Tình Trạng Nhiễm Giun Đũa, Giun Tóc, Giun Móc/mỏ Trên Thế Giới



với những nơi thiếu thốn như vậy sẽ tạo thành vòng có các mắt xích khép kín tạo thuận lợi cho sự lây nhiễm bệnh, không những ở nhà mà còn ở ngoài rẫy.

Qua điều tra sự ô nhiễm trứng giun ở ngoại cảnh: có từ 75 - 100% mẫu đất có trứng giun, 60 - 80% mẫu rau có trứng giun [27], không những thế nguồn trứng còn có ngay trong bụi, ở sàn nhà, sàn lớp học, bàn học sinh [39]. Tỷ lệ nhiễm trứng giun ở đất tại Bắc Giang: 60% đối với trứng giun đũa, 5,2% đối với trứng giun móc/mỏ. Ở Lạng Sơn, Lai Châu có 35% - 42% mẫu đất nhiễm trứng giun đũa. Trong số mẫu đất xét nghiệm, mẫu đất trong nhà có tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa cao nhất 93,3%. Trứng giun tóc trong đất chiếm 16,6%. Cường độ nhiễm trứng giun dao động khoảng 1,4 - 127 trứng/100g đất [61],[93]. Tại Quảng Ninh: ở ngoại thành 1,6 trứng giun móc/mỏ/10g đất, ở gần nhà tiêu 04 trứng giun mỏ/10g đất, ở trung du 01 trứng giun móc/mỏ trên 12g đất, ở miền núi 01 trứng giun mỏ/580g đất. Đối với trứng giun móc/mỏ ở nước giếng là 55,5% mẫu nước có trứng giun móc/mỏ và 1 trứng giun mỏ/1,7 lít nước [59]. Đối với giun tóc ở phân ủ chưa tốt có 30% trứng giun chưa bị phá hủy, 2,4% trứng có ở trên ruồi, 65% trứng ở rau, 18% trứng ở đất [93].

Theo nghiên cứu của Takemisu, Tajima khi xét nghiệm bàn tay tìm thấy ở 11,3% học sinh nam và 10,6% học sinh nữ ở Nhật Bản có trứng giun đũa ; xét nghiệm móng tay 11,8% học sinh nam và 6,9% học sinh nữ có trứng giun đũa [41]. Vậy, có nhiều cơ hội khác nhau do vô ý, bàn tay bị nhiễm mầm bệnh giun khi tiếp xúc với bụi đất và đưa vào cơ thể người.

Môi trường sống ở Tây Nguyên có rất nhiều trứng và ấu trùng giun. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2001) cho thấy tỷ lệ nhiễm mầm bệnh trứng giun trong đất có từ 28,70% đến 40,56% [27]. Theo Trần Văn Tràng (2005), đất cạnh giếng 14,28%, đất cạnh nhà ở 35,55%, đất rẫy - vườn có 33,33% [93]. Trong nước có từ 18,68% đến 24,71% [27], ngoại thành 33,75% và nội thành 37,19% , nước giếng đào 7,5%, nước suối 30,0%, nước trong lu, thùng, bể là 10%



[93]. Trên ruồi từ 25,80% đến 40,47% và trong rau từ 25% đến 84% [27], có từ

1-1,4 trứng/100g rau [93].

1.2.2. Tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ

1.2.2.1. Tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ trên thế giới


Hình 1 1 Bản đồ phân bố giun truyền qua đất trên thế giới theo WHO website 1

Hình 1.1. Bản đồ phân bố giun truyền qua đất trên thế giới theo (WHO website 2006: www.who.int)


Vào năm 1987, trên thế giới có 900 - 1000 triệu người nhiễm giun đũa, 500 - 700 triệu người nhiễm giun tóc, giun móc/mỏ. Năm 1997, trên thế giới ước tính có khoảng hơn 1 tỷ người nhiễm giun đũa, 800 - 900 triệu người nhiễm giun móc/mỏ. Trong đó có 685 triệu người ở Đông Nam Á, 132 triệu người ở châu Phi, 104 triệu người ở Trung Nam Mỹ [166]. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (2001), trên toàn cầu có 1,4 tỷ người nhiễm giun đũa; 1,3 tỷ người nhiễm giun móc/mỏ [160].

Cũng theo Tổ Chức Y tế thế giới (2006), ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có 2 tỷ người nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ, có khoảng 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm [167].


Nhiễm giun đũa:

Giun đũa phân bố rộng khắp trên thế giới, nhưng không đồng đều. Những nước có nền kinh tế chậm phát triển, trình độ văn hoá cộng đồng thấp, thường có tỷ lệ nhiễm giun cao [156],[159]. Vì vậy Michael gọi bệnh giun đũa là: "Vấn đề bị quên lãng ở những dân tộc bị lãng quên" [138]. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở một số nước Tây Phi 51,0% [59], ở một số nước Đông Phi 29 - 44%, ở Cu Ba 20%, ở Pháp 8,2%, ở Mỹ 16,5%, châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao 70% [161],[163],[164].

Nhiễm giun tóc:

Giun tóc có sinh thái gần giống giun đũa nên phân bố bệnh và tỷ lệ bệnh của giun tóc tương tự giun đũa, một số nước nhiệt đới tỷ lệ nhiễm tới 90% và một số nước vùng ôn đới tỷ lệ nhiễm rất thấp [3],[13],[52],[91].

Nhiễm giun móc/mỏ (A. duodenale Necator americanus):

Giun móc/mỏ có đặc điểm sinh thái hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau một số chi tiết nhỏ về hình thể nên gọi chung chúng là giun móc.

Bệnh giun móc phổ biến hầu hết ở các nước trên thế giới, chủ yếu ở các nước nhiệt đới từ 45 độ vĩ bắc đến 30 độ vĩ nam như: Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước châu Âu [3],[4]. A. duodenale phân bố chủ yếu ở phía bắc các nước nhiệt đới và Tây Nam Á [163]. N. americanus chủ yếu phân bố ở châu Phi, vùng cận Sahara, Đông Ấn Độ, Đông Nam Á [70],[120]. Phân bố của giun móc phụ thuộc vào thổ nhưỡng, phong tục tập quán, nghề nghiệp và sự phát triển kinh tế. Ở châu Âu, bệnh thường gặp ở những khu công nghiệp hầm mỏ, có tỷ lệ nhiễm cao như: Tây Ban Nha 34%, Italia 40% [3].

Các nước khu vực Đông Nam châu Á, tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào từng nước, từng khu vực: Singapore tỷ lệ nhiễm 0,3 - 6,1%, Lào từ 2-31%, Campuchia từ 35-56%, Banhladesh 52,5% [59],[171].


1.2.2.2. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở Việt Nam

Việt Nam ở vùng Đông Nam châu Á, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mặt khác có nền kinh tế đang phát triển, còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, ... đã tạo điều kiện cho bệnh giun tồn tại và phát triển.

Bảng 1.1. Phân vùng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở Việt Nam

(World Health Organization 2006) [170]


Loại giun

Khu vực

Số người nhiễm

Tỷ lệ (%)


Giun đũa

Miền Bắc

24,768,000

68,8%

Miền Trung

5,610,000

37,4%

Miền Nam

1,234,000

14,6%

Tổng


31,612,000



Giun tóc

Miền Bắc

13,212,000

36,7%

Miền Trung

1,365,000

9,1%

Miền Nam

493,000

1,7%

Tổng


15,070,000



Giun móc/mỏ

Miền Bắc

8,244,000

22,9%

Miền Trung

5,145,000

34,3%

Miền Nam

5,684,000

19,6%

Tổng


19,073,000


Tổng số nhiễm 3 loại giun

65,755,000


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Hiện tại, theo Tổ chức Y tế Thế giới (2006) ở Việt Nam có trên 65 triệu người nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ; bệnh phổ biến khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc [170].

- Nhiễm giun đũa: Sự phân bố của bệnh giun đũa ở Việt Nam qua nhiều công trình nghiên cứu, nhận thấy nổi bật lên những đặc điểm sau:

+ Bệnh giun đũa là bệnh phổ biến, tỷ lệ cao hơn hẳn các bệnh giun sán khác, tỷ lệ chung khoảng 80% [25],[90],[107],[129],[108][109].



+ Phân bố rộng khắp nhưng tỷ lệ không đồng đều giữa các khu vực khác nhau, ở đồng bằng tỷ lệ nhiễm cao nhất [25], [108],[109].

+ Tỷ lệ nhiễm cao, nhưng cường độ nhiễm không cao. Đa số các vùng điều tra, số trứng trung bình/1 gam phân dưới 15.000 trứng [25].

+ Mọi lứa tuổi đều nhiễm: lứa tuổi nhiễm cao nhất là 5-9 tuổi [107],[108].

+ Không có sự khác nhau về cường độ, tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ [3].


+ Nhiễm giun đũa phối hợp nhiễm nhiều loại giun phổ biến khác (89% nhiễm từ 2 loại giun trở lên) [170]. Tình trạng tái nhiễm rất nghiêm trọng: sau điều trị 6 tháng tỷ lệ tái nhiễm 68% [52]. Biến động: tỷ lệ nhiễm giun đũa có


Hình 1.2. Sự phân bố nhiễm

giun tóc trên bản đồ Việt Nam Đắk Lắk ở vùng 40

Hình 1.3. Sự phân bố nhiễm

giun móc/mỏ trên bản đồ Việt Nam Đắk Lắk ở vùng 40

Hình 1.4. Sự phân bố nhiễm

giun đũa trên bản đồ Việt Nam Đắk Lắk ở vùng 40


Bản đồ phân bố nhiễm giun của Viện Sốt rét – KST-CT HN 2003

khuynh hướng tăng lên ở miền núi và miền Nam, do di dân từ miền xuôi đến các vùng kinh tế mới, mang theo cả tập quán dùng phân tươi bón ruộng.



+ Mùa nhiễm: Ở miền Bắc, tỷ lệ trứng giun đũa phát triển đến giai đoạn nhiễm cao nhất vào tháng 5 và tháng 9 [3],[4].

- Nhiễm giun tóc: Phân bố tỷ lệ nhiễm giun tóc có sự chệnh lệch rất nhiều giữa miền Bắc và miền Nam: miền Bắc tỷ lệ từ 58-89%, miền Trung từ 1,7% - 47% và miền Nam từ 0,5-1,2% [52],[108],[170]. Sự khác biệt này có thể do miền Nam không có tập quán dùng phân tươi để bón cây trồng, mặt khác ở miền Nam cường độ nắng và số giờ nắng trung bình trong năm cao hơn miền Bắc, trứng giun tóc có thể dễ bị phá hủy hơn. Chu kỳ của giun tóc giống giun đũa, trứng giun có vỏ dày, có sức đề kháng giống giun đũa nên phân bố bệnh giun tóc có những đặc điểm gần tương tự giun đũa, nghĩa là ở đâu có bệnh giun đũa đều có bệnh giun tóc, tuy nhiên có một số đặc điểm khác với giun đũa [170].

+ Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc thấp hơn giun đũa, tỷ lệ nhiễm chung khoảng 52% [4],[52]. Cường độ trứng trung bình/1 gam phân dưới 1.000 trứng [4],[52].

+ Lứa tuổi: Trẻ em dưới 1 tuổi hầu như không nhiễm giun tóc. Như vậy bệnh giun tóc không nhiễm sớm như bệnh giun đũa, nguyên nhân có thể do giun tóc có mật độ khuyếch tán ngoại cảnh thấp hơn so với giun đũa. Nhóm trẻ 2-3 tuổi vẫn có mức độ nhiễm thấp, như vậy chứng tỏ giun tóc thường nhiễm muộn. Ở lứa trên 3 tuổi bệnh giun tóc tuy tăng dần theo tuổi nhưng không có hiện tượng tăng vọt và đột biến như giun đũa. Tỷ lệ nhiễm vẫn cao ở lứa tuổi trên 60 tuổi, điều này chứng tỏ tuổi thọ của giun tóc dài hơn nhiều so với giun đũa nên bệnh khó tự hết và không có hiện tượng giảm bệnh tự nhiên theo tuổi [75].

+ Tỷ lệ tái nhiễm giun tóc thấp hơn so với giun đũa sau 6 tháng điều trị [75].

- Nhiễm giun móc/mỏ: Theo WHO, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành giun móc/mỏ. Qua điều tra những năm gần đây thấy rằng phân bố bệnh giun móc/mỏ ở Việt Nam có những đặc điểm khái quát sau [62]:



+ Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ khá cao, đứng hàng thứ 2 sau giun đũa: từ 81 - 83%, Phạm Tử Dương, 1957 [3]; từ 32,1 - 53,3%, Viện SR - KST - CT

Hà Nội, 1960 - 1970 và 30 - 40% Phạm Văn Thân (1967 - 1972) [3] . Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Kim và CS qua 500.000 mẫu phân cho thấy Miền Bắc: Vùng đồng bằng 3-60%, vùng trung du 58-64%, vùng núi 61% và ven biển 67%. Miền Trung: Vùng đồng bằng 36%, miền núi 66%, ven biển 69% và Tây nguyên 47%. Miền Nam: Đồng bằng 52%, ven biển 68% [52],[91].

+ Cường độ nhiễm giun móc/mỏ nhìn chung không cao, đa số ở các vùng điều tra, số trứng trung bình/1 gam phân dưới 1000 trứng [52],[91].

+ Sự phân bố tỷ lệ nhiễm giun ở các vùng khác nhau là do điều kiện tự nhiên, điều kiện vệ sinh và canh tác ở từng vùng khác nhau.

+ Nghề nghiệp ảnh hưởng lớn đến nhiễm giun móc/mỏ: Nông dân có tỷ lệ nhiễm cao hơn ngư dân (76% so với 55%) [59]. Vùng người trồng rau màu có tỷ lệ nhiễm cao hơn vùng trồng lúa (69% so với 22%), nông thôn cao hơn thành thị, công nhân mỏ than cao hơn các nghề khác [59].

+ Nhiễm giun móc/mỏ liên quan rõ rệt với tuổi: tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng dần theo tuổi, trẻ em nhiễm thấp hơn người lớn (44% so 64%), do người lớn phải lao động nhiều, tiếp xúc nhiều với phân và đất,...[4].

+ Liên quan với giới tính: tỷ lệ nhiễm ở nữ cao hơn ở nam, nhưng sự khác biệt này chỉ có ở người lớn thuộc độ tuổi lao động, đặc biệt những phụ nữ ở những vùng nông thôn phổ biến dùng phân người tươi trong canh tác có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun cao hơn nam so với các vùng không dùng phân người tươi bón cây trồng [76].

+ Nhiễm giun móc/mỏ thường phối hợp với các loại giun khác (50 - 70%).

+ Tỷ lệ và cường độ tái nhiễm thấp hơn giun đũa và giun tóc. Sau 6 tháng điều trị tỷ lệ tái nhiễm 4,4%. Biến động của bệnh giun vẫn giữ tính chất khu



trú ở từng địa phương, song có xu hướng giảm ở nhiều vùng do thói quen đi giày hoặc dép ngày càng nhiều hơn.

+ Mùa nhiễm: qua xét nghiệm đất tìm ấu trùng giun móc/mỏ vào các tháng trong năm ở miền Bắc thấy tháng 4 và tháng 7 có khả năng nhiễm cao nhất [3].

1.3. Tác hại của giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ đối với cơ thể người

1.3.1. Tác hại của giun đũa

1.3.1.1. Tác hại gây ra do ấu trùng giun đũa

Trong giai đoạn chu du, ấu trùng giun đũa gây tổn thương những cơ quan, tổ chức mà ấu trùng đi qua, biểu hiện rõ ở phổi, gây hội chứng Loeffler. Tại phổi, ấu trùng gây tổn thương phế nang làm chảy máu, đồng thời gây viêm, dị ứng…biểu hiện lâm sàng là ho khan, đau ngực, xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng [157]. Ở Việt Nam, theo Đặng Văn Ấn, Đỗ Dương Thái, Phạm Trí Tuệ đã nghiên cứu hội chứng này bằng thực nghiệm trên người tự nguyện, có nhận định sau [75]:

- Nếu nhiễm ấu trùng giun đũa, hội chứng nhất định sẽ xảy ra từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10.

- Mức độ hội chứng phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân, những người có cơ địa dị ứng thì triệu chứng rầm rộ hơn.

- Thực nghiệm thấy: Thương tổn giống như phế quản phế viêm. Bạch cầu ái toan tăng từ 14-27% [75]. Bệnh nhân ho nhiều, không sốt, điện tâm đồ bình thường. Từ ngày 18 trở đi triệu chứng bắt đầu giảm và sau 22-28 ngày hội chứng mất hoàn toàn [75]. Nguyên nhân của những tổn thương cũng thống nhất như các tài liệu cổ điển là do những tác động cơ học kích thích của ấu trùng giun đũa, mặt khác do tính chất gây độc và dị ứng [3].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022