các cơ quan tiến hành tố tụng và biên chế, ngân sách nhà nước có thể đáp ứng được, phải phù hợp với các đặc điểm truyền thống pháp lý, văn hóa pháp lý của xã hội Việt Nam).
Thứ tư, bảo đảm tính kế thừa và phát triển các giá trị lập pháp trong lịch sử dân tộc, các giải pháp được đưa ra phải trên cơ sở chọn lọc, tiếp thu các ý kiến trong giới khoa học pháp lý, các nhà áp dụng pháp luật về chế định khởi tố VAHS đã được công bố và các kinh nghiệm lập pháp quốc tế phù hợp.
Để nguyên tắc này được thực hiện và phát huy hiệu quả áp dụng, phải có những bảo đảm về pháp luật, bảo đảm về cơ chế kiểm sát, giám sát, bảo đảm về vấn đề con người (trình độ chuyên môn, tư duy tố tụng, đạo đức nghề nghiệp) và các bảo đảm khác về chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cần được tiến hành với định hướng cụ thể sau đây:
1. Cần tập trung hoàn thiện chế định khởi tố VAHS để nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS nhưng trước hết ngay từ tên gọi của nguyên tắc này được quy định tại Điều 13 BLTTHS phải được chỉnh sửa chính xác hơn: "Điều 13. Trách nhiệm khởi tố vụ án và truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội". BLTTHS (sửa đổi) được Quốc hội khóa XI nước ta thông qua ngày 18/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 là một sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật TTHS nói riêng. Việc sửa đổi bổ sung BLTTHS lần này được tiến hành tương đối đồng bộ, toàn diện và bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta. Mặc dù vậy, theo chúng tôi các quy định về khởi tố VAHS trong BLTTHS (sửa đổi) về cơ bản vẫn giữ nguyên như trước đây, không có sự sửa đổi, bổ sung nào đáng kể. Vì vậy, các nhà xây dựng pháp luật TTHS cần nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện các quy định của chế định khởi tố VAHS, mà trước mắt là khắc phục những bất cập đã được chỉ ra và phân tích trong Chương 2 của luận án.
2. Từ phương diện lập pháp cũng như tổ chức thực hiện, cần hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền khởi tố, bảo đảm "tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh hoặc đùn đẩy trách nhiệm" theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, không chỉ có phối hợp, mà cần phải có một cơ chế chế ước, giám sát hiệu quả trong TTHS. Sự chế ước, giám sát lẫn nhau trong việc thực thi các quyền lực tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng để bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành minh bạch, đúng pháp luật. Sự chế ước, giám sát phải có cơ chế pháp luật và cơ chế thực tế để bảo đảm thực hiện. Do đó, chúng tôi cho rằng cần chỉnh sửa các quy định về thẩm quyền và mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động khởi tố và xử lý VAHS cho phù hợp với các vấn đề lý luận và thực tiễn, cần tập trung vào các giải pháp cụ thể, thiết thực, giúp cho CQĐT chủ động hơn khi thực hiện trách nhiệm khởi tố VAHS cũng như hoạt động kiểm sát của VKS có hiệu quả hơn, tạo cho VKS có vị thế, vai trò lớn hơn trong thực tiễn khởi tố VAHS.
3. Thống nhất lại nhận thức trong việc thực hiện các hoạt động khởi tố VAHS và truy cứu TNHS của CQĐT và VKS để hạn chế tư tưởng chủ quan, phiến diện, áp đặt, định kiến khi một chủ thể (CQĐT) vừa làm công tác điều tra trinh sát để phát hiện, phòng ngừa tội phạm, vừa thực hiện các biện pháp điều tra tố tụng để xác định tội phạm, khi VKS còn thụ động, không theo sát hoạt động tiếp nhận, kiểm tra xác định dấu hiệu của tội phạm trong giai đoạn khởi tố. Nâng cao chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức cho những người có trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS nhằm khắc phục những bất cập, yếu kém về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận Điều tra viên, Kiểm sát viên hiện nay, có chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm và kỷ luật minh bạch, công bằng đối với những người tiến hành tố tụng. Bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động khởi tố và xử lý VAHS và hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố VAHS.
Những quan điểm, định hướng nêu trên sẽ được luận án phân tích, làm rò trong các nội dung tiếp theo về các giải pháp cụ thể để hoàn thiện và bảo đảm thực hiện nội dung nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS.
3.2. GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Thực Hiện Trách Nhiệm Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Qua Hoạt Động Điều Tra - Truy Tố - Xét Xử
- Kết Quả Hoạt Động Truy Cứu Tnhs Qua Xét Xử Sơ Thẩm
- Nhu Cầu, Quan Điểm Về Việc Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Nguyên Tắc Trách Nhiệm Khởi Tố Và Xử Lý Vụ Án Hình Sự
- Hoàn Thiện Các Quy Định Về Trách Nhiệm Ra Quyết Định Khởi Tố, Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự
- Trong Thời Hạn Hai Mươi Ngày, Người Bị Hại Phải Có Đơn Yêu Cầu Khởi Tố Hoặc Đơn Yêu Cầu Không Khởi Tố Gửi Đến Cqđt. Nếu Quá Thời Hạn Này, Vụ
- Nâng Cao Vai Trò Công Tác Thanh Tra, Giám Sát Hoạt Động Khởi Tố Và Xử Lý Vụ Án Hình Sự
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Như đã đề cập trong phần quan điểm về các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS, trên bình diện chung, pháp luật TTHS đã có những chế định, quy định rất thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện hoạt động truy cứu TNHS người phạm tội một cách chủ động, hiệu quả. Tuy nhiên, trong việc bảo đảm cho trách nhiệm khởi tố VAHS được thực hiện, chế định khởi tố VAHS trong BLTTHS và các văn bản liên quan còn nhiều bất cập, dẫn tới những hạn chế trong thực tiễn giai đoạn khởi tố VAHS hiện nay. Vì vậy, luận án tập trung đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể dưới đây trong chế định khởi tố VAHS.
3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm tiếp nhận thông tin về tội phạm, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết thông tin về tội phạm trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Như đã phân tích, quy định của Điều 101 BLTTHS năm 2003 chưa bảo đảm được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận thông tin về tội phạm. Điều này dễ dẫn đến những trường hợp từ chối tiếp nhận thông tin của cơ quan có thẩm quyền cũng như không tạo ra được cơ sở để VKS kiểm sát việc tiếp nhận, tuân thủ thời hạn kiểm tra, xác minh thông tin về tội phạm. Vì vậy, chúng tôi đề xuất sửa đổi Điều 101 BLTTHS năm 2003 như sau:
Công dân có quyền và nghĩa vụ tố giác tội phạm với các cơ quan tiến hành tố tụng và với các cơ quan, tổ chức khác bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác do Chính phủ quy định. Việc tiếp nhận phải lập
thành biên bản và giao người tố giác giữ một bản. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Biên bản tiếp nhận thông tin về tội phạm cần được coi là một văn bản tố tụng, là cơ sở để xác định thời hạn khởi tố VAHS. Do đó, văn bản này tuân thủ các điều kiện của biên bản được quy định tại Điều 95 BLTTHS, ngoài ra, về hình thức biên bản ở cấp độ dưới luật, cũng cần rà soát để ban hành biểu mẫu thống nhất. Trong mẫu biên bản, phải có sẵn các thông tin về quyền và nghĩa vụ của người báo tin (quyền được bảo vệ trong những cần thiết, quyền được giữ bí mật họ tên, địa chỉ... của người tố cáo, quyền được thông báo kết quả quá trình giải quyết, quyền được khiếu nại, nghĩa vụ trình bày trung thực...). Với những quy định, biện pháp cụ thể, đơn giản nhưng rất thiết thực này, công dân có cơ sở để chứng minh việc họ đã tố giác, báo tin về tội phạm cho cơ quan, tổ chức để khiếu nại trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện nghĩa vụ kiểm tra, xác minh thông tin, VKS có cơ sở để kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT.
Chúng tôi cũng đề xuất sửa đổi Điều 103 BLTTHS về nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong đó cần quy định rò hơn trách nhiệm thông báo cho VKS về việc tiếp nhận. Cụ thể:
1. Cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, chuyển ngay các thông tin về tội phạm đã tiếp nhận kèm theo những tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án. Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án phải chuyển bản sao biên bản tiếp nhận và bản sao những tài liệu có liên quan tới Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Kiểm soát thông tin về tội phạm có được tiếp nhận, giải quyết hay không là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Nếu không kiểm soát được tình hình tiếp
nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố… không những không khắc phục được tình trạng bỏ lọt tội phạm mà còn tạo ra kẽ hở cho những tiêu cực phát sinh. Do vậy, cần có những cơ chế kiểm sát hoạt động tiếp nhận thông tin về tội phạm hiệu quả mà điều luật trên là một cơ chế kiểm sát hữu hiệu. Ngoài ra, BLTTHS cần quy định quyền và nghĩa vụ kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của VKS mà không chỉ là quyền và nghĩa vụ kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như hiện nay, bởi nếu không kiểm sát được việc tiếp nhận bao nhiêu tin báo, tố giác thì chỉ với mỗi thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác sẽ rất khó có được những bảo đảm thực tế để thực hiện hiệu quả. Khoản 4 Điều 103 quy định VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT nhưng không quy định trách nhiệm của CQĐT trong việc thông báo đầy đủ các tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đã tiếp nhận để VKS thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố.
Vì thế, chúng tôi kiến nghị cần bổ sung khoản 4 Điều 103 BLTTHS như sau:
4. VKS có trách nhiệm kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết của CQĐT đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Bên cạnh đó, để bảo đảm và tạo điều kiện cho VKS thực hiện tốt chức năng của mình, BLTTHS và các thông tư liên tịch cần quy định rò hơn về cơ chế quản lý, những biện pháp mà VKS có thể áp dụng để thực hiện được trách nhiệm kiểm sát việc tiếp nhận, tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT.
3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm xác định dấu hiệu của tội phạm
Trong giai đoạn khởi tố VAHS, các biện pháp kiểm tra xác minh là tổng hợp các hoạt động mang tính chất quản lý hành chính về trật tự xã hội,
các hoạt động điều tra bí mật và các hoạt động điều tra tố tụng. BLTTHS không thể điều chỉnh các hoạt động điều tra bí mật của CQĐT. Các hoạt động mang tính chất quản lý hành chính về trật tự xã hội được áp dụng để kiểm tra, xác minh dấu hiệu của tội phạm không cần thiết điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật TTHS. Tuy nhiên, những hoạt động điều tra tố tụng nào được tiến hành trước khi khởi tố VAHS lại rất cần được làm rò để xác định tính hợp pháp của việc áp dụng (có đúng chủ thể không, có đúng đối tượng không, có đúng thời điểm không...). Hiện nay, thiếu một quan điểm chính thống với nhiều cách hiểu lẫn lộn trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Ví dụ: theo cách hiểu phổ biến trong các giáo trình luật TTHS là các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi khởi tố vụ án nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi, một số lượng đáng kể hoạt động điều tra, biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng trước khi khởi tố vụ án. Để CQĐT có cơ sở pháp lý chính thức để áp dụng và VKS cũng có cơ sở pháp lý chính thức để kiểm sát, đốc thúc CQĐT áp dụng nhằm đẩy nhanh tiến độ quá trình xác định dấu hiệu tội phạm, bảo đảm các dấu hiệu của tội phạm không bị mất đi hoặc biến dạng theo thời gian, rất cần có những nhận thức lại chính xác hơn về thời điểm được phép áp dụng một số hoạt động điều tra. Ví dụ, hoạt động trưng cầu giám định không được quy định là có thể được tiến hành trước khi khởi tố VAHS, trong khi kết quả giám định với nhiều trường hợp lại là cơ sở để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm để khởi tố, đa phần CQĐT để thương tích ở mức độ ổn định tương đối mới thực hiện việc trưng cầu nhưng có khi trưng cầu quá sớm hoặc quá muộn dẫn tới mức độ thương tích được giám định có tỷ lệ thấp không cấu thành tội phạm.
Từ phương diện thực tiễn cũng như từ phương diện luật thực định, chúng tôi nhận thấy bên cạnh biện pháp khám nghiệm hiện trường được luật quy định rò có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án, việc áp dụng các biện pháp khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định, định giá tài sản, xem xét dấu vết trên thân thể, khám người, khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín,
bưu kiện, bưu phẩm đều có thể được áp dụng trước khi khởi tố vụ án. Thực tế BLTTHS cũng đã gián tiếp quy định cho phép áp dụng trước thời điểm có quyết định khởi tố vụ án (Điều 152 quy định phạm vi đối tượng áp dụng đối với cả với người bị bắt, bị tạm giữ), (Điều 141 về khám người, khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm quy định phạm vi chủ thể áp dụng đối với cả những người được liệt kê tại khoản 2 Điều 81 BLTTHS). Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần có sự nhận thức chính xác hơn về thời điểm áp dụng một số biện pháp điều tra tố tụng, bên cạnh đó, BLTTHS cũng cần quy định thời điểm áp dụng các biện pháp khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định có thể được áp dụng trước khi khởi tố vụ án. Cụ thể:
Chúng tôi đề xuất bổ sung Điều 151 BLTTHS như sau:
1. Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến. Việc khám nghiệm tử thi có thể được tíến hành trước khi khởi tố vụ án...
Chúng tôi đề xuất bổ sung Điều 155 BLTTHS như sau:
1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án...
Chúng tôi cũng đề xuất BLTTHS cần quy định về hoạt động định giá tài sản trong TTHS (bởi về bản chất định giá tài sản cũng là một hình thức trưng cầu những người có kiến thức chuyên môn về giá trị của tài sản, nói cách khác đây là một dạng trưng cầu giám định), và trong điều luật quy định về hoạt động định giá tài sản, cần làm rò việc định giá tài sản có thể được áp dụng trước khi khởi tố vụ án.
Về thời hạn kiểm tra, xác minh thông tin về tội phạm theo khoản 2 Điều 103 BLTTHS:
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng [51].
Chúng tôi cho rằng, quy định như pháp luật hiện hành là không phù hợp với thực tiễn, những luận cứ chứng minh cho sự không phù hợp đã được chúng tôi phân tích trong Chương 2. Do vậy, cần sửa đổi lại theo hướng sau: thứ nhất, không thể tùy tiện sử dụng loại thời hạn gia hạn 2 tháng để áp dụng cho những sự việc đơn giản, kiểm tra xác minh thuận lợi từ đó thoái thác trách nhiệm xác định dấu hiệu của tội phạm và ban hành quyết định khởi tố VAHS. Những sự việc được cho là "có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm" thì CQĐT phải có công văn đề nghị VKS gia hạn và có quyết định phê chuẩn của VKS; thứ hai, không thể cứng nhắc cho rằng thời hạn 2 tháng cũng là đủ đối với những trường hợp cần gia hạn, để bảo đảm thực hiện tốt trách nhiệm khởi tố VAHS, CQĐT cũng có thể được kéo dài thời hạn kiểm tra, xác minh với thủ tục tố tụng tương tự như trên, theo chúng tôi, để phù hợp với thực tế, tổng thời hạn khởi tố trong trường hợp kể cả gia hạn có thể kéo dài thành 3 tháng (là thời gian thường đủ để trưng cầu giám định và có kết quả trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật đối với án gây thương tích, án giao thông là những loại án vi phạm thời hạn khởi tố nhiều nhất trong thực tiễn hiện nay). Cụ thể, chúng tôi đề xuất sửa đổi khoản 2 Điều 103 BLTTHS như sau:
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể được gia hạn