Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 25


Thao… Căn cứ vào tình trạng cây trên đồng ruộng, có thể bón bổ sung các loại phân bón qua lá, phân chuyên dụng như AgriViet, Delta… nhằm giúp cho cây tăng khả năng kháng bệnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

6. Phòng trừ sâu bệnh

- Đối với Sâu hại: Phòng trừ giòi đục lá (sâu vẽ bùa) bằng Trigard (20cc/16 lít) hoặc Vertomec (20cc/16 lít), sâu xanh da láng, sâu xanh, sâu ăn lá bằng proclaim (20cc/16 lít) hoặc pegasus (20cc/16lit). Phòng trừ rệp, đặc biệt là bọ phấn trắng – là môi giới truyền bệnh xoăn vàng lá bằng Actara (4g/16 lít).

- Đối với bệnh hại: Phòng trị bệnh đốm vòng bằng Score (10cc/16lit), bệnh mốc sương dùng Ridomil Gold (50cc/16lit). Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra, cần áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế bệnh như luân canh trên đất lúa, bón lót vôi bột (500 kg/ha), sử dụng màng phủ nông nghiệp, ruộng cần thoát nước tốt, nhổ cách ly sớm cây bị bệnh…

- Cỏ dại: Phun Gramoxon (100cc/16lit), phun giữa hàng, giữa luống, tránh phun lên lá cà chua.


Phụ lục 6.2: Qui trình kỹ thuật trồng giống cà chua TAT062659

1. Thời vụ:

Trồng tốt nhất vào vụ vụ Đông từ tháng 8 - tháng 10.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

2. Đất trồng:

Ruộng trồng cà chua cần chủ động tưới tiêu. Có thể á dụng phương pháp làm đất tối thiểu để tận dụng thời vụ.

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 25

3. Mật độ trồng:

- Trồng luống đôi 1,2-1,4m, luống cao 20-30 cm, trồng hàng cách hàng 60-70 cm, cây cách cây 40cm.

- Mật độ trồng: 35.700 cây/ha,

4. Chăm sóc

- Làm giàn: Làm giàn cho cà chua, có từ 1-2 tầng giàn ngang.

- Tỉa cành: Mỗi cây giữ lại 1 thân chính và 1-2 nhánh chính, cần tỉa bỏ các nhánh bên, tỉa bỏ lá già, lá bệnh

- Tưới tiêu: Phải giữ ẩm thường xuyên cho cây cà chua đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và quả non. Cần chú ý thoát nước tốt, tránh ngập úng.

5. Phân bón (lượng dùng cho 1ha)


Lượng phân bón cho 1ha gồm: 25 tấn phân chuồng + 150 kg N + 200 kg P2O5 + 200 kg K2O. Trường hợp không có phân chuồng thì dùng phân hữu cơ sinh học. Liều lượng bón theo hướng dẫn trên bao bì.

Cách bón:

Bón lót: toàn bộ phân chuồng và 140kg P2O5. Bón thúc: lượng phân còn lại bón làm 5 lần.

Lần 1: sau trồng 12 - 15 ngày, bón 20 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O. Lần 2: sau trồng 30 - 35 ngày, bón 50 kg N + 40 kg K2O.

Lần 3: sau trồng 50 - 55 ngày, bón 30 kg N + 60 kg K2O. Lần 4: sau thu quả đợt 1, bón 30 kg N + 50 kg K2O.

Lần 5: sau thu quả đợt 3, bón 20 kg N + 20 kg K2O.

Chú ý: Hạn chế sử dụng các loại phân đơn bón cho cà chua, đặc biệt không nên bón nhiều Đạm. Nên dùng các loại phân NPK phức hợp như NPK Lâm Thao… Căn cứ vào tình trạng cây trên đồng ruộng, có thể bón bổ sung các loại phân bón qua lá, phân chuyên dụng như AgriViet, Delta… nhằm giúp cho cây tăng khả năng kháng bệnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

6. Phòng trừ sâu bệnh

- Đối với Sâu hại: Phòng trừ giòi đục lá (sâu vẽ bùa) bằng Trigard (20cc/16 lít) hoặc Vertomec (20cc/16 lít), sâu xanh da láng, sâu xanh, sâu ăn lá bằng proclaim (20cc/16 lít) hoặc pegasus (20cc/16lit). Phòng trừ rệp, đặc biệt là bọ phấn trắng – là môi giới truyền bệnh xoăn vàng lá bằng Actara (4g/16 lít).

- Đối với bệnh hại: Phòng trị bệnh đốm vòng bằng Score (10cc/16lit), bệnh mốc sương dùng Ridomil Gold (50cc/16lit). Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra, cần áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế bệnh như luân canh trên đất lúa, bón lót vôi bột (500 kg/ha), sử dụng màng phủ nông nghiệp, ruộng cần thoát nước tốt, nhổ cách ly sớm cây bị bệnh…

- Cỏ dại: Phun Gramoxon (100cc/16lit), phun giữa hàng, giữa luống, tránh phun lên lá cà chua.


Phụ lục 7. Kết quả phân tích hóa sinh

Phụ lục 8: Kết quả phân tích đất thí nghiệm

Phụ lục 9: Nhận xét của các địa phương về mô hình trình diễn và tiềm năng phát triển giống tại các địa phương

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí