Đặc Điểm Hiện Trạng Tài Nguyên Rừng, Thực Trạng Hạ Tầng Ứng Dụng Công Nghệ Địa Không Gian, Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Tài


Nhìn chung hệ thống giao thông, liên lạc trong vùng còn gặp rất nhiều khó khăn: đường liên thôn chủ yếu là đường đi bằng xe máy, đường di chuyển tiếp cận khu vực có nguy cơ khai thác trái phép làm mất rừng, suy thái rừng hay cháy rừng cao chủ yếu là đường mòn phải đi bộ, nhiều khu vực không có đường vì bị ngăn cách núi cao, vực sâu, thực bì dày. Đây là những khó khăn trong thực hiện công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng tại đây.

1.4.1.5. Tài nguyên sinh vật

Theo sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Bolykhasay và Ban quản lý Vườn quốc gia NKD (DAF, 2020), hệ thực vật khá đa dạng và phong phú. Do có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học nên rừng ở khu vực VQGNKĐ đã được xác lập thành một trong các VQGNKĐ của Lào. Hiện nay tại khu vực chỉ có một số kết quả đánh giá chung về hiện trạng rừng, ngoài ra chưa có các nghiên cứu chuyên sâu MR và STR.

Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh có thảm rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và đa dạng, thành phần loại động thực vật phong phú. Rừng ẩm nhiệt đới đang còn trong tình trạng rừng nguyên sinh hay gần như nguyên sinh, Ở đây phổ biến có ba kiểu rừng: (i). Kiểu rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá; (ii). Kiểu rừng lá rộng thường xanh và (iii). Kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim. Những rừng cây thường xanh có dọc sông khu vực trung tâm VQGNKĐ (Sở Nông Lâm Bolikhamsay, 2019). Các kiểu rừng này thuộc nhiều họ cây khác nhau và là các loài cây điển cho các sinh cảnh rừng ở khu vực Đông nam Á. Khu vực cũng xuất hiện một vài khu rừng lá kim ở những vùng đất cát nghèo dinh dưỡng.

Hệ động vật: khu phong hộ hiện là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm như: Cầy, Mang, Chim, Rùa, Rắn ...

2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu

Dân số và dân tộc: Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh có 16.791 hộ gia đình, tổng dân số 141.192 người, nữ chiếm tỷ lệ 46,9%, gồm 03 dân tộc lớn


là: Lào, Khơ Mú và Mông và 12 cộng đồng dân tộc nhỏ hơn: Tay Phút, Tay Đắm, Tay Đeng, Tay Vạt, Tay Phiểng, Tay Sảng, Mống Đắm, Mống Khao, Mống Lai, Y Miên, Kha Mụ và Xing Mun.

Phần lớn nguồn thu từ nông lâm nghiệp, hiện nay tại một số huyện tiếp giáp với Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh gây trồng rừng Cao su, với diện tích rừng trồng khoảng 1,2 triệu ha. Ngoài ra còn trồng hơn 2.000 ha Sơn,Tếch, 3.900 ha chè, 27 ha ngô, 170 ha đất trồng lúa.Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh là địa điểm thu hút khá nhiều khách du lịch trên Thế giới. Hoạt động này đã đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho khu vực.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng, thực trạng hạ tầng ứng dụng công nghệ địa không gian, và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu vực VQGNKĐ

3.1.1. Đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh

Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh nằm ở miền Trung Bắc Lào, có địa hình tương đối phức tạp, nguồn tài nguyên đa dạng, rất đặc trưng cho hệ sinh thái vùng Trung Lào. Nguồn tài nguyên VQGNKĐ gồm có các nguồn tài nguyên đất đai tự nhiên, sông suối và một số kiểu rừng chính, trên các trạng thái (kiểu rừng được phân loại theo thành phần loài cây phân bố) được thể hiện trên hình 3.1.

Nguồn kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2019 Hình 3 1 Tỷ lệ 1

(Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả, năm 2019)

Hình 3.1. Tỷ lệ các nguồn tài nguyên Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh

(RTNLRTXN: Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh; RT: Rừng trồng; RTSPHSNR,TC: Rừng thứ sinh chưa có trữ lượng phục hồi sau nương rẫy, sau cháy, cây bụi, trảng có; ĐNR: Diện tích đất làm nương rẫy; ĐMN: Diện tích đất mặt nước; ĐTC,GT: Đất thổ cư, giao thông thôn bản)


Trong tổng số 168.550 ha nguồn tài nguyên đất đai tự nhiên, tỷ lệ đất đai có nguồn tài nguyên rừng bao phủ khá cao, chiếm trên 90% tổng diện tích đất tự nhiên. Theo kết quả phân loại tài nguyên rừng theo nguồn gốc hình thành và thành phần loài cây, tài nguyên rừng ở khu vực VQGNKĐ được chia thành 3 kiểu rừng: (1) Kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh và (2) Kiểu rừng thứ sinh lá rộng thường xanh phục hồi và (3) Kiểu rừng trồng: trồng Keo tai tượng; Bạch đàn Urophyla; Tếch và rừng trồng Cao su.

Kết quả trên hình 3.1 cho thấy: Tổng diện tích kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh bao gồm các trạng thái: (i).Trạng thái RTNLRTX trung bình đạt 73.942,89 ha, chiếm trên 43%; (ii). Trạng thái RTNLRTX nghèo và nghèo kiệt đạt 39.777,80 ha, chiếm trên 23%; (iii). Trạng thái RTNLRTX giàu, đạt 18.198,42ha, chiếm trên 16%. Tổng diện tích rừng thứ sinh LRTX phục hồi sau nương rẫy, sau cháy, cây bụi và trảng cỏ đạt 9.017,43 ha, chiếm trên 5%. Tổng diện tích ừng trồng đạt 2.528 ha, chiếm trên 1%. Đây là 3 kiểu rừng chính và tại VQGNKĐ, những kiểu rừng này được luận án chọn làm đối tượng để đánh giá mất rừng, suy thoái rừng và thêm rừng. Ngoài ra, tài nguyên đất làm nương rẫy, đất mặt nước, đất đường xá và đất thổ cư còn chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng 10%.

Trên các kiểu và trạng thái rừng tự nhiên, tài nguyên về động, thực vật rất phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra và thu thập các tài liệu báo cáo, thì tài nguyên thực vật bậc cao có mạch ở khu vực VQGNKĐ gồm có 126 loài thực vật thuộc 4 ngành, các loài thực vật quý hiếm gồm có các loài cây họ Dầu, Giổi, Trai, Sến, Đinh hương, Đinh thối, v.v.. Tài nguyên thực vật lâm sản ngoài gỗ gồm có 165 loài thực vật, thuộc 61 họ và 3 ngành. Trong đó ngành hạt kín có số lượng loài và họ đại đa số chiếm 91,8. Lâm sản ngoài gỗ cũng rất đa dạng và phong phú (danh lục các loài thực vật được thống kê trong phụ biểu 4.1). Loài cây lâm sản xuất hiện chủ yếu là loài: Sa nhân, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Đẳng sâm, Hà thủ ô, Nấm mỡ, v.v (Cục Lâm nghiệp Lào, 2019).


3.1.2. Đặc trưng cơ bản một số trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh và rừng trồng

3.1.2.1. Đặc trưng cơ bản 3 trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh

Các chỉ tiêu bình quân tầng cây cao trên các trạng thái. Kết quả điều tra trên các OTC (ô mẫu) điển hình theo các trạng thái, số liệu tính toán các chỉ tiêu bình quân tầng cây cao trên ha đối với từng trạng thái trên kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu vực VQGNKĐ được thống kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu bình quân trên các trạng thái rừng



TT


Trạng thái

Hvn (m)


D1.3

(cm)


G

(m2/ha)


Mbq (m3/ha)

Phẩm chất (%)

Đạt

Xấu


1


Rừng giàu

13,38

(±2,12)

22,14

(±3,23)

34,333

(±4,23)

224,817

(±13,56)

83,42

(±12,62)

16,58

(±4,19)


2


Rừng trung bình

12,83

(±2,88)

18,71

(±2,89)

27,925

(±5,20)

179,522

(±12,89)

85,76

(±12,42)

14,24

(±4,45)


3

Rừng nghèo và nghèo kiệt

11,03

(±2,88

17,71

(±2,89)

15,950

(±5,20)

79,89

(±12,89)

81,11

(±12,42)

18,89

(±4,45)


4

Rừng TSPH chưa có trữ lượng


4,59

(±2,21)


5,7

(±0,71)




88,60

(±11,41)


11,40

(±3,77)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


Những từ viết tắt trong bảng 3.1: Hvn: Chiều cao vút ngọn bình quân/ha; D1.3: đường kính ngăng ngực bình quân/ha; G: tổng tiết điện ngang bình quân (m2/ha); Mbq: trữ lượng bình quân (m3/ha) (±SD = sai tiêu chuẩn)

Kết quả trong bảng trên cho thấy: các trạng thái trên kiểu rừng tự nhiên ở khu vực VQGNKĐ có các chỉ số bình quân cụ thể:


(i). Rừng giàu, có trữ lượng cây đứng bình quân lớn, đạt 224,817 m3/ha. Chỉ tiêu bình quân về chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 13,38 m. Đường kính ngang ngực bình quần (D1.3) đạt 22,14 cm. Tổng tiết diện ngang bình quân (Gbq m2/ha) đạt 34,33 m2/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 83,42%, cây có phẩm chất xấu là 16,58%.

(ii). Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng bình quân đạt 179,522 m3/ha. Chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 12,83 m. Đường kính ngang ngực bình quân lâm phần (D1.3), đạt 18,71 cm. Tổng tiết diện ngang đạt 27,925 m2/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 85,76%, cây có phẩm chất xấu là 14,24%

(iii). Rừng nghèo và nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng bình quân đạt 79,89 m3/ha, thuộc rừng nghèo. Chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 11,03 m. Đường kính ngang ngực bình quân lâm phần (D1.3), đạt 17,71 cm. Tổng tiết diện ngang đạt 15,95 m2/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 81,11%, cây có phẩm chất xấu là 18,89%

Với hiện trạng tài nguyên VQGNKĐ và đặc trưng một số chỉ tiêu cấu trúc tầng cây cao theo kiểu rừng tự nhiên chính, kiểu rừng bị suy thoái được nghiên cứu trên làm căn cứ và cơ sở không những được sử dụng làm vùng mẫu để trích xuất giá trị chỉ số viễn thám mà còn giúp cho việc tính toán, nội suy ngưỡng tương đối chỉ số thực vật kháng khí quyểnKB (ARVI) để phát hiện khu vực mất rừng, suy thoái rừng. Chuyên đề luận án dựa vào những chỉ tiêu cấu trúc này thực hiện nội dung nghiên cưu tiếp theo.

3.1.2.2. Đặc trưng cơ bản rừng trồng ở khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh

Kết quả điều tra trên các OTC điển hình theo các kiểu rừng trồng, các chỉ tiêu bình quân loài cây trồng trên ha đối với từng kiểu rừng trồng theo các cấp tuổi ở khu VQGNKĐ được thống kê trong bảng 3.2.


Bảng 3.2. Các chỉ tiêu bình quân trên các kiểu rừng trồng



TT

Kiểu rừng trồng

Cấp tuổi

Hvn (m)

D1.3

(cm)

G

(m2/ha)

Mbq (m3/ha)

Phẩm chất (%)

TB - T

Xấu


1

Rừng trồng keo

1

4,52

(±1,21

5,5

(±3,23)



95,42

(±12,62)

4,58

(±1,19)

Rừng trồng keo

2

7,52

(±1,21

18,55

(±2,26)

19,75

(±2,63)

87,4953

(±5,4)

87,55

(±9,12)

12,54

(±0,91)

Rừng trồng keo

3

12,65

(±1,21

21,80

(±3,23)

24,69

(±2,45)

98,735

(±3,14)

92,35

(±8,45)

7,65

(±0,13)


2

Rừng trồng bạch

2

11,23

(±2,18

21,46

(±4,11)

23,15

(±3,43)

93,2553

(±6,56)

87,55

(±9,12)

12,54

(±0,91)

Rừng trồng bạch

3

15,98

(±1,98

26,55

(±4,29)

31,33

(±4,63)

103,665

(±8,4)

95,42

(±12,62)

4,58

(±1,19)


3

Rừng trồng tếch

2

9,77

(±3,01

16,65

(±5,02)

22,45

(±4,22)

63,6733

(±6,71)

92,35

(±8,45)

7,65

(±0,13)

Rừng trồng tếch

3

14,70

(±4,65

21,45

(±6,62)

27,21

(±4,63)

89,433

(±6,22)

87,55

(±9,12)

12,54

(±0,91)


4

Rừng trồng cao su

2

10,43

(±3,67

11,58

(±2,25)

10,609

(±5,55)

63,775

(±5,93)

87,55

(±9,12)

12,54

(±0,91)

Rừng trồng cao su

3

13,75

(±4,43

14,78

(±5,33)

15,955

(±6,15)

81,877

(±6,07)

79,54

(±11,77)

20.46

(±3,56)

Những từ viết tắt trong bảng 3.2: Hvn: chiều cao bình quân: D1.3: Đường kính bình quân; Mm3/ha: Trữ lượng bình quân/ha; Gm2/ha: Tổng tiết diện ngang bình quân/ha; (±SD = sai tiêu chuẩn)

Kết quả trong bảng trên cho thấy: các kiểu rừng trồng theo loài cây trong khu vực VQGNKĐ có các chỉ số bình quân trên các kiểu rừng cụ thể:


(i). Rừng trồng keo ở cấp tuổi 3, có trữ lượng cây đứng bình quân đạt 98,735m3/ha. Chỉ tiêu bình quân về chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 15,98m. Đường kính ngang ngực bình quần (D1.3) đạt 25,55 cm.

(ii) Rừng trồng Bạch đàn Urophylla cấp tuổi 3: trữ lượng cây đứng bình quân đạt 103,665 m3/ha, đạt câp trữ lượng trung bình. Chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 15,98 m. Đường kính ngang ngực bình quân lâm phần (D1.3), đạt 26,55 cm. Tổng tiết diện ngang đạt 31,33 m2/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 95,42%, cây có phẩm chất xấu là 4,58%.

(iii). Rừng trồng tếch cấp tuổi 3: trữ lượng cây đứng đạt 89,433m3/ha. Chỉ tiêu về chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 14,70 m. Đường kính ngang ngực bình quân (D1.3), đạt 21,45 cm; tổng tiết diện ngang đạt 27,21 m2/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 87,55%, phẩm chất xấu là 12,54%.

Với hiện trạng tài nguyên rừng trồng và đặc trưng một số chỉ tiêu cấu trúc tầng cây trồng rừng chính được nghiên cứu làm căn cứ và cơ sở không những được sử dụng làm vùng mẫu mà còn giúp cho việc tính toán, nội suy ngưỡng tương đối chỉ số thực vật kháng khí quyển KB (ARVI) để phát hiện khu vực thêm rừng trồng mới. Chuyên đề luận án dựa vào những chỉ tiêu cấu trúc này thực hiện nội dung nghiên cứu tiếp theo.

3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ địa không gian tại VQGNKĐ

Kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp tại ban quản lý VQGNKĐ, hạ tầng phục vụ ứng dụng công nghệ địa không gian gồm:

3.1.3.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại VQGNKĐ

- Chưa có hệ thống mạng LAN và không có hệ thống máy chủ.

- Ban quản lý VQGNKĐ đã có kết nối Internet.

- Đường truyền kết nối: Loại đường truyền ADSL. Nhà cung cấp đường truyền: ETL và Mphone. Số lượng đường truyền 02. Băng thông rộng (Kbps).

- Hệ thống máy tính cá nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023