DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nghị định số 39/2018/NĐ-CP 34
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán 43
Bảng 1.3. So sánh đo lường vận dụng chuẩn mực kế toán 47
Bảng 1.4. Tổng hợp nghiên cứu trong nước về vận dụng chuẩn mực kế toán 52
Bảng 2.1. Các bước thực hiện nghiên cứu 57
Bảng 2.2. Kết quả định tính về các nhân tố đưa vào mô hình 65
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp lý thuyết nghiên cứu liên quan 74
Bảng 2.4. Tổng hợp các đo lường vận dụng chuẩn mực phổ biến 76
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 1
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Thực Tiễn Việc Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Đặc Điểm Hệ Thống Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam
- Các Lý Thuyết Liên Quan Đến Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Bảng 2.5. Đo lường các biến liên quan đến đặc trưng doanh nghiệp 78
Bảng 2.6. Xây dựng thang đo 79
Bảng 3.1. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu 87
Bảng 3.2. Số lượng doanh nghiệp điều tra theo ngành 88
Bảng 3.3. Tình hình vận dụng nhóm chuẩn mực trong DNNVV 90
Bảng 3.4. Tình hình vận dụng nhóm chuẩn mực kế toán phổ biến trong DNNVV tại Gia Lai 91
Bảng 3.5. Bảng Kiểm định độ tin cậy thang đo của biến độc lập 97
Bảng 3.6. Bảng kiểm định KMO và Barlett 99
Bảng 3.7. Phương sai trích 99
Bảng 3.8. Kết quả EFA của các thang đo khái niệm nghiên cứu 100
Bảng 3.9. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 101
Bảng 3.10. Model Summary 103
Bảng 3.11. ANOVA 104
Bảng 3.12. Bảng hệ số hồi quy 104
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 108
Bảng 3.14. Bảng so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trong nước tại các DNNVV tại Việt Nam 111
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tổng hợp quá trình nghiên cứu 60
Hình 2.2. Mô hình dự tính các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng CMKT 73
Hình 3.1. Đồ thị phân tán 106
Hình 3.2. Đồ thị phân bố phần dư hàm hồi quy 1 107
Hình 3.3. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của mô hình 1 107
Hình 3.4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán 109
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Cùng với tiến trình đổi mới phát triển đất nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta có vị trí, vai trò rất quan trọng, đóng góp to lớn vào sự ổn định, phát triển kinh tế đất nước: khai thác tiềm năng vốn, tài nguyên, lao động, thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, hoàn thiện cơ chế thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Điều đó đã được cụ thể hóa trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII “…phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là chính, với công nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị hiện có…”. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (VINASME) có đến 96% doanh nghiệp ở Việt Nam đăng kí là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khối này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có những ưu điểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được, đặc biệt là tính linh hoạt và thích ứng, là một bộ phận quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Trong tiến trình đó, việc tổ chức và triển khai công tác kế toán ở các doanh nghiệp này là một cách thức để góp phần vào việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Đó cũng là cơ sở cho việc kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, từng bước tạo điều kiện số liệu tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa được minh bạch để các doanh nghiệp này có điều kiện thuận lợi hơn tham gia vào thị trường vốn.
Với tầm quan trọng đó, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa lần đầu tiên được ban hành từ năm 1996 và từ đó đến nay đã nhiều lần được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta. Giai đoạn 2000 – 2005 đánh dấu sự thay đổi lớn trong kế toán Việt Nam với việc ban hành bộ chuẩn mực kế toán (CMKT) đầu tiên cho các doanh nghiệp, trong đó có những phần giảm trừ áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy có những thay đổi khung pháp lý kế toán quan trọng như vậy, nhưng các cho đến nay các nghiên cứu về vận dụng
chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất khiêm tốn và còn có sự khác biệt về phương pháp, cách tiếp cận nghiên cứu. Trong giai đoạn chuẩn mực vừa mới ban hành, các nghiên cứu đa phần là các phân tích định tính, nêu lên lộ trình, những thách thức, khó khăn khi vận dụng chuẩn mực [20][16] thì từ sau năm 2010, các nghiên cứu bắt đầu tiếp cận theo hướng định lượng để xem xét vận dụng chuẩn mực kế toán trong thực tiễn ở các doanh nghiệp, kể cả DNNVV. Chẳng hạn là nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên [35] về vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV tại Đà Nẵng, hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự tại thành phố Hồ Chí Minh [33], Nguyễn Thị Phương Thảo [34] đối với các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc. Các nghiên cứu này phần nào thể hiện những đặc trưng trong quá trình vận dụng CMKT ở các DNNVV, nhưng qua đó cho thấy còn có những khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng, cũng như cách tiếp cận đánh giá vận dụng chuẩn mực. Đa phần các nghiên cứu trong nước tiếp cận theo lý thuyết hành vi dự định trong vận dụng chuẩn mực, nhưng hành vi dự định thì chưa thể phản ánh thực trạng các doanh nghiệp vận dụng chuẩn mực như thế nào.
Trên bình diện quốc tế, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế cũng ban hành hệ thống chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính (IFRS) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010. Khác với các nghiên cứu trong nước đi vào việc vận dụng CMKT của quốc gia, các nghiên cứu ở nước ngoài đi vào chủ đề rộng hơn là vận dụng IFRS ở các doanh nghiệp. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước cho thấy cũng còn cách nhìn đa chiều ở góc độ học thuật trong việc đánh giá vận dụng IFRS: đó là việc sử dụng chỉ số có tính bao phủ [50][88] hay đánh giá có hay không việc vận dụng CMKT để hình thành biến nhị phân để xây dựng mô hình vận dụng chuẩn mực [98][178]. Các nhân tố ảnh hưởng được nghiên cứu cũng đa chiều nhưng vẫn còn chưa có thống nhất về chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố. Ngoài các nhân tố phản ánh đặc trưng doanh nghiệp, các khía cạnh văn hóa, luật pháp, chính trị cũng được xem xét trong điều kiện so sánh giữa nhiều quốc gia khác nhau.
Gia Lai là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, ngày càng khẳng định vai trò trong việc đóng góp đáng kể
vào nguồn thu ngân sách cho nhà nước, vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, các DNNVV có số lượng lớn song công nghệ lạc hậu, vốn mỏng, thị trường manh mún… Bên cạnh đó, tính liên kết, hợp tác, bảo vệ nhau giữa các DN cũng rất yếu. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai luôn chú trọng và xem phát triển DNNVV là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn 2017 – 2021. Việc phát triển này có tính đa chiều, không chỉ là năng cao năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, cách tiếp cận và phát triển thị trường nông sản của tỉnh Gia Lai mà còn năng lực hệ thống thông tin, trong đó có thông tin kế toán. Đến thời điểm hiện tại thì các nghiên cứu về triển khai, vận dụng chuẩn mực kế toán hầu như không có.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn luận án nghiên cứu “Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Nghiên cứu này là cơ sở để có thể định hướng việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong thực tiễn các doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi hơn. Việc nghiên cứu này còn xem xét hành vi của những người làm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa để có những định hướng về tầm quan trọng của công tác kế toán trong các DN. Về mặt khoa học, luận án cũng góp phần bổ sung kho tàng khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán.
2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của luận án: thông qua các lý thuyết về vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp, luận án hướng đến tìm hiểu tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai; qua đó xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá mức độ vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến việc triển khai thực hiện vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm mục đích là cần đạt được các mục tiêu mà luận án đã đặt ra, nội dung cơ bản của luận án phải giải quyết được các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai như thế nào?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Câu hỏi 3: Trọng số ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến các giải pháp để tăng cường vận dụng chuẩn mực kế toán?
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Theo Nguyễn Đình Thọ [28], đối tượng nghiên cứu gồm hai dạng là đối tượng thu thập số liệu và đối tượng phân tích. Trong luận án này, đối tượng thu thập số liệu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Do đây là một tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên với sự phát triển còn ở mức thấp so với các địa phương trong cả nước, các DNNVV chiếm bộ phận chủ yếu nên đối tượng các doanh nghiệp này là phù hợp.
Do công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán nên để đánh giá, tìm hiểu tình hình thực hiện chuẩn mực cũng như các nhân tố ảnh hưởng, nên việc thu thập số liệu phải liên quan đến người làm kế toán cụ thể. Trong nghiên cứu này, tác giả xác định đối tượng thu thập số liệu là kế toán trưởng hay phụ trách kế toán ở những doanh nghiệp vì họ là những chuyên gia trực tiếp chỉ đạo, triển khai và nắm bắt tốt nhất tình hình vận dụng chuẩn mực ở doanh nghiệp nơi đang công tác.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc vận dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong DNNVV.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Nội hàm thuật ngữ “Chuẩn mực kế toán” được sử dụng để chỉ bộ CMKT được ban hành bởi Bộ Tài chính. Ở Việt Nam, do đặc điểm về pháp lý, việc thực
hành kế toán tại các DN được quy định và điều chỉnh bởi nhiều loại văn bản pháp quy khác nhau từ luật cho đến các văn bản dưới luật. Trong đó luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo môi trường pháp lý nói chung. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính ban hành bộ CMKT vừa đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa công tác kế toán tại DN vừa đẩy mạnh hội nhập kế toán. Bộ CMKT được hướng dẫn thi hành cho các DN nói chung cũng như DNNVV nói riêng dưới các văn bản pháp quy như Thông tư, Quyết định.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT: Trong phạm vi nghiên cứu này, chỉ tập trung xem xét nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT Việt Nam trong phạm vi DN. Không xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng CMKT trên phạm vi quốc gia.
+ Khách thể nghiên cứu:
Ngoài việc nghiên cứu chung tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán ở các DNNVV, luận án đi sâu nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động kinh tế phát sinh hàng ngày tại DN tại tỉnh Gia Lai. Đó là các nhóm chuẩn mực liên quan đến Trình bày báo cáo tài chính, Hàng tồn kho, tài sản cố định và ghi nhận doanh thu.
Các doanh nghiệp được nghiên cứu trong luận án là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Phạm vi thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2017.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chủ đạo để đánh giá tình hình vận dụng chuẩn mực cũng như xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực.
Điều tra khảo sát được tiến hành với nhóm cung cấp thông tin cụ thể là người làm kế toán tại DN.
Một cuộc điều tra chọn mẫu được tiến hành trên cơ sở điều tra chọn mẫu các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Do đây là một tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, việc phân bổ số lượng doanh nghiệp không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Pleiku và các huyện có kinh tế phát triển mạnh, như Chư Sê, thị xã An Khê; nên
việc chọn mẫu chủ yếu tập trung vào các DNNVV tại các địa bàn này. Tổng cộng 350 DN đã tham gia vào cuộc khảo sát với đối tượng được khảo sát là kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán ở các doanh nghiệp.
Thông tin thu thập được từ phiếu điều tra được xử lý qua phần mềm SPSS. Các kỹ thuật thống kê được áp dụng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu: từ việc đánh giá độ tin cậy thang đo của các biến, đến phân tích nhân tố khám phá để tổng hợp lại các biến cần thiết có liên quan đến mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán. Phương pháp phân tích tương quan hồi qui được vận dụng để kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trong luận án; qua đó xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng.
Để phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thì luận án còn áp dụng một số kỹ thuật trong nghiên cứu định tính. Đó là việc tổng hợp, so sánh các nghiên cứu trước đây về vận dụng chuẩn mực kế toán, về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng IFRS để xác định, dự báo các nhân tố có thể phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia kế toán là cơ sở để hiệu chỉnh thang đo các chỉ mục liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán. Nội dung của các chỉ mục này là phần nòng cốt trong bảng câu hỏi trong điều kiện vận dụng CMKT trong các DNNVV ở Việt Nam. Kết quả phỏng vấn sâu còn được áp dụng ở giai đoạn sau khi xử lý số liệu thống kê, để giải thích rò hơn về kết quả của nghiên cứu định lượng.
5. Tính mới của luận án
Qua nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai, luận án đã có những đóng góp nhất định vào kho tàng kiến thức về kế toán trong bối cảnh Việt Nam đang có lộ trình hội nhập toàn diện với chuẩn mực kế toán quốc tế theo Quyết định 345/QĐ-BTC của Bộ Tài chính vào ngày 16/3/2020. Những đóng góp của luận án thể hiện:
Về mặt học thuật: luận án đã tổng hợp các lý thuyết nền tảng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực tại các DNNVV ở Gia Lai, bổ sung thêm kho tàng nghiên cứu về chủ đề này trong bối cảnh