Khả năng 2 bằng có thể mộ đã mất vì lở xuống sông vì rằng nơi làm ăn sinh sống của các đời trước đều đã bị lở xuống sông và thay đổi nhiều nơi nhiều lần, không nơi nào ổn định lâu dài đến ngày nay.
Đời cụ Thư chỉ biết đến mộ của ông bà nội như sau: Mộ cụ Thông chôn ở phía sau Đình Vân Cốc cũ nay đã chuyển về gò thứ 10.
- Mộ cụ Thông bà (không rõ tên vì cụ Thông 2 vợ) xưa kia chôn ở mảnh ruộng nhà (Nương dâu của cụ Điều) sát bờ sông Hồng, cuối đường cái 17 (địa danh này bây giờ không còn bởi vì đã lở xuống sông) nay đã được chuyển về gò thứ 10.
Hai ngôi mộ này, từ trước đến bây giờ vẫn do con cháu cụ Khán Yên bên Tràng Lan, trông nom, hàng năm dịp Tết nguyên đán đều sang tảo mộ, và năm 2000 đã tu bổ lại xây bao nấm mộ cũ (không có bia).
2. Phần mộ và nghĩa trang hiện nay
Hồi Pháp thuộc mỗi làng có một nghĩa trang. Làng Vĩnh Thuận có gò thứ 10 và làng Vĩnh Khang có gò 11. Trước kia các phần mộ từ đời cụ Nghĩa trở xuống đều chôn ở gò thứ 11. Năm 1966 do yêu cầu đắp con đê mới chạy qua giữa nghĩa trang gò 11 nên xã Vân Nam đã cho quy tu các mộ ở gò 11 về gò thứ 10 như hiện nay. Ông Mô đứng ra thực hiện việc di chuyển các mộ của nhà ta. Ông đã cho khiêng cả các nấm xây bằng gạch đi theo rồi ghép lại trả về các mộ, nhưng bị vỡ một số mảng không đủ cho các mộ, ông đã sang táng hài cốt cụ Nghĩa và cụ Thư chung một nấm (2 bố con). Hài cốt cụ Mỹ và bà Sẹo chung một nấm (2 bà cháu) - hài cốt cụ Tịch và ông Điền chung một nấm (2 chú cháu). Ông Mô cho biết rằng: Hai tiểu đặt song song nhưng cao thấp khác nhau, ai là bậc trên thì đặt tiểu cao hơn (nhưng không nói rõ tên người bên trái, bên phải, vì vậy các bia trên mộ cũng chỉ khắc tên thứ tự trên, dưới vào một bia chung. Không làm được hai bia). Năm 1997 ông Liền đã chủ trì tổ chức tu bổ lại các phần mộ (có sự đóng góp của các bếp con cháu cụ Thư) với phương châm không động phá nấm cũ, chỉ xây bọc ra ngoài từng ngôi mộ và gắn bia mới. Vì vậy hiện nay các kích thước và hình dáng kiến trúc các ngôi mộ không giống nhau nhưng đảm bảo lâu bền hơn.
3. Danh sách phần mộ ở gò thứ 10 (Tính đến năm 2002)
Họ tên | Ghi chú | |
1 | Đào Phúc Thông | Thuộc đời thứ 3 - mộ xây lại không rõ tên năm 2000, không có bia (hai cụ trên ở gần mộ cụ nghĩa và cụ Tịch) Đời thứ 4 Song táng có bia Đời thứ 5 Đời thứ 4 Song táng có bia Đời thứ 6 Đời thứ 5 có bia Đời thứ 5 có bia Đời thứ 5 có bia Song táng Đời thứ 6 có bia Đời thứ 6 có bia Đời thứ 6 có bia Đời thứ 6 có bia Đời thứ 6 có bia Đời thứ 6 có bia Đời thứ 6 có bia Đời thứ 6 có bia Đời thứ 6 có bia Đời thứ 7 có bia Đời thứ 8 có bia |
2 | Mộ cụ Bà Thông | |
3 | Đào Văn Nghĩa | |
Đào Văn Thư | ||
4 | Phùng Thị Mỹ | |
Đào Thị Sẹo | ||
5 | Đỗ Thị Điều | |
6 | Đỗ Thị Lộc | |
7 | Đào Phúc Tịch | |
Đào Văn Điển | ||
8 | Bùi Thị Chúc | |
9 | Đào Văn Mộ | |
10 | Doãn Thị Cún (Cửu) | |
11 | Đào Viết Nhã | |
12 | Nguyễn Thị Vy | |
13 | Đào Văn Đường | |
14 | Bùi Thị Thụ | |
15 | Đặng Thị Rói | |
16 | Đào Thị Nhung | |
17 | Đào Thị Lành |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 13
- Đào Xuân Quang, Sinh Ngày 12/9/1991. Là Hai Con Sinh Đôi Của Ông Chiến Và Bà Yến.
- Cụ Đỗ Văn Khải Con Trưởng Của Cụ Luận Được Cụ Đỗ Văn Hài Nuôi Làm Con Nuôi (Bác Nuôi Cháu Vì Không Có Con Trai Nối Dõi).
- Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 17
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
STT
Ghi chú:
+ Phần mộ liệt sĩ Đào Văn Mẫn (đời 7) hiện nay ở nghĩa trang liệt sĩ Vân Cốc (gần Đình).
+ ở gò thứ 10 còn có 4 phần mộ của người đã xuất giá lấy chồng cùng làng là: Đào Thị Ngãi (đời 5) Đào Thị Còi (đời 5), Đào Thị Trinh (Cún, đời 6) và Đào Thị Đen (đời 6).
Lời kết
Cuốn gia phả này ghi chép từ đời cụ Cao Cao Tổ Đào Phúc Tô đến 9 đời sau nhưng cũng chỉ viết được tương đối rõ từ đời 5 trở xuống thuộc cành cụ Đào Văn Thư là chủ yếu. Tuy vậy đối với các đời thứ 7, 8, 9 viết còn sơ sài chưa xây dựng được đầy đủ tiểu sử của từng thành viên vì ít thời gian và điều kiện tiếp xúc, sưu tầm tư liệu, vả chăng hầu hết là người đương thời, tuổi đời còn ít, sự nghiệp còn lâu dài, nhất là đối với đời 8, 9 chỉ mới thống kê được tên tuổi là chính chưa có sự tích gì để viết, song qua phần diễn giải toàn bộ hệ thống lịch sử chỉ họ Đào nhà ta, trải qua trên 200 năm với 9 đời hậu duệ, chúng ta lấy làm tự hào về sự phát triển mọi mặt của dòng họ nói chung và của chị họ cụ Thư nói riêng.
Thật vậy, từ mảnh đất quê hương ven sông Hồng khi lở khi bồi, bao đời nay ông cha ta đã bỏ nhiều công sức khai phá, khắc phục khó khăn dũng cảm đấu tranh chống thiên tai (nước lụt, chạy lở) cần cù lao động xây dựng cơ sở kinh tế chống đói nghèo, mưu cầu cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tunh thần tự lực tự cường của các thế hệ đã thành một truyền thống quý báu đáng trân trọng. Chúng ta rất khâm phục cụ Đào Văn Thư mặc dù mồ côi cha từ tuổi 25, rồi mồ côi mẹ khi đến tuổi 32, cụ đã cùng các cụ bà phát huy cao độ tinh thần tự lực tự cường, vượt qua mọi trở lực quyết tâm phấn đấu mọi mặt cho cuộc sống gia đình đạt được yêu cầu có cơm ăn áo mặc và học hành. Vừa làm thuốc, vừa đi cày vừa dạy học, cụ đã trở thành một lương y nổi tiếng trong vùng đồng thời là một người thầy dạy chữ nho cho nhiều lớp tuổi nhỏ. Tấm gương cụ Điều là hình mẫu người mẹ, người vợ, người nội trợ vô cùng đảm đang, cả cuộc đời lao động cần kiệm, tất cả vì gia đình con cái, không mảy may một chút riêng tư, lúc nào cũng rất khiêm nhường đối với bản thân mình. Chúng ta vô cùng biết ơn các cụ đã trang bị kiến thức cho các con, tạo mọi điều kiện cho các con được học hành, chỉ cho các con phương hướng phát triển tương lai.
Với truyền thống hiếu học và tinh thần vượt lên tự lực cánh sinh, các đời con, đời cháu, đời chắt của các cụ hiện nay đều đã thành đạt, ai cũng làm nên sự nghiệp và đều chuyển cuộc sống ra thành phố, tuy sự nghiệp chưa tới đỉnh cao, mới chỉ là có công
ăn việc làm ổn định có được nhà để ở, nuôi dạy con cái trưởng thành song được như vậy là cả một quá trình phấn đấu kiên trì với ý chí quyết tâm đầy nghị lực đáng trân trọng (ví dụ: ở đời con cụ có ông Nhã, ông Giáp với hai bàn tay trắng từ nhà quê ra Hà Nội tìm đường lập nghiệp).
- Ông Nhạc góa vợ ở tuổi 40, một mình gà trống nuôi con vẫn đảm bảo cho các con được học hành và trưởng thành như ngày nay.
- Ông Đài cả đời đi đánh giặc, khi đầu 2 thứ tóc mới về còn phải đi làm thêm để có điều kiện xây dựng cơ ngơi sum họp gia đình nuôi dạy con cái.
Đến đời cháu có ông Lâm một người có khuyết tật bẩm sinh, đã biết học nghề và phát huy tài năng nghề nghiệp (làm ảnh) tình nguyện lên Tây Bắc công tác bây giờ nghỉ hưu trở về Hà Nội với lòng tự hào đã nuôi dạy 9 người con trưởng thành, ai cũng có học, học từ tú tài trở lên và một tiến sĩ.
- Ông Thìn mồ côi cha từ thuở lọt lòng, nhà nghèo nhưng đã phấn đấu học hành thành đạt, hiện nay là kỹ sư thạc sĩ ngành thủy lợi.
Đời chắt hiện nay còn ít tuổi, nhưng đa số đã có bằng tú tài, cử nhân và một tiến sĩ + đều là những cán bộ, chuyên viên đang hăng hái hoạt động trên các hình vực khoa học và giáo dục của Nhà nước (như Hà, Hiền, Dung, Tuấn, Tú, Dũng, Quang, Thiết...).
Nói về học lực, bằng cấp, tính đến nay, trong chi họ bếp cụ Thư được biết như
sau:
Trước 1945 (thời kỳ phong kiến Pháp thuộc).
- Cụ Thư không thi cử đỗ đạt gì, nhưng cụ có kể lại ngày xưa học chữ nho đã
đọc đến sách Đại học Trung Dung, kinh dịch và sách thuốc cụ biết làm thơ Đường Luật, câu đối phú, viết văn tế chữ rất đẹp. Thời đại của cụ đã tiếp xúc với nền văn minh khoa học phương Tây, cụ đã tự học chữ quốc ngữ (đọc viết chậm) cụ thấy tầm quan trọng của học vấn nên khuyên con người cái phải học hành và tạo mọi điều kiện cho con cái được học hành. Cụ có 7 người con trai đều được đi học từ thuở nhỏ, 6 người đã đỗ tốt nghiệp tiểu học (có 1 người đang học tú tài). Sự kiện này rất hiếm hồi Pháp thuộc ở quê hương vân cốc ta dân làng ca ngợi "nhà cụ Thư học giỏi nhất Tổng". Sau 1945, từ khi Cách
mạng tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập tự do, mặc dù phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ, nhưng dưới chế độ chính trị tươi đẹp do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, ai cũng được học hành, nền giáo dục được phát triển mạnh mẽ, các thế hệ của gia đình cụ Thư (đời 7, 8 9) đã phát huy truyền thống hiếu học, đạt được thành tựu rực rỡ, từ xưa chưa từng có. Tính đến nay (2003) nam nữ đều được học hành thấp nhất là đều phổ cập tiểu học cao nhất đạt được là tốt nghiệp đại học và một số một số ít người trên đại học cụ thể đã có:
- 11 tú tài.
- 22 cử nhân - kỹ sư.
- 2 thạc sĩ
- 2 tiến sĩ.
Một truyền thống tốt đẹp nữa của đại gia đình cụ Thư chúng ta là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.
Thực hiện lời dạy của cụ Thư, các thế hệ con cháu đã biết dìu dắt nhau cùng tiến lên giúp đi trước giúp người đi sau, người trên giúp người dưới, sẻ cơm nhường áo trong cuộc sống, tạo điều kiện hỗ trợ nhau về vật chất cũng như tinh thần trong các lĩnh vực học hành, hướng nghiệp lao động để xây dựng cuộc sống chung tốt đẹp hơn.
Như lịch sử gia phả đã viết: Ông Điển tấm gương đầu tiên dìu dắt các em: ông Nhã, ông Nhạc, ông Đường bước vào đời... Khi ông Điển mất, hà chúc đi tái giá, thì ông bà Nhã đã cáng đáng tất cả các con ông Điển được ăn học, trưởng thành trong khi hoàn cảnh gia đình riêng của ông Nhã cũng không có gì dư dật - ông Đường mới đi làm được 2 năm cũng giúp cho ông Đài được học Trung học ở Hà Nội bà Đường hết lòng giúp đỡ các anh chị em khi gặp khó khăn cần thiết như nuôi đỡ con Bà Sinh mấy năm rồi con cô Tân, đến khi các cháu ở Hà Nội sơ tán chiến tranh về quê cũng được bà chăm sóc trông nom dạy bảo chu đáo.
Đến đời cháu có ông Liễn là người giải quyết giúp đỡ giới thiệu được nhiều người thân trong gia đình được đi học làm công nhân quốc phòng, trở thành thợ kỹ thuật
có tay nghề vững chẵc, có công ăn việc làm ổn định như có Thanh, các em và cháu Hợi Hiếu, Hiền v.v...
Tinh thần đoàn kết nội bộ trong đại gia đình chúng ta không những chỉ là việc làm cụ thể như trên, mà còn thể hiện trên các mặt quan hệ tình cảm, ứng xử, luôn quan tâm săn sóc nhau cả đến đời sống tinh thần, văn hóa, mặc dù điều kiện ở xa nhau, song sẵn sàng vui buồn có nhau, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống. Sự đoàn kết toàn diện đó là một sức mạnh động viện mỗi người chúng ta làm nên sự nghiệp ngày nay.
- Về mặt chính trị, trong phong trào cách mạng của dân tộc, chi họ cụ Thư đã thể hiện được tinh thần yêu nước ngay từ những ngày đầu của cách mạng tháng 8-1945 có người tham gia từ tiền khởi nghĩa được ít ngày. Và tiếp theo sau đó các thế hệ nhất là lớp tuổi thanh niên đã hăng hái tham gia mọi công tác của các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như công việc xây dựng đất nước hiện tại, tính đến nay, các con cháu cụ Thư đã có:
- 14 người tham gia lực lượng vũ trang (bộ đội và công nhân viên quốc phòng) trong đó có một thương binh và 1 liệt sĩ thời kỳ chống Mỹ.
- 20 người được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam (13 trai + 7 gái) trong đó có 2 người đã được tặng huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
- Hầu hết các con và cháu cụ Thư đều được Nhà nước khen thưởng huân, huy chương và bằng khen giấy khen các loại tùy theo thành tích và cương vị công tác của mỗi người.
Quá trình phát triển của đại gia đình cụ Thư nằm trong bối cảnh đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đến bây giờ các thế hệ con cháu không còn vị thế ở quê cũ làng xưa nữa. Tất cả đã định cư lập nghiệp ở Hà Nội. Riêng ông Đài ở thị xã Sơn Tây và một chắt nội của cụ là Đào Minh Khai ở xã Hương Cần ở xã Hương Cần huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
ở quê Vân Nam, về họ nội chỉ còn một số hộ thuộc chi dưới của cụ Thư, ngoài ra còn họ ngoại của các thế hệ con cháu. Đối với những người họ Đào cùng chung giỗ
tổ hàng năm hiện nay ở quê Vân Nam (như phần đầu cuốn gia phả đã dẫn), chưa xác định được mối quan hệ họ tộc từ đời nào? Cần được tiếp tục sưu tầm nghiên cứu.
*
* *
Cuốn gia phả này viết đến đầu đời hậu duệ thứ 9 (năm 2002), tạm thời tổng kết được một số truyền thống tốt đẹp kể trên.
Chúng ta thấy được công lao to lớn của ông cha những tấm gương cao đẹp và trong sáng của các thế hệ, những bài học quý giá trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Rất mong các thế hệ con cháu cần tiếp thu và phát huy tinh thần lao động tích cực, sáng tạo tinh thần hiếu học, rèn luyện đạo đức nếp sống gia phong, nêu cao tinh thần đoàn kết đùm bọc dìu dắt lẫn nhau, tinh thần tự lực tự cường; nêu cao và phát huy tinh thần cách mạng, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiến lên phía trước, phát huy kết quả thành tựu lớn phía trước, phát huy kết quả thành tự lớn hơn nhiều lần nữa để xứng đáng và đền đáp công ơn các bậc tổ tiên cha ông chúng ta, làm cho truyền thống gia đình ngày càng vẻ vang hơn và được lưu danh mãi về sau:
Đề nghị mỗi hộ gia đình sẽ viết tiếp tiểu sử của chính bản thân mình và gia đình riêng của mình, lấy gốc từ cuốn gia phả chung này lập thành gia phả nhà mình, để cứ như thế lưu truyền mãi các đời sau có căn cứ tìm hiểu nguồn gốc họ hàng được đầy đủ chi tiết cụ thể rất có ích cho các đời hậu duệ sau này thuộc các chi họ sẽ tổng hợp tộc phả chuẩn xác, thật vô cùng quý giá.