Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA HÀ 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA HÀ NỘI VÀ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Họ và tên sinh viên : Trần Vĩnh Ngọc

Lớp : Pháp 2- K42F

Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam - 1

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Thu Hương


Hà Nội, tháng 11/ 2007



MỤC LỤC

Danh mục sơ đồ, bảng biểu

Lời mở đầu 1

Chương I: Giới thiệu chung về văn hóa tiêu dùng và siêu thị 3

I. Khái quát về văn hóa tiêu dùng 3

1. Khái niệm văn hóa 3

2. Khái niệm văn hóa tiêu dùng 4

II. Khái quát về siêu thị 15

1. Khái niệm chung về siêu thị 15

2. Phân loại siêu thị 16

3. Vị trí, vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện đại 18

III. Tầm quan trọng của văn hóa tiêu dùng trong chiến lược phát triển siêu thị 20

1. Ảnh hưởng của văn hóa tiêu dùng tới chiến lược phát triển siêu thị 21

2. Một số siêu thị nước ngoài tiêu biểu phát triển phù hợp với sự biến đổi văn hóa tiêu dùng 24

Chương II: Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí Minh và thực trạng hoạt động của siêu thị Việt Nam 29

I. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí Minh 29

1. Điều kiện tự nhiên, bối cảnh chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, công nghệ tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh hiện nay 29

2. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí Minh 32

3. So sánh văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí Minh 37

II. Thực trạng hoạt động của siêu thị Việt Nam hiện nay 43

1. Tình hình hoạt động của siêu thị Việt Nam hiện nay 44

2. Đánh giá hoạt động của siêu thị Việt Nam phù hợp với văn hóa tiêu dùng 53

III. Siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài với văn hóa tiêu dùng Việt Nam 58

Chương III: Các giải pháp phát triển siêu thị Việt Nam phù hợp với văn hóa tiêu dùng 60

I. Dự báo xu hướng văn hóa tiêu dùng trong tương lai 60

1. Dự báo những biến đổi tác động tới văn hóa tiêu dùng trong tương lai...60

2. Xu hướng văn hóa tiêu dùng trong thời gian tới 62

3. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển siêu thị Việt Nam trước xu hướng văn hóa tiêu dùng mới 64

II. Các giải pháp phát triển siêu thị Việt Nam phù hợp với văn hóa tiêu dùng 68

1. Các giải pháp từ phía Nhà nước 68

2. Các giải pháp từ phía người kinh doanh siêu thị ở Hà Nội và ở TP.HCM 73

Kết luận 87

Danh mục tài liệu tham khảo 89


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


1. Sơ đồ

Sơ đồ 1: Tháp nhu cầu của Maslow 6

Sơ đồ 2: Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 8

Sơ đồ 3: Siêu thị trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại 19


2. Bảng biểu

Bảng 1: Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị hiện hành 17

Bảng 2: Phân loại siêu thị tới năm 2005 theo tiêu chuẩn phân loại trong Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại 44


LỜI MỞ ĐẦU


Từ những bước đi đầu tiên đầy khó khăn cách đây hơn 10 năm cho đến nay, siêu thị Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước nhà, song song với đó là sự hình thành lối sống văn minh, hiện đại mới ở các đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, so với các siêu thị có yếu tố nước ngoài thì các siêu thị nội địa đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chỉ mới đáp ứng được một phần rất ít trong tổng cầu tiêu dùng trong nước, nhường phần lớn thị phần cho các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ hay các cửa hàng bán lẻ nhỏ và các tập đoàn kinh doanh siêu thị ở nước ngoài. Trước áp lực cạnh tranh đến từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các siêu thị Việt Nam nói riêng và ngành kinh doanh bán lẻ của Việt Nam nói chung có rất nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít thách thức. Ý thức được điều này, các siêu thị Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng để vươn lên ngang tầm với các tập đoàn bán lẻ quốc tế như liên kết thành tập đoàn, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu tư… Nhưng không lâu nữa chúng ta sẽ mở cửa hoàn toàn cho các nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam (01/01/2009), liệu rằng chỉ trong một thời gian ngắn chúng ta có chuẩn bị được đầy đủ tiềm lực cho cuộc cạnh tranh khốc liệt này không? Phải chăng các doanh nghiệp bán lẻ đang đầu tư theo hướng ngắn hạn và không có chiều sâu, nhắm vào các đối thủ cạnh tranh mà quên mất người quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp chính là khách hàng? Dường như các siêu thị Việt Nam vẫn đang an tâm với lợi thế am hiểu thị trường địa phương hơn các tập đoàn bán lẻ quốc tế, nhưng với thời gian lợi thế này sẽ mất đi một khi các tập đoàn này chú trọng đầu tư nghiên cứu người tiêu dùng nội địa.


Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng nhưng chưa mang tính hệ thống và chưa đủ cơ sở cho các doanh nghiệp bán lẻ nước nhà trong hoạch định chiến lược. Vấn đề đặt ra đối với các nhà kinh doanh siêu thị nội địa là chọn hướng đi nào cho sự phát triển lâu dài của mình với năng lực hạn chế trong một thời gian giới hạn.

Với việc chọn đề tài “Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng tại Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam”, tác giả muốn đề xuất một hướng đi mang tính chiến lược cho các siêu thị Việt Nam là tìm hiểu và đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam. Tác giả chọn phạm vi tìm hiểu văn hóa tiêu dùng là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vì đây là hai trung tâm kinh tế- chính trị - văn hóa lớn nhất cả nước và 70% siêu thị Việt Nam tập trung tại hai thành phố lớn này.

Bài khóa luận được chia thành 3 chương:

Chương I: Giới thiệu chung về văn hóa tiêu dùng và siêu thị

Chương II: Đặc điểm văn hóa tiêu dùng tại Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng hoạt động của siêu thị Việt Nam

Chương III: Các giải pháp phát triển siêu thị Việt Nam hiện nay phù hợp với văn hóa tiêu dùng

Qua 3 chương đó, tác giả mong muốn đưa ra một cái nhìn khái quát về văn hóa tiêu dùng tại Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nhận diện những vấn đề đặt ra với siêu thị Việt Nam trong tiến trình gia nhập nền kinh tế thế giới.

Trước khi đi vào nội dung chính của bài khóa luận, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành trước hêt tới cô giáo hướng dẫn của tôi Tiến sĩ Phạm Thu Hương đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, sau là gia đình và các bạn tôi đã có những đóng góp để tôi hoàn thành bài khóa luận này.

Sinh viên thực hiện


Trần Vĩnh Ngọc‌‌


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN HOÁ TIÊU DÙNG VÀ SIÊU THỊ

I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ TIÊU DÙNG

1. Khái niệm văn hoá

1.1. Định nghĩa văn hóa

Hiện có khoảng trên bốn trăm định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa là một cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Có thể tiếp cận văn hóa từ khái niệm cụ thể nhất đến khái niệm khái quát nhất, từ cách hiểu theo nghĩa hẹp nhất đến cách hiểu theo nghĩa rộng nhất.

Ở châu Âu, từ văn hoá bắt nguồn từ tiếng Latinh là Cultus, là trồng trọt, nuôi dưỡng… Từ đó mà trong tiếng Anh và tiếng Pháp có culture, tiếng Đức có kultur, tiếng Nga có kultura đều chỉ sự giáo dục và đào tạo con người. Trong tiếng Việt, từ văn hoá có cội nguồn từ chữ Hán: văn là vẻ đẹp, là giá trị; văn hoá là trở thành đẹp, thành có giá trị.

Trong cuộc sống hiện đại, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn), của một lĩnh vực (văn hóa kinh doanh)… Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra.

Như vậy, văn hóa là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên nếu xét đến mối quan hệ giữa văn hóa với con người thì có thể định nghĩa văn hóa một cách khái quát nhất như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí