1.3.1.2 Tác hại gây ra do giun trưởng thành
Giun đũa trưởng thành trực tiếp chiếm chất dinh dưỡng, gây rối loạn chuyển hoá và tác động cơ học gây nên những biến chứng ngoại khoa nguy hiểm. Nghiên cứu trên trẻ em nhiễm giun đũa, với số lượng trung bình 26 giun/em với chế độ ăn hàng ngày từ 35-50g protein, kết quả cho thấy: các em bị mất đi 4g protein/ngày. Trong những trường hợp nhiễm nhiều giun còn gây rối loạn chuyển hoá protein [2],[3],[59]. Trẻ em ở nhóm nhiễm giun gây suy dinh dưỡng là 49%, ở nhóm trẻ không bị nhiễm giun là 32% [2],[72]. Trên những trẻ nhiễm giun đũa sau khi tẩy giun có cân nặng (theo tuổi) và chiều cao (theo tuổi) tăng khá rõ so với nhóm không được điều trị là 0,93 kg và 0,65 cm [3],[59].
Tripathy và cộng sự nghiên cứu trên 12 trẻ em từ 5-10 tuổi bị nhiễm giun đũa, với số lượng trung bình 48 con/em, kết quả cho thấy: 7,2% nitrogen và 13,4% chất mỡ bị mất do giun, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Brown [3],[59].
Sivakumar và Reddy nghiên cứu trên 11 trẻ em thấy 6 em nhiễm giun đũa chỉ hấp thụ được 80% liều vitamin A được uống, 5 em không nhiễm giun hấp thụ được 99% lượng vitamin A. Sau khi tẩy giun cho các em, qua quá trình theo dõi cho thấy khả năng hấp thụ vitamin A tăng lên rõ rệt. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tnumihardjo S.A và cộng sự. Để nghiên cứu khả năng chiếm vitamin A của giun đũa, Mahalanabis tiến hành nghiên cứu trên 28 người nhiễm giun đũa, thấy nồng độ vitamin A trong máu ở mức thấp hơn so với 10 người chứng (không nhiễm giun). Sau đó tẩy giun cho 14 người, theo dõi thấy nồng độ vitamin A trong máu tăng rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của Carrera và cộng sự cho thấy ở những người nhiễm giun đũa khả năng tiêu hoá Lactose bị giảm sút [3],[59]. Nghiên cứu trên những trẻ nhiễm giun đũa, thấy tỷ lệ thiếu máu của những trẻ này là 12,3% - 19,4% [3],[59]. Kết quả nghiên cứu
trên ruột lợn bị nhiễm Ascaris suum dưới kính hiển vi điện tử cho thấy: Có hiện tượng phì đại lớp cơ niêm mạc ruột non, hiện tượng sói mòn nhu mô niêm mạc ruột, có sự xâm nhập của tế bào mastocyte, tế bào bạch cầu ái toan và các tế bào đa sản cho các tổ chức tế bào ruột [3],[59].
- Các tổn thương không xảy ra trên toàn bộ bề mặt niêm mạc ruột, chỉ thấy từng vùng niêm mạc ruột thay đổi, hình thái cao, thấp, phì đại, đặc biệt xuất hiện các điểm như tổn thương niêm mạc ruột [3],[59].
- Tác động cơ học của giun đũa gây ra những biến chứng nguy hiểm thường do sự di chuyển của giun, hoặc do búi giun cuộn vào nhau gây tắc ruột. Sự di chuyển của giun do pH của ruột thay đổi, hoặc do thuốc làm giun bị kích thích, do người bị sốt cao, do ăn các chất kích thích (ớt, tỏi,…).
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiệu Quả Biện Pháp Truyền Thông Và Điều Trị Nhiễm Giun Tại Cộng Đồng Nghiên Cứu
- Xác Định Thực Trạng Và Yếu Tố Nguy Cơ Nhiễm Giun Đũa, Giun Tóc, Giun Móc/mỏ Ở Cộng Đồng Người Ê Đê Tại Hai Xã Thuộc Tỉnh Đắk Lắk.
- Tình Trạng Nhiễm Giun Đũa, Giun Tóc, Giun Móc/mỏ Trên Thế Giới
- Phòng Chống Bệnh Giun Đũa, Giun Tóc Và Giun Móc/mỏ
- Công Tác Phòng Chống Bệnh Giun Và Bảo Vệ Môi Trường Ở Đắk Lắk
- Bản Đồ Hành Chính Của Tỉnh Đắk Lắk (2006) [16]
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Hình 1.5. Hoại tử ruột do giun đũa www.portalesmedicos.com
Theo một số tác giả, hiện tượng di chuyển của giun do nhiều giun hơn là trong trường hợp chỉ có một con giun hoặc có nhiều loại giun [3]. Theo Phan Trinh “Vài suy nghĩ mới về bệnh lý nhiệt đới Việt Nam” cho thấy 100% giun đũa bò ngược dòng xảy ra ở người dân nông thôn và người dân thành thị nghèo. Nguyên do thiếu thức ăn trong ống tiêu hóa.
- Số di chuyển có thể gây ra những biến chứng: giun chui ống mật, viêm ruột thừa, tắc ống tụy [59].
- Trong số 898 trẻ em có biểu hiện ngoại khoa về gan mật: thì có 75,2% giun chui ống mật, 1,2% gây viêm tuỵ. Tổng kết 435 ca tắc ruột tại bệnh viện Việt Đức thấy 5,97% do giun. Đa số trường hợp tắc ruột gặp ở trẻ em < 15 tuổi và có 10,2% tắc ruột gây tử vong; 93,9% áp xe gan dưới 15 tuổi là do giun đũa (BV Việt Đức, 1959 - 1964); 9,7% cấp cứu về gan do giun đũa (BV Việt Đức, 1961 - 1963 trong 1088/1543 ca), 27% sỏi đường mật do giun (BV Việt Tiệp - Hải Phòng); 24,3% viêm ruột thừa do giun đũa [76].
- Trong một cuộc phẫu thuật ở ổ bụng gặp một giun đũa dài 15 cm nằm ở hố chậu phải [3].
1.3.2. Tác hại của giun tóc
Khi ký sinh, giun tóc cắm sâu phần đầu vào niêm mạc ruột (thanh tràng) làm tổn thương và viêm niêm mạc ruột. Nếu người bệnh bị nhiễm nhẹ chỉ thấy đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, táo bón. Theo Đỗ Dương Thái, kiểm tra những người nhiễm giun tóc mức độ 200 trứng/1 gam phân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, mức độ > 500 trứng/1 gam phân mới có những triệu chứng, chứng tỏ có tổn thương cơ thể bệnh học rõ ràng. Những trường hợp trên 20.000 trứng/1 gam phân có hội chứng lỵ nghiêm trọng. Nếu người bệnh bị nhiễm nặng và kéo dài có thể có hiện tượng thiếu máu, hoặc sa trực tràng [3],[59].
Hình 1.6. Sa trực tràng do giun tóc www.telmeds.org
Giun tóc trực tiếp hút máu, đồng thời nơi ký sinh thường thấy hoại tử niêm mạc, rỉ máu. Mỗi ngày một con giun tóc hút 0,005 ml máu [3],[59]. Nghiên cứu ở trẻ em nhiễm giun tóc, Phạm Thảo Hương thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em là 7,7% và Nghiên cứu của Richard.A thấy tỷ lệ thiếu máu 38,3% [59].
1.3.3. Tác hại của giun móc/mỏ
1.3.3.1. Tác hại do ấu trùng giun móc/mỏ
Khi ấu trùng xuyên qua da, tại chỗ có sự tăng tiết men Hyaluronidase gây nên những hiện tượng mẩn đỏ, ngứa. Hiện tượng viêm da, dân gian thường
Hình 1.7. Ấu trùng giun móc/mỏ gây viêm da (http/www aocd.org cutaneous larva migran)
gọi là bệnh "đất ăn chân". Bệnh thường diễn biến từ 3-5 ngày rồi hết, có thể kéo dài đến 2 tuần [3],[59]. Những trường hợp nặng gây viêm da lở loét do
bội nhiễm, triệu chứng này hiếm thấy xảy ra ở những người sống trong vùng dịch tễ của giun móc/mỏ, bệnh thường xảy ra ở những người khách đến từ những vùng không có bệnh giun móc/mỏ [59]. Giai đoạn ấu trùng qua phổi gây nên hội chứng Loeffler nhưng thường nhẹ hơn so với ấu trùng giun đũa, hội chứng này chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi tự khỏi [3].
1.3.3.2. Tác hại do giun trưởng thành
- Thiếu máu
Giun móc/mỏ trưởng thành dùng răng ngoặm vào niêm mạc ruột để hút máu, đồng thời gây chảy máu tại nơi giun bám vào, gây mất một khối lượng máu đáng kể. Như vậy hậu quả nghiêm trọng nhất của giun móc/mỏ là thiếu máu [134],[145],[151]. Thiếu máu do giun móc/mỏ chiếm 30% trong các bệnh thiếu máu nói chung, thiếu máu xảy ra từ từ vì quá trình gây bệnh là tịnh tiến, thuộc loại thiếu máu nhược sắc: hồng cầu nhỏ, hồng cầu không đều [25],[28],[68],[105]. Nếu số lượng giun móc/mỏ trên 50 con, thiếu máu khó hồi phục. Sự mất máu dẫn đến giảm thể tích của hồng cầu, thiếu sắt và gây rối loạn về tuần hoàn.
Nghiên cứu khả năng hút máu của giun móc/mỏ khi ký sinh ở người, kết quả của các tác giả đều thấy Ancylostoma duodenale hút số lượng máu nhiều hơn Necator americanus. Theo Adams và Caberea, A.duodenale hút 0,16 - 0,34 ml máu/1 ngày/1 con; N. americanus hút 0,03 - 0,05 ml máu/1 ngày/1 con [3].
Theo Nishi thực nghiệm với ruột cô lập thấy A.duodenale hút 0,14 - 0,26 ml/24 giờ/1 con. N.americanus hút 0,02 - 0,05 ml/ngày/1 con. Roche có nhận xét lượng máu bị mất có thể thay đổi tùy theo số lượng giun móc/mỏ. Những người mang khoảng 500 giun móc/mỏ, mỗi ngày có thể mất từ 40 - 80 ml máu. Lượng máu mất này là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu của người bệnh [59]. Giun móc/mỏ còn tiết chất độc vào cơ thể người. Những nghiên cứu về chất độc của giun móc/mỏ, khi chiết xuất chất độc này tiêm cho chuột lang hoặc súc vật thí nghiệm sẽ bị nhiễm độc trường diễn dẫn
tới hiện tượng gầy sút, thiếu máu và chết sau 2-3 tuần lễ (Deschiens và Poirier 1948). Như vậy chất độc của giun móc/mỏ gây hiện tượng tan huyết trong thực nghiệm (Loeb và Smith, Alessandrini). Alessandrini cũng đã chứng minh được những tuyến ở đầu của giun móc/mỏ chủ yếu tiết ra các chất làm tan huyết. Những chất độc tiết ra bởi giun móc/mỏ còn có khả năng làm huỷ hoại và thoái hoá những thức ăn thuộc protit, lipit [59].
- Thiếu máu do giun móc/mỏ, không những làm giảm hemoglobin, giảm sắt, mà còn giảm protein, giảm vitamin A, B1, B2, C. Kết quả nghiên cứu bằng đồng vị phóng xạ cho thấy: những bệnh nhân nhiễm giun móc/mỏ vừa có hiện tượng giảm protein, vừa mất máu và vừa có rối loạn hấp thu [3].
Như vậy, thiếu máu trong bệnh giun móc/mỏ do 3 nguyên nhân:
+ Do giun móc/mỏ hút máu, trung bình giun móc/mỏ sử dụng 0,2 ml máu/ngày/con.
+ Do giun móc/mỏ tiết ra chất độc ức chế cơ quan tạo huyết.
+ Do giun móc/mỏ tiết chất đông máu, chính vì vậy tại nơi giun móc/mỏ hút máu vẫn tiếp tục chảy máu sau khi giun móc/mỏ rời bỏ sang vị trí khác. Nếu cường độ nhiễm 2000 trứng/1 gam phân tương đương với 80 giun, lượng sắt mất đi ở ruột và phân là 1,3 mg đối với N. americanus và 2,7 mg đối với
A. duodenale [3],[125].
Ở một số nước như Nigeria, nơi có chế độ ăn với lượng sắt đưa vào cơ thể cao (21 - 30 mg/ngày) [59], nếu chỉ bị nhiễm giun móc/mỏ đơn thuần với số lượng ít, sẽ không có biểu hiện của việc thiếu sắt. Ngược lại tình hình này sẽ nghiêm trọng hơn nếu không có lượng sắt bù qua thức ăn [124],[134]. Ở một số nước chậm phát triển người ta chỉ ăn một lượng nhỏ về thịt, cá,… thậm chí dân nghèo hầu như không có đạm động vật hàng tháng, chế độ ăn chỉ có rau quả, ngũ cốc, thì khả năng cung cấp chỉ khoảng 5-10 mg sắt mỗi ngày, với lượng đó chỉ đáp ứng nhu cầu sắt cho sinh lý bình thường. Người bị nhiễm giun móc/mỏ có thể hồi phục thiếu máu nhanh hay chậm phụ thuộc
vào: loại giun móc/mỏ, số lượng giun, thời gian nhiễm bệnh, lượng dự trữ sắt của cơ thể, chế độ sắt qua thức ăn đưa vào, sự hấp thu và nhu cầu sinh lý.
Theo nghiên cứu của Stolt Zjus R.J. trong số những bệnh nhân thiếu máu do giun móc/mỏ thì có 73% thiếu máu nặng và ông cho rằng: điều trị giun móc/mỏ là cần thiết để khống chế thiếu máu ở học sinh, nơi có dịch tễ giun móc/mỏ nên điều trị tẩy giun kết hợp với uống viên thuốc sắt [59].
Hoàng Bội Hoàn xét nghiệm 22 người bị bệnh giun móc/mỏ thấy: 3 người có hồng cầu > 2 triệu, 16 người hồng cầu < 2 triệu, 3 người hồng cầu < 1 triệu (từ 700.000 - 800.000). Theo tác giả, hai triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh nhân nhiễm giun móc/mỏ là mạch nhanh, khám tim có tiếng thổi tâm thu ở ổ van động mạch phổi [75]. Trẻ em 6-15 tuổi có nhiễm giun móc/mỏ, tỷ lệ thiếu máu là 50% so với trẻ không nhiễm giun là 4,4%. Phụ nữ trên 14 tuổi có nhiễm giun móc/mỏ, tỷ lệ thiếu máu là 63% so với người không nhiễm giun móc/mỏ là 31%. Ở phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú: nếu bị nhiễm giun móc/mỏ, tỷ lệ huyết sắc tố giảm rõ rệt (chiếm 48% và 43%) so với không bị nhiễm giun móc/mỏ (chỉ có 18,8% và 17,9%) [59].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề [28] trên 478 người bị nhiễm giun móc/mỏ (tuổi 1-70) thấy: hồng cầu giảm 74,6%; Hematocrit giảm 3,4%, sắt huyết thanh giảm 12,3%; bạch cầu ái toan tăng 76,1% và tỷ lệ Hemoglobin (Hb) giảm ở người nhiễm giun nhẹ là 51,3%, Hb trung bình là 9,7 g/dl, ở người nhiễm giun móc/mỏ nặng là 91% và Hb trung bình là 8,8 g/dl.
1.4. Điều trị bệnh giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ
1.4.1. Điều trị đặc hiệu
- Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị thuốc tẩy giun đặc hiệu phải kết hợp cải tạo môi trường để tránh tái nhiễm và giảm dần tỷ lệ mắc bệnh giun [123],[135].
+ Sử dụng thuốc tẩy giun đúng thời gian (6 tháng/lần), đúng liều lượng nhằm tẩy được giun và an toàn cho sức khỏe và chống tái nhiễm.
+ Trong khi chọn thuốc tẩy giun, phải ưu tiên thuốc ít độc, giá thành rẻ, có tác dụng với nhiều loài giun đường ruột và thuốc có thể sản xuất trong nước nhưng phải đảm bảo hiệu quả.
- Các thuốc điều trị đặc hiệu bệnh giun truyền qua đất
Nhóm benzimidazol: Tiêu biểu trong điều trị nhiễm giun truyền qua đất của nhóm này là Mebendazol và Albendazol [2],[91], [92].
+ Mebendazol (Vermox, Fugacar, Permax): là thuốc ở dạng viên nén (100mg hoặc 500mg), viên nén vị ngọt trái cây (500mg) và xirô 20mg/ml (lọ 30ml). Liều dùng: 500mg, liều duy nhất hoặc 200mg/ngày, uống trong 3 ngày cho người lớn và trẻ em trên 24 tháng; không dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mebendazol rất hiệu quả với giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ, đặc biệt là có giá trị trong điều trị nhiễm giun phối hợp và hiệu quả hơn Albendazol trong điều trị giun tóc. Theo Philip J.C. (2006), tỷ lệ sạch trứng giun móc/mỏ 70,0 - 95,0% khi sử dụng liều 100mg/ 1 ngày trong 3 ngày [131],[132],[146]. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Lương Văn Định, Nguyễn Võ Hinh (2005), cho thấy hiệu lực của mebendazol đối với giun đũa là 99,81%, giun tóc là 89,84% và giun móc/mỏ là 90,48% [37]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hòa (2004), hiệu quả điều trị của mebendazol đối với giun đũa 87,5%, giun tóc 51,0% và giun móc/mỏ 70,2% [40].
+ Albendazol (Zentel, Alzental): thuốc dạng viên nén 200mg hoặc 400mg và hỗn dịch 2% lọ 20ml, 4% lọ 10ml hay 50ml, liều dùng 400mg liều duy nhất. Trong trường hợp nhiễm nặng có thể dùng liều 400mg/1viên/ ngày trong 2 - 3 ngày cho người lớn và trẻ em trên 24 tháng, không nên dùng cho phụ nữ có thai. Albendazol không tan trong nước, hấp thu kém và có tác dụng tốt với giun đường tiêu hóa [119],[131],[132],[143],[144].