam không có thương hiệu và phải mang thương hiệu của nhà phân phối nước ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều trông cậy vào các nhà phân phối khi tiếp cận thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác xúc tiến thương mại cần phải được thay đổi theo hướng trọng tâm, trọng điểm. Trước mắt cần phải coi trọng và tập trung vào việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm cá tra, cá basa và tạm sinh thái. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng của từng nước để có sự am hiểm tường tận về thị trường thông qua việc nghiên cứu bằng các tư liệu và trên thực địa, mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài, tham gia các hội chợ triển lãm. Mặt khác, các doanh nghiệp cần tích cực quảng cáo về hàng thuỷ sản xuất khẩu của mình trên các website.

2.3. Biện pháp đối với hàng dệt may:

Cần đẩy mạnh nguồn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may bằng cách xây dựng các trung tâm cung ứng tập trung với năng lực đủ lớn. Về lâu dài, chúng ta phải đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp nguyên phụ liệu. Một trong những bất lợi lớn nhất là doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, tới trên 70%. Hiện nay có hai


trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may đã bắt đầu hoạt động là trung tâm Miền Bắc và Miền Nam. Sản phẩm nguyên phụ liệu nội địa phải đảm bảo yêu cầu chất lượng. Nâng cao tỷ lệ nguyên phụ liệu trong nước, nhằm hạ giá thành sản phẩm và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam.

Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. Cần phải áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 để làm cơ sở cho việc xâm nhập vào thị trường ASEAN.

Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường ASEAN có hiệu quả thông qua các hình thức: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu liên doanh, thực hiện đầu tư trực tiếp…

Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề cao. Đặc biệt cần chú trọng khâu thiết kế phù hợp với thị hiếu từng nước, từng giai đoạn để từng bước tạo dựng tên tuổi, khẳng định uy tín trên thị trường ASEAN nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.

Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dung chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp ASEAN tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cung cấp thông tin về thị trường và tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cải tiến thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu…Bên cạnh đó tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may.


LỜI KẾT LUẬN


Thị trường ASEAN là một thị trường khu vực hội đủ 10 nước Đông Nam á. Đây là một thị trường rộng lớn, cùng nằm trong một khối liên kết khu vực. Việt Nam ra nhập ASEAN đánh dấu một bước quan trọng trong việc thực hiện chủ trương đa phương hoá quan hệ đối ngoại, góp phần ổn định và xây dựng một Đông Nam á hoà bình, ổn định và phồn vinh. Tham gia ASEAN, Việt Nam cũng có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước ngoài khu vực, các tổ chức quốc tế cũng như Việt Nam sẽ tạo ra được nhiều khả năng mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức khi gia nhập ASEAN. Để khắc phục được các vấn đề này và thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các chương trình hợp tác của ASEAN, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của các nước ASEAN, phát huy tối đa các lợi thế của Quốc gia kết hợp với nhân tố ngoại lực nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp phát triển nền kinh tế quốc gia. Xu thế hội nhập là tất yếu khách quan cho nên Việt Nam cần phải xây dựng được lộ trình hội nhập hợp lý. Hội nhập vào AFTA giúp cho Việt Nam phát huy được các lợi thế, củng cố tiềm lực để có thể hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các nước trong khu vực.

Các nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về văn hoá, lịch sử, có cùng truyền thống văn hoá phương đông và nền văn minh lúa nước nên các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn khi thâm nhập vào thị trường này. Thị trường ASEAN là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN và tham gia chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Đây là thị trường mà hiện tại và trong tương lai là thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. Để thâm nhập thành công vào thị trường ASEAN, Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những giải pháp hữu hiệu để hàng hoá Việt Nam có thể vươn ra thị trường khu vực một cách mạnh mẽ chứ không để thị trường Việt Nam trở


thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của các nước ASEAN khác. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn kém xa các doanh nghiệp ở các nước thành viên ban đầu của ASEAN về nhiều mặt, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực, năng động, sáng tạo cải tiến chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng cường công tác quản lý kinh doanh, hiệu quả để nhanh chóng sánh ngang và vượt các doanh nghiệp trong khu vực. Đối với nhà nước cũng phải có giải pháp vĩ mô hợp lí và hiệu quả để hỗ trợ đắc lực các doanh nghiệp Việt Nam hoà nhập thành công vào khu vực và vững bước tiến lên khi thời điểm thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN đang đến gần.


Phụ lục 1:

DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG ĐƯỢC HƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI HỘI NHẬP ASEAN (AISP) CỦA THÁI LAN DÀNH CHO VIỆT NAM

(Công văn số 6212/TM - VP ngày 21/12/2005: v/v Chương trình Ưu đãi Hội nhập ASEAN (AISP))



STT


Mã AHTN


Mô tả hàng hóa

Thuế suất CEPT (%

Thuế suất AISP (%)

1

0303.43.00

-- Cá ngừ vằn hoặc bụng có sọc

0

0

2

1005.10.00

- Ngô giống

5

0

3

1202.10.90

-- Lọai khác

5

0

4

1202.20.00

- Lạc nhân, đã hoặc chưa vỡ mảnh

5

0

5

2102.10.10

-- Men bánh mỳ

5

0

6

2102.10.90

-- Loại khác

5

0

7

2922.41.00

-- Lysin và este của nó; muối của chúng

0

0

8

3305.10.10

-- Dầu gội đầu trị nấm

5

0

9

3305.10.90

-- Lọai khác

5

0

10

3306.10.10

-- Dạng kem và bột để ngăn ngừa các bệnh về răng

5

0

11

3306.10.90

-- Lọai khác

5

0

12

3808.30.11

--- Không ở dạng bình xịt

0

0

13

3808.30.19

--- Lọai khác

0

0

14

3808.30.20

-- Thuốc diệt cỏ, chưa đóng gói để bán lẻ

0

0

15

3808.30.30

-- Thuốc chống nảy mầm

0

0

16

3808.30.41

--- Chứa triancontanol hoặc ethephon

0

0

17

3808.30.49

--- Lọai khác

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 - 12



18

3926.90.32

--- Khuôn plastic lấy dấu răng

0

0

19

3926.90.44

--- Đệm cứu sinh để bảo vệ người ngã từ trên cao xuống

0

0


4101.50.00

- Da sống nguyên con, trọng lượng trên 16 kg



20


A. Đã thuộc sơ bộ qua phèn (thuộc trắng)

5

0

21


B. Loại thuộc sơ bộ khác

3.75

0

22


C. Loại khác

0

0


4101.90.00

- Loại khác, kể cả da lưng, 1/2 da lưng và da bụng



23


A. Đã thuộc sơ bộ qua phèn (thuộc trắng)

5

0

25


B. Loại thuộc sơ bộ khác

3.75

0

25


C. Loại khác

0

0

26

4408.90.10

-- Ván lạng lớp mặt

5

0

27

4408.90.20

-- Gỗ tếch khác không dùng để sản xuất bút chì

5

0

28

4408.90.90

-- Lọai khác

5

0

29

5407.20.10

-- Chưa tẩy trắng

0

0

30

5407.20.90

-- Loại khác

0

0

31

5407.42.00

-- Đã nhuộm

0

0

32

5407.52.00

-- Đã nhuộm

0

0

33

5509.53.10

--- Sợi đơn

0

0

34

5509.53.90

--- Lọai khác

0

0

35

6305.32.10

--- Từ vải không dệt

0

0

36

6305.32.20

--- Dệt kim hoặc móc

0

0

(Nguồn: Bộ Thương Mại)


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]. Bộ Ngoại Giao -Vụ ASEAN (1999), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị Quốc gia.

[2]. PTS Đào Duy Huân (1997), kinh tế các nước Đông Nam á, NXB Giáo dục,

[3]. GS-TS Nguyễn Đình Hương – GS-PTS Vũ Đình Bách (1999), quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia.

[4]. PTS Đỗ Như Khuê- Nguyễn Thị Loan Anh (1999), quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, Nxb Thống kê.

[5]. Trần Quang Lâm- Nguyễn Khắc Thân (1999), Hội nhập kinh tế Việt Nam- ASEAN, những đặc trưng, kinh nghiệm và giải pháp, Nxb thống kê HN.

[6]. TS Nguyễn Trần Quế (2003), 35 năm ASEAN hợp tác và phát triển, Nxb khoa học xã hội.

[7]. GS-TS Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb chính trị quốc gia.

[8]. GS-PTS Bùi Xuân Lưu (1999), chính sách ngoại thương- một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

[10]. Trung tâm thông tin thương mại (2005), Niên giám Thương mại Việt Nam 2005, Nxb.

[11]. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.

[12]. Tạp chí thương mại số 31, 35 năm 2005.

[13]. Tạp chí kinh tế Châu á- Thái Bình Dương số 24/2006 [14]. http://www.aseansec.org

[15]. http://www.afta2005.com.vn

[16]. http:// www.mofa.gov.vn

[17]. http://www.mot.gov.vn

[18]. http://vietnamnet.com.vn

[19]. http://www.vietrade.gov.vn

[20]. http://.www.vneconomy.com


[21]. http://www.vnexpress.net

[22]. http://www.vtv.vn

[23] http://www.imf.org

[24] http://www.aseanbiz.org

[25] http://www.mpi.gov.vn

[26] http://www.dei.gov.vn

[27] http://www.gso.gov.vn

[28] http://www.irv.moi.gov.vn

[29] http://www.ciem.org.vn

[30] http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn

[31] http://www.trade.hochiminhcity.gov.vn

[32] http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn

[33] www.vnn.vn

[34] http://www.tuoitre.com.vn

[35] http://www.baothuongmai.com.vn

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí