D. Tất cả đều đúng
Câu 47. Có bao nhiêu loại định khoản
A. 2
B. 3
C. 4
D. Không phân loại
Câu 48. Các tài khoản nào sau đây là tài khoản điều chỉnh?
A. TK 214
B. TK 139
C. TK 129
D. Các câu trên đều đúng
Câu 49. Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (Tài khoản loại 0) có đặc trưng sau
A. Luôn có số dư Bên Nợ
B. Luôn có số dư Bên Có
C. Ghi tăng Bên Nợ, ghi giảm Bên Có
D. Được ghi đơn
Câu 50. Tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” có số dư
A. Bên Nợ
B. Bên Có
C. Không có số dư
D. Có số dư luôn bằng 0
II. BÀI TẬP Bài 1
Hãy nêu nội dung kinh tế các định khoản sau: (Đơn vi:̣ 1.000 đồng)
70.000 | |
Có TK 111: | 50.000 |
Có TK 138: | 20.000 |
2. Nơ ̣ TK 112: | 120.000 |
Có TK 131: | 120.000 |
3. Nơ ̣ TK 211: | 150.000 |
Có TK 111: | 150.000 |
4. Nơ ̣ TK 153: | 50.000 |
Nơ ̣ TK 211: | 150.000 |
Có TK 411: | 200.000 |
5. Nơ ̣ TK 333: | 20.000 |
Nơ ̣ TK 331: | 200.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra Ghi Che ́ P Trên Ta ̀ I Khoa ̉ N Kế Toa ́ N
- Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Doanh Nghiệp Hiện Hành
- Nguyên lý kế toán - 10
- Tính Giá Gốc Sản Phẩm, Dịch Vụ Tiêu Thụ Và Vật Tư Xuất Dùng Cho Sản Xuất Kinh Doanh
- Nguyên lý kế toán - 13
- Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Phương Pháp Tổng Hợp Cân Đối Kế Toán
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Có TK 112: 220.000
6. Nơ ̣ TK 141: 5.000
Có TK 111: 5.000
7. Nơ ̣ TK 156: 300.000
Nơ ̣ TK 1331: 30.000
Có TK 112: 330.000
Tiền gửi ngân hàng tồn đầu tháng 20.000.000 đồng Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 2.000.000 đồng.
2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 3.000.000 đồng.
3. Nhập kho nguyên vật liệu trả bằng tiền gửi ngân hàng 1.500.000 đồng.
4. Dùng tiền mặt để gửi ngân hàng 4.000.000 đồng.
5. Trả lương cho công nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng 2.000.000 đồng.
Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “Tiền gửi ngân hàng”.
Tiền mặt tồn kho đầu tháng 10.000.000 đồng Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Dùng tiền mặt 5.000.000đ để mở tài khoản ở ngân hàng.
2. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 15.000.000 đồng.
3. Thu tạm ứng của nhân viên bằng tiền mặt 3.000.000 đồng.
4. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 7.000.000 đồng.
5. Vay ngắn hạn của ngân hàng để nhập quỹ tiền mặt 10.000.000 đồng.
6. Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 4.000.000 đồng.
7. Chi tiền mặt mua hàng hóa 5.000.000 đồng.
Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “tiền mặt”.
Số dư đầu kỳ của tài khoản phải trả người bán là 20.000.000 đồng Trong kỳ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền cho người bán 10.000.000 đồng.
2. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 5.000.000 đồng.
3. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 7.000.000 đồng.
4. Mua tài sản cố định hữu hình chưa trả tiền cho người bán 50.000.000 đồng.
Yêu cầu: Phản ánh tình hình trên vào tài khoản “Phải trả người bán”
Hãy định khoản tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: (Đvt: 1.000 đồng)
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 80.000.
2. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 60.000.
3. Người mua trả nợ bằng tiền mặt 40.000.
4. Chi tiền mặt vay trả nợ ngắn hạn 15.000.
5. Nhập kho hàng hóa chưa thanh toán 110.000, trong đó giá trị hàng hóa 100.000, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 10.000.
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 50.000.
7. Mua NVL nhập kho giá 220.000 trong đó thuế đầu vào được khấu trừ 20.000, trả bằng tiền mặt 100.000 còn 120.000 chưa thanh toán.
8. Nhận vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định hữu hình giá trị 500.000.
9. Chi tiền mặt để trả lương cho nhân viên 10.000.
10. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 35.000.
Bài 6
Hãy phân tích , điṇ h khoản và ghi vào tài khoản chữ “T” các nghiêp
vu ̣kinh tế
sau (Đvt: 1.000 đồng).
1. Rút tiền gử i ngân hàng về nhâp
quỹ tiền măṭ : 10.000.
2. Vay ngắn han măṭ 200.000.
ngân hàng để trả tiền cho người bán 100.000, về nhâp
quỹ tiền
3. Chi tiền măṭ để trả lương nhân viên : 15.000, nôp
thuế 5.000.
4. Nhân
môt
tài sản cố định hữu hình do nhà nước cấp trị giá 250.000.
5. Người mua thanh toán tiền qua ngân hàng chuyển vào tài khoản tiền gử i
200.000, chuyển trả vay ngắn han
Bài 7
300.000. Đã có giấy báo của ngân hàng .
Doanh nghiệp K được giao vốn ban đầu để hoạt động sản xuất kinh doanh là 5.000.000.000 đồng.
Trong đó:
- Bằng tài sản cố định hữu hình: 3.500.000.000 đồng
- Bằng tiền mặt: 1.000.000.000 đồng
- Bằng tiền gửi ngân hàng: 500.000.000 đồng
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Tạm ứng tiền mặt cho nhân viên đi mua hàng 10.000.000 đồng.
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá mua chưa thuế 100.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán.
3. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán số nợ phải trả người bán ở nghiệp vụ (2).
4. Dùng tiền mặt mua một số công cụ dụng cụ nhập kho trị giá mua chưa thuế
9.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%.
Yêu cầu:
- Cho biết tổng giá trị tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp thời điểm thành lập.
- Nêu sự thay đổi tăng, giảm của tài sản và nguồn vốn sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 8
Tại doanh nghiệp X trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Đvt: 1.000 đồng)
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 25.0000 đã nhập quỹ đủ
2. Nhận vốn kinh doanh do nhà nước cấp bằng tài sản cố định hữu hình đã đưa vào sử dụng ở bộ phận kinh doanh, nguyên giá 460.000
3. Vay ngắn hạn của ngân hàng để thanh toán cho người bán 100.000
4. Người mua thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt 200.000 đã nhập quỹ đủ
5. Xuất quỹ tiền mặt để trả lương cho nhân viên 10.000, cho người cung cấp hàng hóa 30.000
6. Vay ngắn hạn để cung cấp thanh toán cho người bán 60.000, bằng tiền mặt về nhập quỹ 20.000
7. Nhận vốn góp kinh doanh do nhà nước góp bằng tiền chuyển vào tài khoản tiền gửi 300.000, bằng công cụ dụng cụ đã nhập kho 60.000
Yêu cầu:
- Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Mở tài khoản chữ T và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
- Lập bảng cân đối số phát sinh trong kỳ
Bài 9
Tại doanh nghiệp X có tài liệu sau (Đvt: 1.000 đồng):
I. Số dư đầu kỳ các tài khoản kế toán
8.560.000 | TK 331 : | 475.600 | |
TK 153 : | 58.000 | TK 411 : | 19.600.000 |
TK 156 : | 15.860.000 | TK 441 : | 2.440.000 |
TK 111 : | 449.000 | TK 311 : | 3.800.000 |
TK 112 : | 1.624.000 | TK421 : | 562400 |
TK 131 : | 446.000 | TK 414 : | 260.000 |
TK 138 : | 16.000 | TK 353 : | 240.000 |
TK 338 : | 35.000 |
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
1. Nhận vốn góp kinh doanh nhà nước cấp 650.000 trong đó: bằng tài sản cố định hữu hình 400.000, bằng công cụ dụng cụ đã nhập kho 250.000.
2. Mua một tài sản cố định hữu hình dùng vào hoạt động kinh doanh giá mua
380.000 đã thanh toán bằng tiền vay dài hạn.
3. Mua lô hàng trị giá mua 160.000 hàng nhập kho đủ, tiền hàng đã thanh toán bằng tiền mặt 60.000, đó còn lại ký nhận nợ.
4. Vay ngắn hạn để thanh toán cho người bán 80.000.
5. Người mua thanh toán tiền mua hàng bằng kỳ trước qua ngân hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng 200.000, chuyển trả vay ngắn hạn 150.000 (đã có giấy báo của Ngân hàng).
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán các khoản phải trả khác 20.000, thanh toán cho người bán 250.000 đã có giấy báo nợ.
7. Chuyển quỹ đầu tư phát triển bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 100.000.
8. Thu các khoản phải thu khác bằng séc nộp quỹ 10.000.
9. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt để chi phí 20.000.
10. Mua một số công cụ dụng cụ về nhập kho trị giá 25.000 tiền đã thanh toán bằng séc đã có giấy báo nợ.
Yêu cầu:
- Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Mở tài khoản chữ T ghi số dư đầu kỳ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
- Tính số dư cuối kỳ các tài khoản
Bài 10
Tại doanh nghiệp X có tài liệu sau (Đvt: 1.000 đồng)
I. Số dư đầu kỳ các tài khoản kế toán
100.000 | TK 311 : | 650.000 | |
TK 141 : | 50.000 | TK 411 : | 3.300.000 |
TK 334 : | 20.000 | TK 131 : | 250.000 |
TK 156 : | 1.500.000 | TK 331 : | 850.000 |
TK 211 : | 2.100.000 | TK353: | 200.000 |
TK 112 : | 450.000 | TK 441: | 500.000 |
TK 153 : | 50.000 | TK 333 : | 50.000 |
TK 213 : | 1.300.000 | TK 138 : | 70.000 |
TK 338 : | 100.000 |
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Mua một tài sản cố định hữu hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trị giá 460.000, đã thanh toán bằng vay dài hạn 300.000, số còn lại chưa thanh toán.
2. Mua một số công cụ dụng cu về nhập kho trị giá mua 12.000, đã thanh toán bằng tiền cán bộ tạm ứng.
3. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.
4. Mua hàng hóa về nhập kho trị giá mua 320.000, hàng đã nhập kho đủ, tiền hàng đã thanh toán bằng tiền mặt 50.000, còn lại chưa thanh toán.
5. Người mua thanh toán tiền hàng kỳ trước bằng tiền mặt nhập quỹ 150.000. 6.Trích tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền hàng cho người bán 20.000, thanh
toán các khoản phải nộp cho nhà nước 30.000.
7. Thu các khoản phải thu khác bằng tiền mặt nộp quỹ 50.000.
8. Vay ngắn hạn bằng tiền mặt về nhập quỹ 100.000, chuyển trả cho người bán 150.000.
9. Xuất quỹ tiền mặt để trả công nhân viên 15.000, thanh toán các khoản phải trả khác 50.000.
10. Mua một lô hàng trị giá mua 100.000, hàng nhập kho đủ, tiền hàng đã thanh toán bằng séc, đã có báo Nợ.
Yêu cầu:
- Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Mở tài khoản chữ T ghi số dư đầu kỳ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
- Tính số dư cuối kỳ các tài khoản.
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
4.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá
4.1.1. Khái niệm phương pháp tính giá
Phương pháp tính giá chính là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh các chi phí nhằm giúp kế toán tính toán giá trị ghi sổ của các loại tài sản của đơn vị. Nói cách khác, tính giá là phương pháp biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc và các qui định pháp luật của Nhà nước ban hành.
4.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tính giá
- Đảm bảo theo dòi, tính toán được các đối tượng của hạch toán kế toán bằng thước đo tiền tệ (tính giá là phương pháp thực hiện chức năng kế toán bằng tiền).
- Có thể tính toán chính xác chi phí từ đó xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
4.2. Yêu cầu của phương pháp tính giá
Để thực hiện được hai chức năng thông tin và kiểm tra về giá trị các loại đối tượng kế toán, tính giá cần phải đáp ứng hai yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, tính giá phải đảm bảo chính xác, phù hợp với giá cả hiện thời, số lượng và chất lượng của tài sản. Chỉ có tính giá chính xác thì kế toán mới có thể cung cấp những thông tin chính xác, trung thực và tin cậy về tình hình tài sản của đơn vị.
Thứ hai, tính giá phải đảm bảo thống nhất về phương pháp tính toán giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế và giữa các thời kỳ khác nhau. Bởi vì điều này đảm bảo cho tính so sánh được của thông tin kế toán giữa các kỳ cũng như thông tin giữa các doanh nghiệp với nhau, từ đó có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, các thời kỳ.
4.3. Nguyên tắc tính giá
Để có thể đáp ứng được hai yêu cầu trên đây, tính giá cần tuân thủ ba nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc thứ nhất là phải xác định đối tượng tính giá phù hợp. Để xác định đối tượng tính giá phù hợp cần phải căn cứ vào đặc điểm của từng loại tài sản, vào đặc điểm của tổ chức sản xuất, vào trình độ và yêu cầu của quản lý. Ví dụ, đối tượng tính giá trong quá trình thu mua hay sản xuất thường có thể là từng loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm hoặc từng nhóm, từng lô hàng.
- Nguyên tắc thứ hai là phải phân loại chi phí hợp lý. Chi phí cấu thành nên giá của các loại tài sản. Mà chi phí thì có thể có nhiều loại, cho nên cần phải phân loại chi phí một cách hợp lý, khoa học để có thể tính giá một cách chính xác nhất có thể. Chi
phí có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như phân loại theo lĩnh vực chi phí, theo chức năng của chi phí, hay theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Mỗi cách phân loại đáp ứng những nhu cầu về thông tin khác nhau của quản lý.
Trước hết, theo lĩnh vực, chi phí có thể chia làm 4 loại bao gồm: chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí thu mua: bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua các loại tài sản cũng như tất cả những chi phí cần thiết để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng được như chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, chi phí cho bộ phận thu mua, hao hụt trong định mức, chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí bến bãi.
Chi phí sản xuất: bao gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất có thể tiếp tục phân chia chi tiết hơn thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu mà đơn vị bỏ ra để tiến hành sản xuất hay chế tạo sản xuất, hoặc thực hiện các dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện số thù lao mà đơn vị trả cho lao động trực tiếp chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp dịch vụ và các khoản trích theo qui định bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.
Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí bán hàng bao gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc bán sản phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì, đóng gói...
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí tiếp khách, vật liệu sử dụng cho bộ phận văn phòng ...
- Nguyên tắc thứ ba là phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp. Nguyên tắc này đòi hỏi khi phân bổ những chi phí mà không thể tách riêng cho từng đối tượng tính giá cần phải chọn tiêu thức sao cho phù hợp nhất với mức tiêu hao thực tế. Trong số những chi phí cần phân bổ có thể kể đến chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí vận chuyển, bốc dỡ ...
Công thức phân bổ chi phí như sau :