Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt

dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Trong đó nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt bao gồm:

Bảng 1.1. Nguồn phát sinh của rác thải sinh hoạt


Nguồn phát sinh Ví dụ

Khu dân cư (các hộ gia đình, căn hộ chung cư, khu tập thể) Khu thương mại (chợ, nhà hàng, khách sạn…)

Cơ quan cơ sở (trường học, bệnh viện, công ty…)

Khu công cộng (đường phố, khu vui chơi giải trí, công viên…)

Thực phẩm thừa, bìa cacton, nhựa, vải, gỗ, thủy tinh, vỏ chai/lon..

Dầu mỡ, lốp xe, vỏ chai, giấy, nhựa, thực phẩm thừa, kim loại, chất nguy hiểm…

Giấy, nhựa, đồ dùng văn phòng, kim loại, bìa cacton, gỗ, thủy tinh, đồ điện tử…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Vỏ thực phẩm, chất thải chung tại khu vui chơi, giải trí..

Công trình xây dựng Gỗ, bê tông, thép, gạch, đất, bụi, thạch cao..

Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 3

Nông nghiệp Thực phẩm thừa bị hỏng, sản phẩm nông nghiệp không được tiêu dùng, chất độc hại

Nhà máy xử lý chất thải đô thị Bùn, tro..

Công nghiệp (công nghiệp nặng, nhẹ…)

Chất thải do quá trình chế biển công nghiệp, phế liệu và rác thải sinh hoạt

Nguồn: Đào Duy Anh (2013)

Thành phần rác thải sinh hoạt

Việc xác định được thành phần rác thải sinh hoạt tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Góp phần tiết kiệm được những loại rác thải có thành phần có thể tái chế được, tiết kiệm được thêm chi phí xử lý chúng (Trần Thị Mỹ Diệu, 2007).

Rác thải sinh hoạt có thành phần rất đa dạng, khác với rác thải công nghiệp; đó là một hỗn hợp không đồng nhất. Sư không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính rất khác biệt trong thành phần của rác thải sinh hoạt, mỗi thành phần khác nhau thì có những tính chất khác nhau.

Ta có thể phân tích các thành phần này theo tính chất là rác thải cháy được và không cháy được. Dưới đây là bảng tổng hợp thành phần rác thải sinh hoạt và định nghĩa của chúng:

Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần rác thải sinh hoạt


Thành phần Định nghĩa Ví dụ

1. Các chất cháy được

a, Giấy

b, Hàng dệt c, Thực phẩm

d, Cỏ, gỗ, củi,

rơm...


e, Chất dẻo


f, Da và cao su

Các vật dụng làm từ giấy bột và giấy

Có nguồn gốc từ sợi

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm

Các vật phẩm và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su

Túi giấy, giấy vệ sinh Vải, len..

Cọng rau, vỏ quả.. Bàn ghế, tủ đồ


Phim cuộn, túi chất dẻo, dây điện

Giày, ví, áo da

2. Các chất không cháy

a, Các kim loại sắt

b, Các kim loại phi sắt

c, Thủy tinh


d, Đá và Sành sứ


e, Các chất hỗn

hợp

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Các vật liệu và sản phẩm không bị nam châm hút

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh

Bất kì các loại vật liệu khác không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh

Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại trong bảng này.

Hàng rào, dao..


Vỏ nhôm, đồ đựng.. Chai lọ, bóng đèn.. Đá, gốm…


Đất, cát…

Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007)

Phân loại rác thải sinh hoạt

Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn nhằm tách các loại chất thải nguy hại ra khỏi thành phần chất thải rắn hữu cơ tạo nguồn hữu cơ sạch để sản xuất compost và chế biến phân hữu cơ có chất lượng cao phục vụ cho nông nghiệp và tái sinh năng lượng một cách có hiệu quả từ chất thải rắn hữu cơ. Ngoài ra, phân loại tại nguồn nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải lên bãi chôn lấp khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt… và phân loại chất thải rắn tại nguồn còn để nâng cao hiệu quả của hệ thống tái chế, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng. Hơn nữa, nâng cao ý thức của tất cả cộng đồng là một trong những mục đích quan trọng của chương trình để thay đổi thói quen và ý thức của cộng đồng trong việc phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy định.

Bảng 1.3. Phân loại rác thải theo đặc tính tự nhiên


Loại Nguồn gốc Ví dụ

Rác hữu cơ - Các vật liệu làm từ giấy

- Có nguồn gốc từ các sợi

- Các chất thải từ thực phẩm


- Các vật liệu, sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, cao su, da,..

- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo.

Rác vô cơ - Các vật liệu và sản phẩm

được làm từ thủy tinh, kim loại.

- Các vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh.

Rác hỗn hợp - Tất cả các loại vật liệu

khác không phân loại ở hai mục trên. Loại này có thể được chia thành 2 loại: kích thước lớn hơn 5mm và kích thước nhỏ hơn 5mm

- Các túi giấy, giấy vệ sinh, bìa,…

- Vải, len, bì tải, bì nilon

- Thực phẩm dư thừa, ôi thiu: rau, củ, quả,…


- Bàn ghế, đồ chơi, giầy dép, ví,…


- Túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo,…


- Vỏ hộp nhôm. Chai lọ, dao, dây điện,…


- Vỏ trai, gạch, đá, gốm,…


- Đá cuội, cát, đất,…

Nguồn: Viện CNMT – viện KH và CNVN (2007) Theo Điều 5, Nghị định 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải và phế liệu ngày 24/04/2015 [2], CTRSH được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý,

xử lý thành 3 nhóm như sau:

- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);

- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);

- Nhóm còn lại.

Ngoài ra, nếu phân chia theo tính chất độc hại của chất thải rắn sinh hoạt thì chia ra làm 2 loại: CTRSH nguy hại bao gồm: Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/muỗi/ruồi, bao bì thuốc bảo vệ thực vật và CTRSH thông thường bao gồm: rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, kim loại, lá cây, rơm rạ, chất thải chăn

nuôi…. Với mỗi cách phân loại khác nhau, sẽ có những đặc điểm khác nhau về lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt.

Thành phần vật lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh; vì vậy, cần nghiên cứu để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

1.1.1.2. Quản lý rác thải sinh hoạt

Các nguồn lực thực hiện quản lý đều có giới hạn và phải đáp ứng các điều kiện ràng buộc, nên các tiến trình cần được hoạch định có tính khoa học để không dư thừa, điều khiển để thực hiện đúng, giám sát để phát hiện bất thường, đo lường để biết mức độ hoàn thành được gọi chung là quản lý.

Theo Hồ Văn Vĩnh (2013) quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra [7].

Theo Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [14].

Theo Harold Koontz: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định” [15].

Theo Peter F Druker: Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà nằm ở hành động, kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là ở thành tích”. Quản lý được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công” [16].

Hình 1.1. Hệ thống quản lý


Chủ thể quản lý

Cơ chế quản lý:

Nguyên tắc

Phương pháp Công cụ

Mục tiêu xác định

Đối tượng quản lý

Quản lý rác thải là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng quản lý chất thải, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại tới môi trường và sức khỏe của con người (Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý rác thải rắn).

Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP: Quản lý rác thải sinh hoạt là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Khái niệm theo Nghị định này sẽ được tác giả vận dụng trong triển khai các nội dung của đề tài.

1.1.2. Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt

1.1.2.1. Chính sách công và thực hiện chính sách công

Chính sách công

Thuật ngữ “chính sách”, theo Từ điển tiếng Việt, là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Chính sách khác với đường lối. Nếu như đường lối chỉ những định hướng chung, mang tính chất chiến lược thì chính sách chỉ là “…một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi cho một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Nói cách khác, chính sách “là giải pháp cùng các biện pháp cụ thể thực hiện giải pháp ấy được một chủ thể quyền lực lựa chọn và thể hiện bằng văn bản có giá trị pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội hoặc cộng đồng để giải quyết một hoặc một số vấn đề lớn liên quan đến nhiều đối tượng trong một giai đoạn xác định” [13].

Theo Peter Aucoin, chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành. Chính sách có thể là hành động riêng biệt của Chính phủ, song nó có thể là kết quả của hàng loạt quyết định, lựa chọn của chính phủ [188].

William Jenkins (năm 1978) đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, chính sách công “là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các

phương thức để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền”; đó là một quá trình chứ không chỉ đơn giản là một sự lựa chọn; đồng thời, định nghĩa này cũng cho thấy một cách rò ràng chính sách công là “một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau” [19].

B. Guy Peters (năm 1990) định nghĩa: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nưóc có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân”. Quan niệm này của B. Guy Peters đã bổ sung thêm một khía cạnh quan trọng của chính sách công, đó là tác động của chính sách công đến đời sống của mọi người dân hay cộng đồng xã hội, thay vì tác động lên một cá nhân hoặc một tổ chức cụ thể.

TS. Đặng Ngọc Lợi cho rằng chính sách công là chính sách của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước; PGS.TS. Lê Chi Mai nghiên cứu cho rằng chính sách công có những đặc trưng cơ bản nhất như: chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định (thể hiện trên văn bản) mà còn là những hành động, hành vi thực tiễn (thực hiện chính sách); chính sách công tập trung giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định; chính sách công gồm nhiều quyết định chính sách có liên quan lẫn nhau [4].

Như vậy, chính sách công có nhiều khái niệm nhưng tựu chung là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định. (Điều 2, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật [5])

Chính sách là chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội …Muốn đặt ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu,

phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể (Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam) [6].

Thực hiện chính sách công

Thực hiện chính sách công là một giai đoạn trong chu trình chính sách; quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công; theo đó, định nghĩa về thực hiện chính sách công có nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Đó là thực hiện một quyết định chính sách cơ sở, chứa đựng các vấn đề cần được giải quyết, mục tiêu cần đảm bảo và các phương thức thực thi (Mazmanian & Sabatier, 1989) [173]. Hay thực hiện chính sách công thể hiện một tiến trình thay đổi của Nhà nước nhằm đạt được mục đích về điều chỉnh và phân bổ nguồn lực theo các nguyên tắc thị trường thông qua các chương trình dự án (William N.D., 2007) [20].

Như vậy, thực hiện chính sách là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau từ ban hành văn bản triển khai đến phương thức thực thi các chương trình, dự án để đạt được mục tiêu đặt ra theo từng giai đoạn, phù hợp với bối cảnh cụ thể.

1.1.2.2. Chính sách quản lý rác thải sinh hoạt và thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt

Từ lý luận về chính sách công và quản lý rác thải sinh hoạt được phân tích, làm rò ở các nội dung trên có thể định nghĩa chính sách quản lý rác thải sinh hoạt, như sau: Chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là chính sách công, là một chuỗi các quyết định của nhà nước được thực thi trên thực tế nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội theo mục tiêu xác định. Nội hàm của chính sách, gồm:

- Là chính sách do Nhà nước ban hành; công cụ quản lý được Nhà nước sử dụng để tạo động lực, quản lý các hoạt động về rác thải sinh hoạt;

- Phản ánh tính định hướng của Nhà nước trong giải quyết vấn đề liên quan đến quản lý rác thải sinh hoạt;

- Luôn xác định mục tiêu cần đạt được; cũng như các điều kiện bảo đảm thực thi.

Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là quá trình hiện thực hóa chính sách, được thực hiện bởi Nhà nước thông qua việc tổ chức thực thi các văn

bản, chương trình nhằm quản lý rác thải sinh hoạt trên một không gian cụ thể và thời gian nhất định.

1.2. Vai trò của thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt

Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt sẽ góp phần phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn gia tăng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Thông qua thực hiện chính sách sẽ góp phần đánh giá được tính hiện thực, tính hiệu quả, tính đúng đắn; sẽ giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội luôn biến động. Thực tế chất thải không chỉ là vật được loại bỏ hoặc xử lý mà có thể được sử dụng trong tương lai. Chất thải có thể là một nguồn tài nguyên có giá trị nếu được giải quyết một cách đúng đắn thông qua chính sách và biện pháp thực thi phù hợp. Thực tiễn đã minh chứng: hoạt động quản lý chất thải hợp lý và nhất quán sẽ tạo ra những giá trị nhất định ở cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường

Vai trò kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua sử dụng tài nguyên, xử lý, tiêu hủy và tạo ra thị trường cho tái chế có thể dẫn đến các hành hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các vật liệu sản phẩm có giá trị được thu hồi để tái sử dụng tạo mới khả năng việc làm và cơ hội kinh doanh. Điều này sẽ giúp tiết kiệm và bảo vệ môi trường sống đang ngày một đe dọa bởi sự ô nhiễm từ rác thải.

Vai trò xã hội: Tăng cường sức khỏe người dân bằng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến môi trường nhờ cải thiện và nâng cao vệ sinh môi trường. Tạo cảnh quan thôn xóm và góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ địa phương. Lợi thế xã hội tốt hơn có thể dẫn đến các nguồn việc làm mới giảm được một lượng lớn tỉ lệ lao động thất nghiệp, giảm được các tệ nạn xã hội và có khả năng nâng cộng đồng thoát khỏi đói nghèo. Đặc biệt là ở một số nước đang phát triển.

Vai trò môi trường: Rác thải được quản lý, phân loại và xử lý hiệu quả sẽ giúp giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm hoặc loại bỏ tác động xấu đến môi trường thông qua việc giảm, việc tái sử dụng và tái chế, giảm thiểu và khai thác tài nguyên. Có thể cung cấp được cải thiện không khí, chất lượng nước, giúp đỡ trong việc giảm lượng khí thải nhà kính. Các hợp chất trong rác thải nếu không được xử lý mà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022