Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 24


Phụ lục 5: Qui trình sản xuất cây giống cà chua ghép và qui trình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím.


Phụ lục 5.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CÀ CHUA GHÉP TRÊN GỐC CÀ TÍM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 703/TT-CLT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Cục trưởng Cục Trồng trọt)


PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG


1. Nhóm tác giả: Trần Khắc Thi, Lê Thị Thủy, Vũ Thị Tình, Trương Văn Nghiệp, Nguyễn Xuân Điệp, Phạm Văn Dùng.

2. Cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

3. Nguồn gốc xuất xứ:

Từ kết quả dự án “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình ghép cà chua để phát triển cà chua trái vụ tại vùng Đồng bằng sông Hồng”.

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 24

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống cà chua ghép trên gốc cà tím.


PHẦN II: QUY TRÌNH KỸ THUẬT


1. Thời vụ ghép

Vụ thu: ghép từ ngày 25/6 - 10/8; Vụ xuân hè: ghép từ ngày 10/1 - 5/2.

2. Lựa chọn giống

Giống gốc ghép: giống cà tím EG203

Giống ngọn ghép: các giống cà chua thương mại thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ ở đồng bằng sông Hồng, có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, chịu nhiệt, chịu bệnh xoăn vàng lá virut như: TN267, Savior, Emural, ĐV2962, Anna….

Lượng hạt giống cho 1ha: 150 - 200 g đối với giống gốc ghép và 120 - 150 g đối với giống ngọn ghép.


3. Chuẩn bị giá thể

Giá thể gieo hạt để sản xuất 100.000 cây giống: 1,2 tấn than bùn + 600 kg phân chuồng hoai mục + 7,5 kg vôi bột + 2,5 kg NPK 16.6.8 + 5 kg super lân.

Tất cả các thành phần giá thể trộn đều, ủ từ 30 - 60 ngày, sau đó xay nhỏ và loại bỏ tạp chất cứng, đổ giá thể vào vỉ xốp loại 50 - 84 lỗ/vỉ và nén nhẹ.

4. Chuẩn bị nhà phục hồi cây sau ghép

Nhà phục hồi cây sau ghép yêu cầu phải thoáng mát, sạch cỏ dại, có mái che hoặc phía trong các nhà lưới, đảm bảo nhiệt độ từ 30 - 35oC, ẩm độ > 80%, ánh sáng 10 – 12 klux.

Diện tích nhà cho 1000 cây giống sau ghép là 10 m2.

Nhà thiết kế theo kiểu vòm hình bán nguyệt, chiều cao 1 - 1, 2m, rộng 2 m, dài 5 m. Mái nhà được che một lớp nilon phía trong và 1 - 2 lớp lưới đen loại giảm 25% ánh sáng phía ngoài. Nền nhà thiết kế thấp ở phía trong, cao ở phía ngoài, trải nilon phía dưới để giữ nước. Nước trong nhà cần lưu thông bằng cách bơm vào và tháo ra 1 -2 ngày/lần.

5. Kỹ thuật gieo cây con

Vụ hè thu: gieo hạt từ ngày 1/6 - 15/7, hạt cà tím gieo trước hạt cà chua 5

- 7 ngày.

Vụ xuân hè: gieo hạt từ ngày 1/11 – 20/12, hạt cà tím gieo trước hạt cà chua 20 - 30 ngày.

Trước khi gieo ngâm hạt cà tím và hạt cà chua trong nước ấm 45 - 50oC

từ 3 - 4 giờ, vớt ra để ráo nước, sau đó đem gieo 2 - 3 hạt/hốc, gieo xong phủ kín hạt bằng một lớp mỏng hỗn hợp giá thể nói trên, dùng doa tưới 2 - 3 lần/ngày cho đến khi hạt mọc đều, sau đó tưới 1 lần/ngày. Khi cây mọc 1 - 2 lá thật tỉa bỏ những cây xấu, cây biến dạng, sâu bệnh, chỉ để 1 cây/hốc.

Khoảng 10 ngày sau gieo, dặm lại những cây không mọc. Khi cây cà chua và cà tím được 2 - 3 lá thật cần hạn chế tưới nước để cây đanh cứng (khoảng 2 - 3 ngày tưới 1 lần, tránh để cây bị héo). Trước khi ghép 10 - 15 ngày phân loại cây gốc ghép theo kích thước, đưa các cây gốc ghép đủ tiêu chuẩn vào khu vực ghép.

Trong vườn ươm cúh ý phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây cà tím và cà chua bằng Cloruaoxit đồng 0,1 - 0,2%, sâu vẽ bùa và bọ phấn bằng Regent 0,01%, Dầu khoáng SK99 1%.


Tiêu chuẩn cây làm gốc ghép: cây cao từ 10 - 12cm, có 3 - 4 lá thật, đường kính thân cây 2,0 - 3,0 cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh.

Tiêu chuẩn cây làm ngọn ghép: cây cao từ 10 - 15 cm, có 4 - 5 lá thật, đường kính thân cây 2,0 - 3,0 cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh.

6. Kỹ thuật ghép cây

Phun thuốc Regent 0,01% kết hợp với Ridomil 0,3% để phòng trừ sâu bệnh trước khi ghép 5 - 7 ngày. Tưới đủ ẩm ít nhất 15 phút trước khi ghép để khi ghép cây khô ráo.

Dụng cụ ghép gồm: dao lam tiệt trùng, ống cao su chiều dài 12 – 15 mm, đường kính 2,5 - 3 mm, găng tay cao su.

Dùng dao mỏng cắt vát 30o thân cây cà tím và thân cây cà chua phía trên

2 lá mầm và phía dưới lá thật.

Đưa ngọn ghép và gốc ghép vào ống cao su sao cho 2 mặt vát của ngọn và gốc áp vào nhau. Sau khi ghép dùng bình xịt nước phun ướt đều cây trước khi đưa vào nhà phục hồi cây sau ghép.

7. Chăm sóc cây sau ghép

Ngày đầu sau ghép: thường xuyên phun nước (dạng sương) để cây luôn tươi, che tối 80 - 90% ánh sáng.

Ngày thứ 2 - 4: tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun nước mịn, che tối 70% .

Ngày thứ 5: che cây ánh sáng nhẹ.

Từ ngày thứ 6 - 9: tăng dần ánh sáng bằng cách không che bóng lúc sáng sớm và chiều mát.

Từ ngày thứ 10 trở đi: cho cây sống điều kiện đủ sáng.

Trong nhà phục hồi cây ghép nên tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây bằng VibenC hoặc Ridomil nồng độ 0,2 - 0,3%. Khi đưa cây ra khỏi nhà phục hồi kết hợp phun thuốc trừ sâu như Regent hoặc Seleczon nồng độ 0,1 - 0,3%.

Thường xuyên tỉa bỏ các mầm ngủ của cà tím trên gốc ghép.

Sau ghép 15 - 17 ngày cây ghép đã hoàn toàn hồi phục, có thể đưa trồng ngoài ruộng sản xuất.

Tiêu chuẩn cây cà chua ghép trước khi trồng: cây xanh tươi, cao 10 - 12 cm vết ghép đã liền hoàn toàn, cây con không bị sâu bệnh./.


Phụ lục 5.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA GHÉP TRÊN GỐC CÀ TÍM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 703 /TT-CLT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Cục trưởng Cục Trồng trọt)


PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG


1. Nhóm tác giả: Trần Khắc Thi, Lê Thị Thủy, Vũ Thị Tình, Trương Văn Nghiệp, Nguyễn Xuân Điệp, Phạm Văn Dùng.

2. Cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả.

3. Nguồn gốc xuất xứ:

Từ kết quả dự án “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình ghép cà chua để phát triển cà chua trái vụ tại vùng Đồng bằng sông Hồng”.

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất cà chua trái vụ.


PHẦN II: QUY TRÌNH KỸ THUẬT


1. Thời vụ trồng

Vụ hè thu: trồng từ ngày 10/7 - 5/9; Vụ xuân hè: trồng từ ngày 5/2 - 20/2.

2. Giống

Các giống cà chua thương mại TN267, Savior, Emural, ĐV2962, Anna… ghép trên gốc cà tím EG203.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

3.1. Đất trồng

Ruộng trồng cà chua ghép cần bố trí trên đất có độ pH từ 6 - 6,5, ẩm độ >

70%.

Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, xử lý trước khi trồng bằng vôi bột với lượng

50 kg/sào (360m2), lên luống rộng 1,4 m, cao 40 cm, trồng 2 hàng/luống. Dùng màng phủ nông nghiệp hoặc rơm rạ khô để phủ mặt luống.

3.2. Mật độ, khoảng cách trồng

Mật độ: 28.000 - 30.000 cây/ha.

Khoảng cách cây cách cây: 45 - 50 cm, hàng cách hàng: 65 - 70 cm.


3.3. Kỹ thuật trồng

Trồng cây vào buổi chiều mát, khi trồng và trong quá trình chăm sóc không vun đất quá vết ghép.

Sau khi trồng dùng que tre cắm bên cạnh để cố định cây không để gió làm cho cây bị lay vết ghép.

3.4. Phân bón

Lượng phân bón cho 1ha cà chua ghép gồm: 30 tấn phân chuồng + 180 kg N + 200 kg P2O5 + 200 kg K2O. Trường hợp không có phân chuồng thì dùng phân hữu cơ sinh học. Liều lượng bón theo hướng dẫn trên bao bì.

Cách bón:

Bón lót: toàn bộ phân chuồng và 160kg P2O5. Bón thúc: lượng phân còn lại bón làm 5 lần.

Lần 1: sau trồng 12 - 15 ngày, bón 20 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O. Lần 2: sau trồng 30 - 35 ngày, bón 60 kg N + 40 kg K2O.

Lần 3: sau trồng 50 - 55 ngày, bón 40 kg N + 60 kg K2O. Lần 4: sau thu quả đợt 1, bón 40 kg N + 50 kg K2O.

Lần 5: sau thu quả đợt 3, bón 20 kg N + 20 kg K2O.

Cây cà chua ghép rất thích hợp với các loại phân hỗn hợp (N.P.K) như Đầu trâu (13.13.13), Việt Nhật (16.16.8.13s) hoặc Nitrophoska (15.5.20). Nên sử dụng các loại phân hỗn hợp để thay thế các loại phân đơn với liều lượng tương ứng.

Ngoài ra có thể bổ sung các chế phẩm kích thích ra rễ như Antonic, Mai xuân, Rong biển… Hòa nước tưới cùng với các loại phân hóa học, sử dụng ở giai đoạn cây hồi xanh sau trồng 12 - 15 ngày.

Sử dụng các loại phân bón lá như Agrodream, Đầu trâu, Antonic… Phun sau trồng 5 - 7 ngày/lần, từ lúc cây hồi xanh cho đến trước khi thu hoạch.

Liều lượng sử dụng các chế phẩm kích thích ra rễ và phân bón lá theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.5. Chăm sóc

Tưới nước: sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục cho đến khi cây hồi xanh hoàn toàn. Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì tưới rãnh (7 - 10 ngày tưới 1 lần).

Làm giàn: khi cây hồi xanh phải làm giàn và buộc cây lên giàn. Dùng các vật liệu sẵn có của địa phương (sặt, nứa, tầm vông… có chiều dài 2 - 2,5 m) để


làm giàn. Giàn cho cà chua nên làm theo hình chữ A, cao 2 - 3 tầng, buộc thân cây vào giàn theo hình số 8 ở các tầng.

Tỉa chồi, làm cỏ: tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh trên thân chính, chỉ giữ các chồi nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên của cây cà chua, đồng thời tỉa bỏ tất cả các mầm của gốc cà tím kết hợp với nhặt sạch cỏ dại xung quanh gốc cây và trên ruộng sản xuất

3.6. Sử dụng thuốc đậu quả

Trong điều kiện vụ hè thu, cần sử dụng thuốc đậu quả như CPA, GA3 nồng độ 10 - 15ppm. Phun lên chùm hoa hoặc nhúng 2 - 3 ngày/lần từ khi cây bắt đầu ra hoa cho đến trước khi cây đạt được 6 - 7 chùm quả. Trong quá trình phun chú ý không để thuốc tiếp xúc với ngọn cây.

3.7. Phòng trừ sâu bệnh

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM cho sản xuất cà chua.

- Sâu hại

+ Bọ phấn (Bemisia tabaci), Rệp (Aphis gosypli Glover): hai loại sâu này là môi giới truyền bệnh khảm virut (TMV) và xoăn vàng lá virut (TYLCV) ở cà chua, phòng trừ bằng các loại thuốc nội hấp như: Actara, Regent, Polytrin.

+ Sâu đục quả (Helicoverpa armigera Hubner): sâu keo da láng (Spodoptera exigua hubner) hai loại sâu này ăn lá và đục quả cà chua. Phun thuốc Sherpa, Decis.

- Bệnh hại

+ Bệnh thán thư (Colletotrichum phomoides, Colletotrichum spp): bệnh thường lây truyền qua hạt giống và có thể tồn tại ở tàn dư cây nhiễm. Bệnh phát triển mạnh khi gặp điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ cao (mưa kéo dài trong điều kiện trái vụ). Sử dụng Carbaendazim (Appencarb Super..), Difenoconazole (Score..)…. phòng trị sớm khi cây chớm bị bệnh.

+ Đốm lá (Cladosporium farlvum), thối thân (Sclerotium rolfside): sử dụng thuốc Ridomil hoặc Zineb, Ridomil phun định kỳ 7 ngày/lần.

+ Virut: nhổ bỏ cây bị bệnh, sử dụng các loại thuốc nội hấp để phun diệt bọ phấn và rệp là môi trường truyền virut.

Tất cả các loại thuốc sâu bệnh phải sử dụng đúng nồng độ và liều lượng ghi trên nhãn mác bao bì.


4. Thu hoạch

Thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, không để dập nát, xây xát, đồng thời đảm bảo thời gian cách ly. Dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả, sau đó xếp vào các thùng gỗ nhỏ, hoặc thùng carton loại 15- 20kg/thùng, bảo quản nơi thoáng mát. Khi quả chín hoàn toàn thì đưa đi tiêu thụ.


Phụ lục 6: Qui trình trồng cà chua Hồng Ngọc và TAT062659 ở Đồng bằng sông Hồng

Phụ lục 6.1: Qui trình kỹ thuật trồng giống cà chua Hồng Ngọc

1. Thời vụ:

Có thể trồng ở nhiều thời vụ khác nhau. Vụ Hè Thu: tháng 7 (dương lịch), Vụ Đông: tháng 8 – tháng 10; Vụ Xuân Hè: Tháng 12- tháng 2 năm sau

2. Đất trồng:

Chọn những chân đất thịt nhẹ, đất phù sa cổ, đất cát pha. Ruộng trồng cà chua cần chủ động tưới tiêu. Cần cày bữa kỹ và dọn sạch cỏ dại trước khi trồng. Nên luân canh cây cà chua với các cây trồng khác, không nên trồng cà chua nhiều vụ liên tiếp hoặc trồng trên đất đã trồng các cây họ cà trước đó.

3. Mật độ trồng:

- Trồng luống đôi 1,2-1,4m, luống cao 20-30 cm, trồng hàng cách hàng 60-70 cm, cây cách cây 50-55cm.

- Mật độ trồng: 26000 – 29000 cây/ha,

4. Chăm sóc

- Làm giàn: Làm giàn cao 1,6-2m, có 2-3 tầng giàn ngang.

- Tỉa cành: Mỗi cây giữ lại 2 thân chính, cần tỉa bỏ các nhánh bên, tỉa bỏ lá già, lá bệnh

- Tưới tiêu: Phải giữ ẩm thường xuyên cho cây cà chua đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và quả non. Cần chú ý thoát nước tốt, tránh ngập úng.

5. Phân bón (lượng dùng cho 1ha)

Lượng phân bón cho 1ha gồm: 25 tấn phân chuồng + 150 kg N + 200 kg P2O5 + 200 kg K2O. Trường hợp không có phân chuồng thì dùng phân hữu cơ sinh học. Liều lượng bón theo hướng dẫn trên bao bì.

Cách bón:

Bón lót: toàn bộ phân chuồng và 160kg P2O5. Bón thúc: lượng phân còn lại bón làm 5 lần.

Lần 1: sau trồng 12 - 15 ngày, bón 20 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O. Lần 2: sau trồng 30 - 35 ngày, bón 50 kg N + 40 kg K2O.

Lần 3: sau trồng 50 - 55 ngày, bón 30 kg N + 60 kg K2O. Lần 4: sau thu quả đợt 1, bón 30 kg N + 50 kg K2O.

Lần 5: sau thu quả đợt 3, bón 20 kg N + 20 kg K2O.

Chú ý: Hạn chế sử dụng các loại phân đơn bón cho cà chua, đặc biệt không nên bón nhiều Đạm. Nên dùng các loại phân NPK phức hợp như NPK Lâm

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí