Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam - 2

DANH MỤC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN


Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

3.1

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao ở Việt Nam (n = 75).

Sau 87

3.2

Kết quả xác định tính thông báo các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao ở Việt Nam

Sau 89

3.3

Kết quả xác định độ tin cậy các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao ở Việt Nam

Sau 90

3.4

Diễn biến các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam qua các giai đoạn kiểm tra - nhóm vị trí tiền đạo (n = 32)

Sau 104

3.5

Diễn biến các test đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam qua các giai đoạn kiểm tra - nhóm vị trí tiền vệ (n = 62)

Sau 104

3.6

Diễn biến các test đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam qua các giai đoạn kiểm tra - nhóm vị trí hậu vệ (n = 60)

Sau 104

3.7

Diễn biến các test đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam qua các giai đoạn kiểm tra - nhóm vị trí thủ môn (n = 20)

Sau 104

3.8

Hệ số tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền đạo (n = 32)

Sau 107

3.9

Hệ số tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền vệ (n = 62)

Sau 107

3.10

Hệ số tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí hậu vệ (n = 60)

Sau 107

3.11

Hệ số tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí thủ môn (n = 20)

Sau 107

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam - 2


Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

3.12

Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ số tương quan của các yếu tố đó với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền đạo.

114

3.13

Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ số tương quan của các yếu tố đó với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền vệ.

114

3.14

Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ số tương quan của các yếu tố đó với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí hậu vệ

115

3.15

Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ số tương quan của các yếu tố đó với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí thủ môn

115

3.16

Tỷ trọng ảnh hưởng () theo vị trí chuyên môn thi đấu của các nhóm yếu tố đánh giá TĐTL với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam.

116

3.17

Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền đạo (n = 32)

Sau 121

3.18

Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền vệ (n = 62)

Sau 121

3.19

Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí hậu vệ (n = 60)

Sau 121

3.20

Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí thủ môn (n = 20)

Sau 121

3.21

Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền đạo - thời điểm ban đầu

Sau 122


Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

3.22

Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền đạo - thời điểm sau 1 năm tập luyện

Sau 122

3.23

Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền vệ - thời điểm ban đầu

Sau 122

3.24

Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền vệ - thời điểm sau 1 năm tập luyện

Sau 122

3.25

Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí hậu vệ - thời điểm ban đầu

Sau 122

3.26

Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí hậu vệ - thời điểm sau 1 năm tập luyện

Sau 122

3.27

Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí thủ môn - thời điểm ban đầu

Sau 122

3.28

Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí thủ môn - thời điểm sau 1 năm tập luyện

Sau 122

3.29

Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền đạo - thời điểm ban đầu

Sau 122

3.30

Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền đạo - thời điểm sau 1 năm tập luyện

Sau 122

3.31

Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền vệ - thời điểm ban đầu

Sau 122


Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

3.32

Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền vệ - thời điểm sau 1 năm tập luyện

Sau 122

3.33

Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí hậu vệ - thời điểm ban đầu

Sau 122

3.34

Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí hậu vệ - thời điểm sau 1 năm tập luyện

Sau 122

3.35

Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí thủ môn - thời điểm ban đầu

Sau 122

3.36

Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí thủ môn - thời điểm sau 1 năm tập luyện

Sau 122

3.37

Tổng điểm của các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện sau khi đã quy đổi theo tỷ trọng ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố thành phần.

124

3.38

Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - nhóm vị trí tiền đạo (thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện)

Sau 124

3.39

Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - nhóm vị trí tiền vệ (thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện)

Sau 124

3.40

Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - nhóm vị trí hậu vệ (thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện)

Sau 124


Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

3.41

Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - nhóm vị trí thủ môn (thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện)

Sau 124

3.42

Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trong đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần (thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện)

125

3.43

Kết quả kiểm tra ngược thông qua tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện - thời điểm sau 1 năm tập luyện

127

3.44

So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trong đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu chuẩn của các câu lạc bộ, ban huấn luyện đội tuyển quốc gia xây dựng

129


Biểu đồ

3.1

Tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần trong đánh giá TĐTL đến hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao việt nam theo các vị trí chuyên môn thi đấu

Sau 115


Hình vẽ

2.1

Test Yo-Yo IR1

70

2.2

Agility T - test (chạy tốc độ theo hình chữ T)

70

2.3

Short Dribbling test (dẫn bóng tốc độ trong đoạn ngắn)

72

2.4

Creative speed test (test chạy tốc độ sáng tạo)

73


ĐẶT VẤN ĐỀ

Huấn luyện thể thao nói chung và huấn luyện bóng đá nói riêng là một quá trình sư phạm phức tạp diễn ra trong quãng thời gian dài liên tục, gồm nhiều giai đoạn, mang tính kế thừa lẫn nhau, trong đó giai đoạn huấn luyện cơ sở đóng vai trò vô cùng quan trọng, là tiền đề để đạt hiệu quả cao trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu, cũng như giai đoạn hoàn thiện thể thao. Nội dung của công tác huấn luyện ở mỗi giai đoạn cũng đa dạng, bao gồm nhiều mặt: thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu. Để đảm bảo hiệu quả của quá trình huấn luyện VĐV bóng đá, vấn đề kiểm tra, đánh giá TĐTL của VĐV luôn là một nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành một cách có hệ thống, thường xuyên và chặt chẽ, nhằm xác định hiệu quả huấn luyện với sự phát triển năng lực thể thao của VĐV, qua đó kịp thời dự báo, điều khiển và điều chỉnh chương trình, kế hoạch trong quá trình huấn luyện theo mục đích đã đặt ra, hay nói cách khác, tính tiêu chuẩn là một trong những đặc tính hàng đầu của quá trình huấn luyện.

Trong xu hướng hội nhập với các hoạt động thể thao quốc tế, các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV theo định hướng tiếp cận với đỉnh cao ở khu vực, châu lục và quốc tế cần được xác định ngay từ giai đoạn huấn luyện cơ sở của VĐV bóng đá, nhằm định hướng cho công tác tuyển chọn và huấn luyện VĐV ở các giai đoạn tiếp theo [60]. Trong đó, giai đoạn hoàn thiện thể thao (giai đoạn huấn luyện cuối cùng trong chu kỳ huấn luyện nhiều năm với mục tiêu chính là duy trì và nâng cao thành tích thể thao) là giai đoạn huấn luyện các VĐV lớn tuổi có trình độ thành tích thể thao cao (VĐV cấp cao) thì cần quan tâm đánh giá sự ổn định của thành tích [72]. Vì thế, đối với VĐV cấp cao, việc đánh giá TĐTL thường gắn với trạng thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu thể thao, nhằm giúp cho các HLV có những thông tin khách quan, tin cậy để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện một cách hợp lý và khoa học.


Trong bóng đá, TĐLT của cầu thủ là khả năng biến đổi các chức năng sinh lý, sinh hoá, tâm lý và tố chất thể lực thích nghi ngày càng cao với quá trình luyện tập và thi đấu được thể hiện qua sự phát triển của thành tích thể thao. Vì vậy, khi đánh giá TĐLT của cầu thủ bóng đá, cần xác định các yếu tố về sư phạm, y - sinh học và tâm lý [62].

Qua theo dõi và tìm hiểu cho thấy, trong công tác huấn luyện (trên đối tượng nữ VĐV bóng đá cấp cao), các HLV, các chuyên gia trực tiếp huấn luyện đội tuyển và các câu lạc bộ hầu như chưa có được những phương thức và phương tiện kiểm tra, đánh giá TĐTL một cách hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá TĐTL VĐV bóng đá nữ tại các câu lạc bộ, cũng như đội tuyển quốc gia chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, các chuyên gia và HLV. Các nội dung, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá áp dụng chưa được kiểm nghiệm trong thực tiễn một cách có đầy đủ cơ sở khoa học. Chính vì lẽ đó, trình độ và thành tích bóng đá nữ ở cấp độ đội tuyển, thời điểm gần đây so với mặt bằng trình độ chung của khu vực châu Á, chúng ta còn ở một khoảng cách khá xa, đồng thời đã mất dần vị trí dẫn đầu khu vực Đông nam Á (ngang bằng Thái Lan - quốc gia luôn thua Việt Nam những năm 2007 trở về trước). Có thể thấy, trong những năm gần đây bóng đá nữ Việt Nam không còn có khả năng tạo ra những thế hệ VĐV xuất sắc (như Kim Chi, hay Lưu Ngọc Mai) cho đội ngũ kế tiếp, nên khi đã không còn hơn một số nước trong khu vực về mặt con người. Một trong những nguyên nhân được xác định, đó là: về mặt chuyên môn, các đội tuyển bóng đá Việt Nam nói chung và đội tuyển bóng đá nữ nói riêng còn lúng túng trong việc định hướng lối chơi, phong cách thi đấu cũng như nâng cao tư duy chiến thuật, kỹ năng của các VĐV đội tuyển, đồng thời vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác huấn luyện, kiểm tra - đánh giá trình độ VĐV còn có những hạn chế nhất định.

Mặt khác, hệ thống lý luận và thực hành của việc đào tạo VĐV bóng đá trong các tài liệu khoa học hiện nay, vấn đề đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá


nữ, đặc biệt là đối với VĐV cấp cao hiện nay ít được quan tâm, hoặc có quan tâm nhưng còn thực sự chưa đầy đủ cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cần thiết. Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu đánh giá TĐTL VĐV các môn thể thao đã được rất nhiều các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau trên thế giới nghiên cứu như: Tomat. A (1973); Aulic. I.V (1982); Nabatnhicova (1982); Bungacova (1985); Matveep (1976, 1992); D.Harre (1986); V.P.Philin (1986); Vương Chí Hồng (1989)…

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống lý luận và thực tiễn của việc đánh giá TĐTL VĐV bóng đá đã có đóng góp rất đáng trân trọng của các chuyên gia, các HLV, các nhà chuyên môn hàng đầu Việt Nam như: Lê Bửu (1983); Nguyễn Thiệt Tình (1982, 1986, 1991); Ngô Tử Hà, Phạm Quang, Phạm Ngọc Viễn (1985 - 1987); Phạm Ngọc Viễn (1999); Trần Duy Long (1985); Phạm Quang (1989, 1992, 1994); Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2000); Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002); Dương Nghiệp Chí (2004); Nguyễn Đăng Chiêu (2004); Nguyễn Đức Nhâm (2005); Phạm Xuân Thành (2007)… Trong đó, tiêu biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả: Phạm Quang (1998) “Kiểm tra cấp bậc VĐV bóng đá các đội hạng nhất Quốc gia”; Phạm Ngọc Viễn (1999): “Nghiên cứu về tuyển chọn huấn luyện ban đầu về cầu thủ bóng đá trẻ từ 9 - 12”; Trần Quốc Tuấn (2000) “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thang điểm và phân loại đánh giá TĐTL của cầu thủ bóng đá trẻ 15 - 17”, Phạm Xuân Thành (2007): “Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)”. Song phần lớn các tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ xác định các nội dung, tiêu chuẩn tuyển chọn ban đầu, tổ chức quá trình tuyển chọn, cũng như xác định các nội dung, tiểu chuẩn đánh giá TĐTL cho đối tượng VĐV bóng đá nam… trong khi đó đối với các VĐV bóng đá nữ, đặc biệt là các VĐV bóng đá nữ cấp cao Việt Nam thì hầu như chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí