Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2

4.1.5 TATA- Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets) 45

4.1.6 DA- Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals) 45

4.2 Phân tích tương quan 46

4.3 Kết quả phân tích hồi quy 47

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

5.1 Khuyến nghị từ mô hình nghiên cứu 55

5.1.1 Khuyến nghị về vận dụng mô hình Beneish để hỗ trợ cho việc dự đoán khả năng sai sót/gian lận báo cáo tài chính 55

5.1.2 Khuyến nghị về các giải pháp hạn chế sai sót/gian lận báo cáo tài chính .55 5.1.2.1 Đối với công ty 55

5.1.2.2 Đối với kiểm toán viên 55

5.1.2.3 Đối với nhà đầu tư 56

5.1.2.4 Đối với quản lý nhà nước 56

5.1.2.5 Đối với ban quản trị công ty 57

5.2 Kết luận 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO xii

PHỤ LỤC… xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố giúp phát hiện sai phạm báo cáo tài chính 21

Bảng 2.2: Danh sách các biến đầu vào được xem xét 26

Bảng 2.3: Phân loại sai lầm loại 1 và sai lầm loại 2 30

Bảng 3.1: Kết quả chọn mẫu 41

Bảng 4.1 Thể hiện kết quả thống kê mô tả, bao gồm các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình, và độ lệch chuẩn của 6 biến quan sát. 42

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 47

Bảng 4.3 Kết quả mô hình hồi quy logistic (1) 49

Bảng 4.4 Kết quả mô hình hồi quy logistic (2) 50

Bảng 4.5 Kiểm định mô hình (2) theo kết quả kiểm toán năm 2016 53

Bảng 4.6. Độ chính xác của mô hình M-score (2) tại ngưỡng 20% với dữ liệu ngành xây dựng 2016. 54

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 – Tam giác gian lận 17

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu 22

Hình 2.2: Sơ đồ mô hình nghiên cứu 1 31

Hình4.1: Thống kê mẫu theo sàn 42

Hình4.2: Đồ thị GMI- Tỷ số lãi gộp 43

Hình4.4: Đồ thị SGAI- Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 44

Hình4.5: Đồ thị DSRI-Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần 44

Hình4.6: Đồ thị TATA- Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản 45

Hình4.7: Đồ thị DA- Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh 46

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ACFE

(The Association of Certified Fraud Examiners)

BTC

Bộ Tài chính

BCTC

Báo cáo tài chính

DSRI

Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in Receivables Index)

DA

Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals)

HOSE

Sàn giao dịch TP. HỒ CHÍ MINH

HNX

Sàn giao dịch HÀ NỘI

GMI

Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index)

SGI

Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index)

SGAI

Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general and administrative expense Index)

TATA

Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2


Chương1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Sự cần thiết của đề tài.

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu cho và nhận thông tin, đặc biệt là các thông tin tài chính luôn giữ vai trò quan trọng để đưa ra những quyết định kinh doanh then chốt. Tính minh bạch, tính trung thực của thông tin tài chính đóng vai trò lớn trong việc ổn định thị trường chứng khoán và ổn định xã hội. Không những vậy nền kinh tế hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh, quy mô kinh doanh của các công ty và sự toàn cầu hóa hoạt động thương mại ngày càng được mở rộng, dẫn tới sự phức tạp của công tác kế toán , kiểm toán cũng theo đó mà tănglên.

Gian lận trong báo cáo tài chính là một trong những vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vấn đề này càng được quan tâm hơn sau sự kiện các công ty lớn ở Mỹ bị phá sản mà lý do chính đó là việc chế biến số liệu trong báo cáo tài chính do chính ban quản trị các công ty đó tạo ra. Ví dụ điển hình là sự sụp đổ của công ty Word Com – một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Mỹ liên quan đến gian lận và cung cấp số liệu không chính xác trong báo cáo tài chính.Rò ràng, việc phát hiện sai phạm trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính trung thực của nó trở thành thách thức lớn đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các bên có liên quan. Do vậy, gian lận trong báo cáo tài chính luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, Beasley (1996) tiến hành phân tích kinh nghiệm mối liên hệ giữa thành phần ban giám đốc và gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy số thành viên độc lập từ bên ngoài công ty trong ban giám đốc càng nhiều thì hành động gian lận báo cáo tài chính càng giảm. Nghiên cứu của Rezaee (2002) tập trung nhận diện nguyên nhân, hậu quả và phương pháp ngăn chặn hành vi gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Mỹ. Nghiên cứu đã trình bày các giải pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa nhằm giảm thiểu hành động gian lận báo cáo tài chính, bao gồm các giải pháp đến phân tích chức năng, vai trò của các bên có liên quan đến quy trình lập và công bố báo cáo tài chính của công ty như ban giám đốc, ban kiểm soát, kiểm soát nội bộ, đội ngũ quản lý cấp cao, kiểm toán độc lập, các cơ quan quản lý nhà nước. Rò ràng, nhận diện gian lận trong báo cáo tài chính đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã xảy ra rất nhiều vụ gian lận trên báo cáo tài chính. Việc phát sinh gian lận trên Báo cáo tài chính ở những công ty có tầm vóc lớn đã làm phát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính. Nó cũng là thách thức lớn đối với người quản lý công ty cũng


như đối với kiểm toán viên trong việc phát hiện các gian lận trên Báo cáo tài chính. Do vậy, gian lận luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Nghiên cứu dưới đây đề cập đến “Nhận diệngian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.”. Đồng thời đưa ra một số khuyến nghị gia tăng sự minh bạch hoá thông tin kế toán tài chính, cũng như những chú ý cho nhà đầu tư.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

1.2.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu gian lận trên báo cáo tài chính các công ty xây dựngniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Tổng hợp thực trạng về sai sót, gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam niêm yết trong ba năm 2013- 2015.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu về phát hiện gian lận báo cáo tài chính để dự đoán khả năng sai sót, gian lận của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam 2016.

- Đưa ra khuyến nghị nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro gian lận trên báo cáo tài chính, nâng cao tính hữu ích của thông tin báo cáo tài chính.

1.3 .Phương pháp nghiên cứu.

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu.

Thu thập và xử lý số liệu là các báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán của 40 công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán trong ba năm 2013- 2015.

Số liệu được được thu thập từ những website chuyên về đầu tư chứng khoán như vietstock.vn,cafef.vn,....

1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu. (sẽ đề cập chi tiết ở chương2)

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các biến độc lậptrong mô hình.

- Phân tích tương quan sớm nhận diện được các biến có quan hệ với nhau.

- Sử dụng mô hình Beneish để nhận diện gian lận báo cáo tài chính. (Phân tích


hồi quy logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân.

1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu.

1.4.1 Đốitượng.

Khóa luận nghiên cứu gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty ngành xây dựngniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.

1.4.2 Phạm vi nghiêncứu.

Phạm vi không gian: Mẫu nghiên cứu được chọn từ các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.

Phạm vi thời gian:Số liệu nghiên cứu trongkhóa luận gian lận trên báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam là số liệu từ năm 2012- 2015 và báo cáo trước và sau kiểm toán của 40 công ty này năm 2016 nhằm kiểm định tính chính xác của mô hình.

1.5 Cấu trúc của khóa luận.

Khóa luận gồm 5 chương:

o Chương 1: Tổng quan về đề tài “ Nhận diện gian lận Báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

o Chương 2:Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

o Chương 3:Thực trạng gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.

o Chương 4: Kết quả nghiên cứu về nhận diện gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.

o Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị đối với các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về sai phạm trongBCTC

Định nghĩa về BCTC và sai phạm, gian lận trongBCTC

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm: báo cáo tình hình tài chính; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo khác theo quy định của pháp luật (Điều 29, Luật Kế toán số: 88/2015/QH13).

Theo từ điển tiếng Việt: gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt người khác.

Theo nghĩa rộng: gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lừa gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. Ba biểu hiện thường thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp.

Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý. Luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các sai sót cố ý trong báo cáo tài chính hay nói cách khác là nghiên cứu các gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Theo Lý thuyết Kiểm toán (GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa- NXB Tài chính), sai phạm là yếu tố mấu chốt trong việc xác minh tính trung thực của thông tin kế toán và hoạt động tài chính. Sai phạm bao gồm gian lận và sai sót. “Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi”. “Sai sót là lỗi không cố ý, thường được hiểu là sự nhầm lẫn bỏ sót hoặc yếu kém về năng lực gây ra sai phạm”.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (BTC, 2012, mục I: Quy định chung), “Sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và sai sót, cần xem xét hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý”. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 cũng định nghĩa: “Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”.

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí