Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong luật tố tụng Hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN THU HẠNH


NGUY£N T¾C B¶O §¶M Sù V¤ T¦ CđA NH÷NG NG¦êI TIÒN HµNH Tè TôNG HOÆC NG¦êI THAM GIA Tè TôNG TRONG LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM -

NH÷NG VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN


Chuyên ngành: Luật hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Mã số: 62 38 40 01


Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong luật tố tụng Hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí

2. TS Phạm Mạnh Hùng


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí và TS Phạm Mạnh Hùng. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và các chuyên đề theo quy định trong khung chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Luật hình sự của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của cơ sở đào tạo.


NGƯỜI CAM ĐOAN


Trần Thu Hạnh


LỜI CẢM ƠN


Trước hết, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến hai thầy giáo hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí và TS Phạm Mạnh Hùng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án này. Đồng thời cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô và cán bộ Khoa luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình là nghiên cứu sinh của Khoa. Cuối cùng tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh và động viên tôi trong quá trình làm Luận án.


MỤC LỤC


Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 8

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 15

1.3. Mục tiêu, đối tượng, nội dung, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 17

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM 20

SỰ VÔ TƯ CỦA NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM

GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ 20

2.1. Khái niệm “sự vô tư” trong lĩnh vực tư pháp và khái niệm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng

người tham gia tố tụng hình sự 20

2.1.1. Khái niệm “sự vô tư” trong lĩnh vực tư pháp 20

2.1.2. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 22

2.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 30

2.2.1. Cơ sở của việc thực thi công lý trong tố tụng hình sự 30

2.2.2. Góp phần bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự 31

2.2.3 Góp phần tạo dựng niềm tin của người dân vào nền tư pháp quốc gia 32

2.2.4. Góp phần củng cố Nhà nước pháp quyền 34

2.3. Nội dung nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng

và người tham gia tố tụng hình sự 35

2.3.1. Qui định của pháp luật tố tụng hình sự 35

2.3.2. Thực thi pháp luật về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành

tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 39

2.3.3. Cơ chế kiểm soát việc thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người

tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 41

2.4. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong luật tố tụng hình sự một số tổ chức, quốc gia

trên thế giới 42

2.4.1. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tung và người tham gia tố tụng trong mô hình tố tụng hình sự Cộng đồng châu Âu 42

2.4.2. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ 45

2.4.3. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga 48

2.4.4. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong các thiết chế tư pháp quốc tế 50

2.4.5. Nhận xét 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55

Chương 3: NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM SỰ VÔ TƯ CỦA NHỮNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HOẶC NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC THI 57

3.1. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 57

3.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 57

3.1.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ

luật tố tụng hình sự năm 1988 62

3.1.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1988 đến trước khi

ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003 68

3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành 70

3.2. Thực tiễn thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hình sự ở Việt Nam

hiện nay 93

3.2.1. Thực trạng thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hình sự 93

3.2.2. Một số vụ án cụ thể vi phạm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT 97

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 101

Chương 4: NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM SỰ VÔ TƯ CỦA NHỮNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HOẶC NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM 103

4.1. Cơ sở, yêu cầu nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố

tụng hình sự 103

4.1.1. Bất cập qui định của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham

gia tố tụng 103

4.1.2. Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của

những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng 118

4.1.3. Yêu cầu triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về chiến lược

cải cách tư pháp 127

4.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố

tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay 129

4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố

tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay 132

4.3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư

của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng 132

4.3.2. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng ở

Việt Nam hiện nay 143

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 147

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 161

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TGTT: Tham gia tố tụng THTT: Tiến hành tố tụng TTHS: Tố tụng hình sự XHCN: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU


1. Giới thiệu về công trình nghiên cứu

Luận án với đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do tác giả thực hiện dựa trên nhu cầu đòi hỏi bổ sung, nâng cao lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật TTHS cũng như việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết vụ án của các chủ thể TTHS. Trong quá trình đổi mới và tiến hành cải cách tư pháp hướng tới minh bạc, dân chủ, công bằng khi tiến hành TTHS, phù hợp với tinh thần hội nhập quốc tế nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS có tính chất nền tảng cho việc giải quyết vụ án khách quan nên càng cần được quan tâm nghiên cứu.

Hướng tới mục tiêu làm rò những cơ sở lý luận và thực tiễn là cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật TTHS và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc này, luận án được tác giả xây dựng với kết cấu bốn chương, ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

Kết quả nghiên cứu của luận án không những bổ sung cho lý luận khoa học pháp lý TTHS, làm tài liệu cho việc nghiên cứu, học tập ở các cơ sở đào tạo luật mà còn có ý nghĩa tham khảo cho quá trình xây dựng, thực thi pháp luật TTHS của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự.

2. Tính cấp thiết của đề tài luận án

a. Mục đích của TTHS là giải quyết chính xác, nhanh chóng, kịp thời, khách quan, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm. Thực hiện mục đích này, trước hết cần có hệ thống các qui phạm pháp luật TTHS với các nguyên tắc cơ bản mang tính chất phương châm, định hướng cho các cơ quan THTT, người THTT tuân theo. Trong đó nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT trong TTHS giữ vị trí quan trọng. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong hoạt động tư pháp nói chung và trong TTHS nói riêng có tính chất nền tảng trong việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng, đồng thời nó còn có ý nghĩa bảo đảm quyền con người, bảo đảm công lý và tạo dựng, củng cố niềm tin của người dân đối với nền tư pháp quốc gia.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí