Phân Bố Tuổi Thai Khi Nhập Viện Của Sản Phụ Có Ovn


3.2.7. Phân bố tuổi thai khi nhập viện của sản phụ có OVN



Tuổi thai khi nhập viện Tổng N 28 tuần 9 12 33 28 đến 31 tuần 6 ngày 20 27 4 32 33 1

Tuổi thai khi nhập viện

Tổng

N

%

< 28 tuần

9

12,33%

28 đến < 31 tuần 6 ngày

20

27,4%

32 -> 33 tuần 6 ngày

44

60,27%

Tổng

73

100%

Tuổi thai nhỏ nhất

24,43

Tuổi thai lớn nhất

33,86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.2. Tuổi thai khi nhập viện của sản phụ có ối vỡ non Bảng 3.8. Tuổi thai khi nhập viện của sản phụ có ối vỡ non


Nhận xét:

- Tỷ lệ tuổi thai khi nhập viện chiếm đa số ở nhóm tuổi thai non trung bình 32 - 33 tuần 6 ngày với 60,27%. Tuổi thai rất non (từ 28 - 31 tuần 6 ngày) đứng thứ 2, chiếm 27,4%. Cuối cùng là các nhóm tuổi thai cực non (dưới 28 tuần) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 12,33%.


- Tuổi thai khi nhập viện trung bình là 31,63 ± 2,27. Tuổi thai nhỏ nhất là 24 tuần 3 ngày, lớn nhất là 33 tuần 6 ngày.

3.3. Thái độ và kết quả điều trị.


3.3.1. Phân bố tuổi thai khi sinh của sản phụ có OVN


Biểu đồ 3 3 Tuổi thai khi sinh của sản phụ có ối vỡ non Bảng 3 9 Tuổi thai 2

Biểu đồ 3.3. Tuổi thai khi sinh của sản phụ có ối vỡ non


Bảng 3.9. Tuổi thai khi sinh của sản phụ có ối vỡ non kéo dài được tuổi thai


Tuổi thai khi sinh

Tổng

N

%

< 28 tuần

0

0,00%

28 -> 31 tuần 6 ngày

20

33,33 %

32 -> 33 tuần 6 ngày

37

61,67%

> 34 tuần

3

5 %

Tổng

60

100%

Tuổi thai nhỏ nhất

28

Tuổi thai lớn nhất

34,29


Nhận xét:

- Tỷ lệ tuổi thai non trung bình (32 - 33 tuần 6 ngày) được sinh ra chiếm tỷ lệ lớn nhất với 61,67%. Tuổi thai rất non (từ 28 - 31 tuần 6 ngày) đứng thứ 2, chiếm


33,33%. Cuối cùng là các nhóm tuổi thai non muộn (trên 34 tuần) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5%. Không có thai cực non nào được sinh ra trong nhóm sản phụ.

- Tuổi thai khi sinh trung bình là 32,04 ± 1,82. Thai nhỏ nhất là 28 tuần tuổi, lớn nhất là 34 tuần 2 ngày.

3.3.2. Tuổi thai được kéo dài thêm trong điều trị ối vỡ non

Bảng 3.10. Tuổi thai được kéo dài thêm sau điều trị ối vỡ non


Tuổi thai kéo dài thêm (ngày)

Tổng

N

73

Tỷ lệ thai kéo dài được

60

82,19%

Tỷ lệ thai không kéo dài được

13

17,81%

Tổng

73

100%

Nhỏ nhất

2

Lớn nhất

48

Trung bình

12,11 ± 5,39


Nhận xét:

- Tỷ lệ thai phụ có ối vỡ non sau khi vào viện điều trị có thể kéo dài thêm tuổi thai là 82,19%, thấp hơn số thai phụ không kéo dài được thêm tuổi thai. Tuổi thai được kéo dài thêm lâu nhất là 48 ngày.

- Tuổi thai được kéo dài thêm trung bình là 12,11 ± 5,39 ngày.


3.3.3. Phân bố điều trị kháng sinh cho sản phụ có ối vỡ non

Bảng 3.11. Phân bố điều trị kháng sinh cho sản phụ có ối vỡ non


Sản phụ sử dụng

kháng sinh

Tổng

N

%

1 loại

41

56,16%

2 loại

28

38,36%

≥3 loại

4

5,48%


Tổng

73

100%

Nhận xét:

- Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sản phụ được chỉ định điều trị với 1 loại kháng sinh là lớn nhất với 56,16%, tiếp theo là sản phụ điều trị 2 loại kháng sinh có 38,36%. Số sản phụ dùng từ 3 loại kháng sinh trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất với 5,48%.

3.3.4. Phân bố sử dụng corticosteroid cho sản phụ có ối vỡ non

Bảng 3.12. Phân bố sử dụng corticosteroid cho sản phụ có ối vỡ non



Sử dụng Corticosteroid

Tổng

N

%

Không

1

1,37%

72

98,63%

Tổng

73

100%


Nhận xét:

- Tỷ lệ sản phụ được chỉ định corticosteroid chiếm đa số (98,63%), chỉ có 1 trường hợp vào viện khi tuổi thai 24 tuần 3 ngày và sau đó đẻ non trong vòng 1h nên không kịp tiêm trưởng thành phổi.

3.3.5. Phân bố sử dụng Magie Sulphate cho sản phụ có ối vỡ non

Bảng 3.13. Phân bố sử dụng Magie Sulphate cho sản phụ có ối vỡ non



Sử dụng MgSO4

Tổng

N

%

Không

55

75,34%

18

24,66%

Tổng

73

100%


Nhận xét:


Tỷ lệ sản phụ được chỉ định Magie Sulphate chiếm thiểu số (24,56%), chủ yếu là các sản phụ không dùng Magie Sulphate (75,44%)

3.3.6. Tỷ lệ nhiễm khuẩn ối:

Bảng 3.14. Tỷ lệ nhiễm khuẩn ối



Nhiễm khuẩn ối

Tổng

N

%

12

16,44%

Không

61

83,56%

Tổng

73

100%


Nhận xét:

- Trong 73 trường hợp có 12 trường hợp được chẩn đoán nhiễm khuẩn ối chiếm 16,44%.

3.3.7. Phân bố OVN theo phương pháp chấm dứt thai kỳ

Bảng 3.15. Phân bố ối vỡ non theo phương pháp chấm dứt thai kỳ



Phương pháp sinh

Tổng

N

%

Đẻ thường

46

63,01%

Đẻ mổ

27

36,99%

Tổng

73

100%


Nhận xét:

- Tỷ lệ sản phụ có OVN chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp đẻ thường chiếm đa số 63,01%, tỷ lệ sản phụ đẻ mổ là 36,99%.


3.3.8. Phân bố OVN theo nguyên nhân chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp đẻ mổ

Bảng 3.16. Phân bố ối vỡ non theo nguyên nhân đẻ mổ


Nguyên nhân đẻ mổ

Tổng

N

%

Suy thai

3

11,11%

Khởi phát chuyển dạ thất bại

5

18,52%

Ngôi bất thường

9

33,33%

Vết mổ cũ

10

37,04%

Tổng

73

100%


Nhận xét:

- Tỷ lệ sản phụ có OVN chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp đẻ mổ do mổ đẻ cũ chiếm đa số với 37,04%. Tiếp theo là sản phụ mổ do có ngôi bất thường với 33,33% và do khởi phát chuyển dạ với 18,52%. Sản phụ mổ đẻ vì suy thai chiếm tỷ lệ thấp nhất với 11,11%.

3.3.9. Chỉ số cân nặng của trẻ sau sinh

Bảng 3.17. Chỉ số cân nặng của trẻ sau sinh



Cân Nặng Con

(Gr)

Tổng

N = 73

Nhẹ cân nhất

900

Nặng cân nhất

2500

Trung bình

1808 ± 449


Nhận xét:

- Cân nặng trung bình của trẻ sinh ra ở sản phụ có ối vỡ non trung bình là 1808

± 449 gr, trẻ nhẹ cân nhất là 900 gr, nặng cân nhất là 2500 gr.


3.3.10. Đánh giá chỉ số Apgar 1 phút và 5 phút của trẻ sau sinh

Bảng 3.18. Chỉ số Apgar 1 phút và 5 phút của trẻ sau sinh


Điểm Apgar 1 phút

< 4

4 - 6

≥7

N

1

21

51

%

1,37%

28,77%

69,86%

Điểm Apgar 5 phút

Tổng



N

0

15

58

%

0,00%

20,55%

79,45%


Nhận xét:

- Chỉ số Apgar 1 phút, có 01 bé bị ngạt nặng (<4), sau đó đến tỷ lệ bé bị ngạt vừa (28,77%), cuối cùng số bé không bị ngạt chiếm nhiều nhất là 69,86%.

- Chỉ số Apgar 5 phút, hầu hết các bé không ngạt chiếm 79,45%, còn lại là số bé bị ngạt vừa, chiếm 20,55%, không có bé nào ngạt nặng.

3.3.11. Tỷ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh

Bảng 3.19 Tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh của trẻ sau ối vỡ non


Trẻ nhiễm khuẩn

Tổng

N

%

Không

43

58,91%

30

41,09%

Tổng

73

100%


Nhận xét:

- Tỷ lệ trẻ không bị nhiễm khuẩn sơ sinh chiếm đa số (58,91%), còn lại là số trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh là 40,35%, trong đó có 1 trẻ bị biến chứng viêm ruột hoại tử.


3.3.12. Tỷ lệ tình trạng suy hô hấp sau sinh ở trẻ

Bảng 3.20. Tỷ lệ trẻ suy hô hấp sau sinh có OVN


Trẻ suy hô hấp

Tổng

N

%

Không

37

50,68%

36

49,32%

Tổng

73

100%


Nhận xét:

- Tỷ lệ trẻ suy hô hấp sau sinh chiếm tỷ lệ thấp hơn trẻ không có suy hô hấp, lần lượt là 49,32% và 50,68%.

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 12/09/2024