Nghiệp vụ cho vay và rủi ro cho vay của ngân hàng thương mại - 2

gửi tiền tiết kiệm dự thưởng và các chính sách mà ACB áp dụng cho khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm. Lượng vốn huy động từ dân cư tăng nhanh cho thấy uy tín của ACB đối với người gửi tiền ngày càng được củng cố. Tuy nhiên việc tăng nhanh nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng cũng có những mặt hạn chế là làm tăng rủi ro thanh khoản, tăng chi phí huy động vốn và giảm tỷ lệ lợi nhuận.

Về tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ: Năm 2008 vốn huy động bằng VND là 82.568,250 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2007. Đến năm 2009 vốn huy động bằng VND là 110.389,350 triệu đồng tăng 33,7 % so với năm 2008. Vốn huy động bằng ngoại tệ tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Như vậy có thể thấy tình hình huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ đều thuận lợi. Điều này là do làn sóng tăng lãi suất huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua, đặc biệt là tăng lãi suất huy động đối với ngoại tệ trong bối cảnh giá vàng tăng và thị trường bất động sản đóng băng, đã giúp cho ngân hàng thuận tiện hơn trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ.

Một điều đáng chú ý nữa là xét về cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn, trong khi tỷ lệ tiền gửi <12 giảm đi -8,4%,cụ thể từ 49.721,080 triệu đồng năm 2008 giảm xuống còn 45.564,890 triệu đồng năm 2009 thì đối nghịch với nó,tỷ lệ tiền gửi .12 tháng lại tăng lên rất lớn tới 72,8%, cụ thể từ 55.289,430 triệu đồng năm 2008 đã tăng lên 95.524,310 triệu đồng năm 2009. Chính điều này cũng làm thay đổi tỷ trọng các loại tiền gửi trong cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn. Nguồn tiền gửi với kỳ hạn lâu dài sẽ là điều kiện thuận lợi đảm bảo nguồn vốn ổn định để ngân hàng tiến hành các hoạt động đầu tư tín dụng.

Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn tại ACB thời kỳ 2008 – 2009

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009 (dự kiến)

So sánh 2009/2008

Số tiền (1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 20 trang tài liệu này.

Tỷ trọng

(%)

Nghiệp vụ cho vay và rủi ro cho vay của ngân hàng thương mại - 2

Số tiền (2)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(`3=2-1)

Tỷ lệ (3/1)

(%)

Tổng vốn

huy động

114.195,870

100

156.285,760

100

42.089,89

36,9

1. Cơ cấu theo nguồn hình thành

- Bằng

VND

82.568,250

72,3

110.389,350

70,6

27.821,100

33,7

- Bằng

vàng và ngoại tệ

31.627,620

26,7

45.896,410

29,4

14.268,790

45,1

2. Theo thành phần kinh tế

- Tiền gửi

của tổ chức

kinh tế

53.461,330

46,8

75.562,560

48,4

22.101,23

41,3

- Tiền gửi

của dân cư

60.734,540

53,2

80.723,200

51,6

19.988,66

32,9

3. Cơ cấu theo kỳ hạn

- T/G

không kỳ hạn

9.185,360

8,1

15.196,560

9,7

6.011,200

65,4

-T/G <12

tháng

49.721,080

43,5

45.564,890

29,2

- 4.156,19

- 8,4

-T/G>12

tháng

55.289,430

48,4

95.524,310

61,1

40.234,88

72,8

( Theo nguồn báo cáo thường niên năm 2008,2009 của ngân hàng Á Châu)

2.2.2. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Bảng 3.2: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng (vòng/năm)

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009 (dự

kiến)

So sánh 2009/2008

Số tiền

Tỷ lê. %

1.Tổng nguồn vốn

114.195,870

156.285,760

42.089,89

36,9

2.Doanh số cho vay

100.854,890

145.587,980

44.733,09

44,4

Vòng quay vốn tín

dụng (3=2/1)

0,88

0,93

0,05

5,7

( Theo nguồn báo cáo thường niên năm 2008,2009 của ngân hàng Á Châu)

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này thể hiện công tác tổ chức điều hành vốn của ngân hàng là rất tốt. Cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích…. Nên khả năng thu nợ cao làm tăng tốc độ vòng quay vốn tín dụng. Năm 2008 là 0,88 vòng/năm. Sang năm 2009 là 0,93 vòng/năm tăng 5,7% so với năm 2008

2.2.3. Tình hình cho vay

Trong hoạt động cho vay, ACB luôn chú trọng trong việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng theo chiến lược đề ra. Với những biện pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng, đổi mới quy trình nghiệp vụ, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá hình ảnh, ACB đã đạt được những kết quả :

Hoạt động cho vay tại ACB trong những năm qua có bước tăng trươngr đáng kể. Tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng năm 2008 là 36.498,370 triệu đồng, dư nợ cho vay ngắn hạn là 20.113,130 triệu đồng tăng 2.620,120 triệu đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 tổng dư nợ cho vay ngắn hạn là 26.125,360 triệu đồng tăng 6.012,230 triệu đồng tương đương 29,9%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn đều tăng qua các năm nhưng không có sự chênh lệch lớn. Hoạt động cho vay của ACB được phản ánh qua bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 ta thấy:

Bảng 4.2 Dư nợ cho vay của ACB 2008 – 2009

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009 (dự kiến)

So sánh 2009/2008

Số tiền (1)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (2)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(`3=2-1)

Tỷ lệ (3/1)

(%)

Tổng dư

nợ

36.498,370

100

46.189,670

100

9.691,300

26,6

1. Cơ cấu theo nguồn hình thành

- Bằng

VND

25.712,160

70,4

32.256,580

69,8

6.544,420

25,5

- Bằng

vàng và ngoại tệ

10.789,210

29,6

13.933,090

30,2

3.143,880

29,1

2. Theo thành phần kinh tế

DNNN

3.266,930

9

5.345,850

11,6

2,078,920

63,6

Cá nhân, DN ngoài

QD

33.231,440

91

40.843,820

88,4

7.612,380

22.9

3. Cơ cấu theo kỳ hạn cho vay

Cho vay

ngắn hạn

20.113,130

55,1

26.125,360

56,6

6.012,230

29,9

Cho vay trung và

dài hạn

16.385,240

44,9

20.064,310

43,4

3.679,070

22,5

( Theo nguồn báo cáo thường niên năm 2008,2009 của ngân hàng Á Châu)

Dư nợ theo loại tiền tệ không có sự chuyển dịch về cơ cấu, đồng nội tệ vẫn chiếm phần lớn. Dư nợ ngoại tệ đều tăng trong 2 năm 2008 – 2009 cụ thể năm 2008 là 10.789,210 triệu đồng sang năm 2009 là 13.933,090 triệu đồng tăng 29,1% so với năm 2008.

Về cơ cấu khách hàng trong những năm qua thì cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn. Dư nợ cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh vẫn tăng mạnh qua các năm, cụ thể là năm 2008 tăng 12,1% so với năm 2007, đến năm 2009 tăng 22,9% so với năm 2008. Như vậy cho vay đối với khi vực cá nhân và ngoài quốc doanh đang có những bước tăng trưởng mạnh mẽ đúng như

định hướng của ngân hàng là đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay tiêu dùng.

Kết quả trên cho thấy, ngân hàng đã thành công trong việc mở rộng hoạt động cho vay được thể hiện qua doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay tăng qua các năm. Có được như vậy phài kể đến sự lãnh đạo sáng suốt của hội đồng quản trị và ban điều hành cùng với sự nỗ lực hết mình của các cán bộ tín dụng trẻ trung năng động, sáng tạo, yêu nghề, có trình độ và đạo đức nghề nghiệp.

2.2.4. Tình hình nợ quá hạn

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà ngân hàng phải ghánh chịu, do khách hàng trả nợ không đúng hạn, không trả hoặc trả nợ không đầy đủ cả vốn và lãi cho ngân hàng. Ngân hàng không thể dự đoán hết được những gì xảy ra, nên rủi ro rín dụng là khách quan, không thể tránh khỏi. Người kinh doanh chỉ có thể hạn chế rủi ro chứ không thể loại bỏ hoàn toàn.

Bảng 5.2: Tình hình nợ quá hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009 (Dự kiến)

So sánh 2009/2008

Số tiền (1)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền(2)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(3=2-1)

Tỷ lệ

(3/1)(%)

Tổng dư nợ

36.498,370

100

46.189,670

100

9.691,300

26,6

Nợ chưa

đến hạn

30.593,280

83.8

39.569,560

85,7

8.976,280

29,3

Nợ quá

hạn

2.896,350

8,2

3.578,450

7,7

0.682,100

23,6

Nợ được

giãn

3.008,740

9

3.041,660

6,6

0.032,920

1,2

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009 của ngân hàng Á Châu )

Nhìn vào bảng 5.2 ta thấy: Số tiền nợ quá hạn có chiều hướng tăng, cụ thể năm 2008 là 2.896,350 triệu đồng, sang năm 2009 là 3.578,450 triệu đồng. Nhưng về tỷ trọng có xu hướng giảm, năm 2008 tỷ trọng nợ quá hạn chiếm 8,2% /tổng dư nợ

nhưng đến năm 2009 tỷ trọng nợ quá hạn chiếm 7,7%/ tổng dư nợ. Nợ được giãn không có sự thay đổi đáng kể.

2.2.4.1. Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

Qua bảng 6.2 ta thấy: Đối với khoản NQH dưới 6 tháng (nợ bình thường) là số doanh nghiệp làm ăn gặp nhiều khó khăn về tài chính cụ thể: năm 2008 là 0.859,650 triệu đồng nhưng đến năm 2009 là 1.008,650 triệu đồng tăng 0.149,000 triệu đồng tương ứng với 17,3%/ Tổng dư nợ quá hạn

Đối với NQH từ 6 – 12 tháng(nợ có vấn đề) là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư NQH tăng 0.542,600 triệu đồng tương đương 29,4%/tổng dư nợ quá hạn. Nhưng khoản (nợ khó đòi) trên 12 tháng năm 2008 là 0.189,940 triệu đồng thì đến năm 2009 chỉ còn 0.180,440 triệu đồng, giảm -0.009,500 triệu đồng tương đương với -5%, đây là một điều đáng mừng.

Bảng 6.2: Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009 (Dự kiến)

So sánh 2009/2008

Số tiền (1)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền(2)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (3=2-

1)

Tỷ lệ

(3/1)(%)

Tổng NQH

2.896,350

100

3.578,450

100

0.682,100

23,6

NQH dưới 6

tháng(nợ bình thường)

0.859,650

29,6

1.008,650

28,2

0.149,000

17,3

NQH từ 6 đến 12

tháng(nợ có vấn đề)

1.846,760

63,8

2.389,360

66,8

0.542,600

29,4

NQH trên 12

tháng( nợ khó đòi)

0.189,940

6,6

0.180,440

5

-0.009,500

-5%

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009 của ngân hàng Á Châu )

2.2.4.2. Nợ được giãn

Nợ được giãn là những khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng khách hàng chưa trả được mặc dù ngân hàng đã gia hạn nợ. Vì những lý do khách quan, do vậy ngân hàng

TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội dùng quyền hạn của mình để xem xét và cho phép giãn nợ.

Qua bảng 7.2 ta thấy: tổng nợ được giãn năm 2009 là 3.041,660 triệu đồng tăng 0.032,920 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó sản phẩm tiêu thụ chậm là1.596,560 triệu đồng tăng 0.012,030 triệu đồng so với năm 2008. Nợ được giãn do doanh nghiệp làm ăn gặp khó khăn tăng 1,5% so với năm 2008

Bảng 7.2: Tình hình nợ được giãn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009 (Dự kiến)

So sánh 2009/2008

Số tiền(1)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền(2)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(3=2-1)

Tỷ lệ

(3/1)(%)

Tổng nợ được

giãn

3.008,740

100

3.041,660

100

0.032,920

1,2

Sản phẩm tiêu

thụ chậm

1.584,53

52,7

1.596,560

52,5

0.012,030

6,5

Doanh nghiệp làm ăn gặp khó

khăn tạm thời

1.424,21

47,3

1.445,100

47,5

0.020,890

1,5

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009 của ngân hàng Á Châu )

2.3. Kết quả kinh doanh

Bảng 8.2: Lợi nhuận của ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội thời kỳ 2008 – 2009

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 (1)

Năm 2009 (dự

kiến)(2)

So sánh 2009/2008

Số tiền (3=2-

1)

Tỷ lệ

(3/1)%

Tổng doanh thu

3.899,310

6.033,480

2.134,170

54,7

Tổng chi phí

1.343,150

1.991,730

0.648,580

48,3

Lợi nhuận trước thuế

2.556,160

4.041,750

1.485,590

58,1

(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008,2009 của ngân hàng Á Châu)

Hoà trong không khí chung cả nước, năm 2009 đánh dấu một năm thành công vượt bậc của ACB trong việc triển khai định hướng khách hàng thông qua việc hoàn thành vượt mức các mục chỉ tiêu đề ra trong tăng trưởng tổng tài sản, vốn, tín dụng, lợi nhuận, doanh thu, phát triển mạng lưới, phát triển sản phẩm.

Năm 2009 lợi nhuận trước thuế luỹ kế đạt 4.041,750 triệu đồng, tăng 1.485,590 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với 58,1% tăng hơn gấp đôi so với lợi nhuận đạt được năm 2008 và đứng đầu trong khối các ngân hàng cổ phần.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI.

3.1. Định hướng hoạt động năm 2010

+ Về tín dụng :

- Phấn đấu duy trì tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn chiếm 25% trên tổng dư số nợ. Mở rộng cho vay với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng và cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay hộ gia đình.

- Tăng tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chiến lược chính sách khách hàng thông qua công tác tiếp thị, chính sách lãi xuất trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Tinh thần phục vụ cùng với uy tín của NH nhằm thu hút được nhiều khách hàng quan hệ tín dụng.

- Tỷ lệ nợ xấu chiếm 3% trên tổng dư nợ

+ Về tài chính :

- Đảm bảo có đủ về tài chính để chi lương cho cán bộ công nhân viên theo quy định và làm các nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ.

+ Về thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ :

- Tiếp tục phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, nâng cao uy tín thanh toán, xây dựng phong các phục vụ văn minh đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác kịp thời, an toàn, hạn chế những thiếu sót.

- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong đó chú trọng hạch toán chi tiết thu nhập – chi phí, khai thác nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do và từ khách hàng xuất khẩu, tư vấn khách hàng chuyển nhu cầu ngoại tệ sang các đồng tiền khác như EUR, JPY…. nhằm giảm sức ép về đồng USD.

- Phát triển nghiệp vụ thanh toán biên giới như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, tổ chức các đợt quảng bá, tuyên truyền về dịch vụ thanh toán biên giới để đưa dịch vụ này trở thành một trong những dịch vụ mạnh của NH.

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ cho vay

- Thẩm định chặt chẽ các dự án cho vay

- Tôn trọng quy trình tín dụng

- Tăng tỷ trọng các khoản cho vay đảm bảo bằng tài sản

- Xây dựng nhóm khách hàng chiến lược

- Lập quỹ dự phòng rủi ro

- Phân loại rủi ro với các khoản vay lớn

- Thẩm định kỹ các dự án cho vay

Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin. Thu thập và xử lý kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng là điều kiện hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng.

Trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng từ thẩm định dự án tới khi thu hồi gốc và lãi về, ngân hàng luôn phải quan tâm tới tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng. Do đó yếu tố thông tin về khách hàng là rất quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn cho món vay. Những thông tin về tài chính, đạo đức, tình hình kinh doanh, uy tín…. của khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có những nhận định chính xác hơn về khách hàng và có thể đưa ra những quyết định có nên tài trợ hay không.

- Các biện pháp xử lý nợ khó đòi

Đây là một vấn đề bức xúc đối với vác NHTM Việt Nam hiện nay trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay quá hạn, đối với khoản nợ này, hầu như đã không còn khả năng thu hồi. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết như:

+ Ngân hàng kết hợp với cơ quan pháp luật tiến hành kê khai tài sản thế chấp để phát mại.

+ Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ thu nợ thì ngân hàng buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại

- Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một hình thức quản lý hoạt động của ngân hàng có hiệu quả về chiểu sâu. Hoạt động này làm hoàn thiện công tác của cán bộ tín dụng, góp phần ngăn ngừa, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Do vậy để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro cho vay. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội đã thực hiện một số biện pháp:

+ Tăng cường những cán bộ có năng lực nghiệp vụ bổ sung cho phòng kiểm

soát

+ Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng kiểm soát

+ Phát huy chức năng hoạt động của hội đồng tín dụng và tổ thẩm định để nâng

cao chất lượng thẩm định dự án trước khi cho vay.

Bên cạnh đó phòng kiểm soát, kiểm tra phải luôn quan tâm đến việc chỉnh sửa sau thanh tra và tham mưu cho giám đốc xử lý nghiêm túc, kịp thời các sai phạm nhằm hạn chế mức rủi ro thấp nhất cho ngân hàng.

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ cho vay

- Phân loại các khoản nợ quá hạn để có biện pháp xử lý

- Đề nghị NHTW về các khoản rủi ro bất khả kháng xin trợ cấp nếu quỹ dự phòng không đủ.

- Phân loại nợ để có giải pháp thích hợp

- Tư vấn cho khách hàng về sử dụng vốn có hiệu quả

- Đề xuất cấp trên về biện pháp giải quyết nợ tồn đọng

- Hoãn nợ, giảm lãi suất tạo điều kiện cho khách hàng

3.2.3. Nhóm giải pháp về công nghệ ngân hàng và nhân sự

- Nâng cao trình độ khoa học công nghệ để phân tích và theo dõi khách hàng

- Nâng cao trình độ cán bộ

Công tác tổ chức đào tạo cán bộ việc đào tạo cán bộ tín dụng: Có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc là một trong những mục tiêu hàng đầu của chi nhánh để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong những năm gần đây ngân hàng TMCP Á Châu đã có những biện pháp đào tạo cán bộ như cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn hội thảo do ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức hay những buổi học tập nghiệp vụ tại chỗ do trung tâm đào tạo ngân hàng TMCP Á Châu giảng dạy. Đây là những dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo trong công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của chi nhánh.

Hiện nay tại ngân hàng TMCP Á Châu, các cán bộ được giao nhiệm vụ theo hình thức khoán quản lý mức dư nợ, họ phải đảm đương mọi công việc trong một quyb trình cấp tín dụng: Như thẩm định, kiểm soát cho vay, thu nợ …. Vì vậy công tác đào tạo cán bộ tín dụng phải toàn diện, để mọi cán bộ nắm bắt nghiệp vụ và các mặt khác như pháp luật tài chính, kế toán.

Bên cạnhh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ban lãnh đạo ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy được hết thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi cán bộ. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá về họ được chính xác. Ngoài ra việc đề ra các mức thưởng phạt nhằm khuyến khích kịp thời nhằm làm cho cán bộ, nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự cố gắng phấn đấu của mỗi cán bộ.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với nhà nước và ngân hàng nhà nước :

Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo cho hoạt động của ngành NH diễn ra một cách ổn định Nhà nước cần phải thường xuyên có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp với tình hình mới. Tạo điều kiện tốt nhất để các cơ quan, bộ ngành liên quan đến hoạt động này hoạt động một cách thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cải cách cơ chế làm việc còn nhiều bất cập như hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới các chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống giám sát NH theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định điểm “ nhày cảm”, phát triển và thống nhất cách thức giám sát NH trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD, nâng cao đòi hỏi kĩ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro, xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài.

Tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn. Qua đó có những cảnh báo sớm cho NHTM. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các lại tín phiếu, trái phiếu của các NHTM. Triển khai hơn nữa trên thị trường tiền tệ các nghiệp vụ như hợp đồng tương lai, giao dịch quyền chọn, giao dịch hoán đổi lãi suất…

3.3.2. Đối với chi nhánh ngân hàng TMCP Á Châu.

Thường xuyên bám sát chủ trương chỉ đạo của cấp trên về hoạt động tín dụng, chủ động tích cực triển khai các giải pháp của chi nhánh phù hợp với đặc điểm tình hình của chi nhánh trong từng thời kỳ. Coi trọng và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện ngăn chặn kịp thời hiện tượng sai lệch có thể xảy ra.

Bộ phận kế toán và tín dụng phải có sự phối hợp chặt chẽ để theo dõi tình hình giao dịch cũng như số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng, kịp thời đưa ra quyết định thích hợp với những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính.

Thực hiện phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro đúng và đủ theo quy định của NHNN nhằm đảm bảo an toàn vốn và hạn chế tổn thất xảy ra khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tại chi nhánh NH. Tự tìm tòi học hỏi, không ngừng trao đổi về kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội…

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và của NHTM Á Châu nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các NH phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi NH phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động NH ổn định và phát triển vững chắc.

Do đó việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NH nói chung và NHTM Á Châu nói riêng là cần thiết và đó cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của NH.

Sau thời gian học tập tại trường và qua thời gian thực tập tại NHTM Á Châu, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại chi nhánh nên em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp. Tuy nhiên với thời gian có hạn và khả năng kiến thức còn hạn chế, báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em kính mong được sự góp ý bổ sung của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Qua đây em cũng xin chân thành biết ơn sâu sắc tới thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy tại trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã tận tình giảng dạy chúng em. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tời thầy giáo Lê Văn Chắt người đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất tận tình để em hoàn thành bài báo cáo này !

Xem tất cả 20 trang.

Ngày đăng: 16/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí