Đánh Giá Hiệu Quả Biện Pháp Truyền Thông Và Điều Trị Nhiễm Giun Tại Cộng Đồng Nghiên Cứu

2.3. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông và điều trị nhiễm giun tại cộng đồng nghiên cứu

2.3.1. Hiệu quả dùng thuốc mebendazol điều trị các loại giun

Bảng 2.10. Tỷ lệ sạch trứng, giảm trứng giun đũa, giun móc/mỏ sau điều trị 21 ngày bằng thuốc mebendazol 500 mg liều duy nhất (n=216) ở xã Hòa Xuân


Loài giun

Số người theo dõi

Số người sạch

trứng

(%)

sạch

trứng (a)

Cường độ nhiễm trước

ĐT

Cường độ nhiễm

sau ĐT

(%)

giảm

trứng (b)

G.đũa (1)

216

193

89,4

332,68

15,60

95,3

G.móc/mỏ (2)

216

164

75,9

29,38

6,12

79,2


p(1a,2a) <0,05

p(1b,2b) <0,05


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 3

Sau khi chọn ngẫu nhiên ra được 216 người nhiễm giun đũa và 216 người nhiễm giun móc/mỏ (không phân biệt nam giới hay nữ giới; không phân biệt trẻ em hay người lớn) trong xét nghiệm phân đợt I tại xã Hòa Xuân và đã uống thuốc mebendazol 500mg, theo dõi sau 21 ngày điều trị cho thấy: giun đũa có tỷ lệ sạch trứng 89,4%, giảm trứng là 95,3%. Đối với giun móc/mỏ, tỷ lệ sạch trứng 75,9% và giảm trứng là 79,2%.

Bảng 2.11. Tỷ lệ tái nhiễm giun đũa, giun móc/mỏ sau 2 tháng và 4 tháng điều trị ở xã Hòa Xuân


Loài giun

Số mẫu theo dõi (n)

2 tháng

sau điều trị (1)

4 tháng

Sau điều trị (2)

Số mẫu

(+)

% tái

nhiễm

Số mẫu

(+)

% tái

nhiễm

G. đũa (a)

193

23

11,9

82

42,5

G.móc/mỏ (b)

164

34

20,7

53

32,3

P (1a,2a) < 0,001 (gấp 3,6 lần) p (1b,2b) > 0,05 (gấp 1,6 lần)

Tỷ lệ tái nhiễm giun đũa ở thời điểm sau 2 tháng điều trị 11,9% và sau 4 tháng điều trị 42,5%. Tỷ lệ tái nhiễm giun móc/mỏ sau 2 tháng là 20,7% và 4 tháng là 32,3%.

Bảng 2.12. Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ sau can thiệp 3 đợt điều trị bằng mebendazol liều duy nhất (n=3251)


Địa điểm


Thời gian NC


Số mẫu XN

Giun đũa

Giun tóc

Giun móc/mỏ

%

nhiễm

Hiệu can

thiệp

%

nhiễm

Hiệu can

thiệp

%

nhiễm

Hiệu can

thiệp

Hòa Xuân

Trước CT

1745

59,8


2,1


36,1


(CT)

Sau CT

1700

26,6

55,5

0,9

57,1

21,5

40,4

Ea Tiêu

Lần 1

1506

53,7


1,3


38,4


(chứng)

Lần 2

1486

51,9

3,4

1,2

7,7

39,1

-1.8

Hiệu quả thực tế

52,1

49,4

42,2

Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ giảm sau can thiệp bằng điều trị mebendazol 500mg. Đối với giun đũa tỷ lệ từ 59,8% giảm xuống 26,6%; hiệu quả 52,1%. Đối với giun tóc tỷ lệ từ 2,1% giảm xuống 0,9%, hiệu quả 49,4%. Đối với giun móc/mỏ tỷ lệ từ 36,1% giảm xuống 21,5%; hiệu quả đạt 42,2%.

Bảng 2.13. Hiệu quả giảm cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ sau điều trị 3 đợt bằng mebendazol


Địa điểm NC

Thời gian nghiên cứu


N

Giun đũa

Giun tóc

Giun móc/mỏ (c)

Cường độ

nhiễm

Hiệu

quả CT

Cường độ

nhiễm

Hiệu

quả CT

Cường độ

nhiễm

Hiệu

quả CT

Hòa Xuân (CT)

Trước CT

1745

332,68


0,87


29,38


Sau

CT

1700

25,81

92,24

0,45

48,28

23,34

20,56

Ea Tiêu

(chứng)

Lần 1

1506

363,85


0,66


30,29


Lần 2

1486

359,12

1,30

0,68

(-3,03)

31,68

(-4,59)

Hiệu quả thực tế

90,94%

51,31%

25,15%

Sau 3 đợt điều trị bằng mebendazol 500mg/viên, cường độ nhiễm trứng giun đũa giảm, đạt hiệu quả 90,94%, cường độ nhiễm trứng giun tóc giảm, đạt hiệu quả 51,31% và giun móc/mỏ giảm, đạt hiệu quả 25,15%.


2.3.2. Hiệu quả can thiệp về truyền thông giáo dục sức khỏe

Bảng 2.14. Hiệu quả can thiệp nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về tác dụng của nhà tiêu tại xã Hòa Xuân so với xã Ea tiêu (n=984)


Chỉ số

Xã can thiệp

(Hòa Xuân)

Xã chứng

(Ea Tiêu)


Hiệu quả CT


P

Trước

CT

Sau CT

Lần 1

Lần 2

Số hộ điều tra

524

524

460

460


Có NT- HVS)

17,2%

28,1%

19,3%

20,7%


56,6


<0,05

-90

-147

-89

-95


NT đào nông

74,2%

68,3%

70,4%

70,2%


7,7


>0,05

-389

-358

-324

-323


NT dội nước

2,3%

4,2%

2,2%

2,6%


63,3


>0,05

-12

-22

-10

-12


NT đào thông hơi

14,9%

23,9%

17,2%

18%


55,2


<0,05

-78

-125

-79

-83


Không có NT

8,6%

3,6%

10,2%

9,1%


47,1


<0,05

-45

-19

-47

-42


Trước khi nghiên cứu: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại hai xã có tỷ lệ rất thấp và không có sự khác biệt với p>0,05. Sau 2 năm nghiên cứu: Số nhà tiêu hợp vệ sinh ở xã Hòa Xuân sau can thiệp tăng khá rõ rệt là tăng 57 cái; nhà tiêu dội nước tăng 10 cái; nhà tiêu đào thông hơi tăng 47 cái, nhà tiêu đào nông giảm 31 cái; số hộ không có nhà tiêu giảm 26 hộ


Tỷ lệ (%) Hòa Xuân Ea Tiêu % Khác biệt

100

90

80

70

60

50

40

30

20


48,1


36,3


78,3


47,7


32,6

89,8


66,9


48,9


76,2


21,7

18,3

10 9,7

0

26,2 25,4


4,8

Qua da Thức ăn nhiễm bẩn

Uống nước lã Tay bẩn Không biết


Hình 2.7. Biểu đồ biểu diễn hiệu quả TT - GDSK về nâng cao kiến thức của người dân xã Hòa Xuân biết đúng về đường lây bệnh giun sau can thiệp


Trước khi nghiên cứu: kiến thức của người dân biết đúng đường lây truyền bệnh giun tại 2 xã nghiên cứu không có sự khác biệt, với p>0,05. Hiệu quả sau 2 năm TT - GDSK thực hiện ở xã Hòa Xuân đã có chuyển biến đáng kể so với xã Ea Tiêu, Hiệu quả thực tế về tỷ lệ khác biệt qua đường lây qua da 36,3%; tỷ lệ khác biệt qua thức ăn bẩn 47,7%, tỷ lệ khác biệt qua uống nước lã là 66,9%; qua tay bẩn tỷ lệ khác biệt 48,9% và không biết đã giảm 18,3%.


Tỷ lệ (%) 100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Hòa Xuân

Ea Tiêu

% khác biệt

89,5

23,7

30,8

28,7

20,9

25,8

Thiếu máu Gầy yếu Gây tác ruột Đau bụng Không biết

78,2

63,5

43,6

48,5

39,1

6,5

20,2

20,7

6,7

Hình 2.8. Biểu đồ biểu diễn hiệu quả TT-GDSK nâng cao kiến thức của người dân biết đúng tác hại của bệnh giun sau can thiệp ở xã Hòa Xuân.


Sau 2 năm TT-GDSK đã nâng cao kiến thức của người dân xã Hòa Xuân so với xã Ea Tiêu như: Biết đúng tác hại của giun có thể gây thiếu máu (63,5% so với 23,7%); biết đúng khi nhiễm giun cơ thể sẽ bị gầy yếu (78,2% so với 20,9%); biết nguyên nhân đau bụng do giun (89,5% so với 28,7%) và tỷ lệ không biết đúng bất kỳ một tác hại đã giảm đáng kể (6,7% so với 25,8%).


Tỷ lệ (%) Hòa Xuân Ea Tiêu % khác biệt 120


100


80


60


40


20


0

98,1

85,8


64,1

49,8


39,3 26,3


39,1


29,7


6,8


85,5


62,6


19,7

Dùng BHLĐ Bắt trẻ đi giày hoặc

dép

Tẩy giun định kỳ Rửa tay trước khi ăn,

sau đi đại tiện


Hình 2.9. Biểu đồ biểu diễn hiệu quả nâng cao thực hành đúng về phòng chống bệnh giun của người dân xã Hòa Xuân sau can thiệp

Sau 2 năm thực hiện triển khai TT-GDSK cho thấy thực hành của người dân xã Hòa Xuân về phòng chống bệnh giun đã từng bước chuyển biến đáng kể so với xã chứng (Ea Tiêu), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê thể hiện qua các chỉ số sau: Dùng bảo hộ lao động ở xã Hòa Xuân cao hơn xã Ea Tiêu (85,8% so với 49,8%) với p<0,001. Cha mẹ đã yêu cầu trẻ con phải đi giày dép (98,1% so với 64,1%) với p<0,001. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện tại xã Hòa Xuân có cao hơn xã Ea Tiêu (85,5% so với 62,6%) với p<0,001. Mua thuốc tẩy giun cho bản thân và thành viên gia đình (39,1% so với 29,7%), có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai xã, với p<0,05.

KẾT LUẬN


1. Thực trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm giun ở cộng đồng người Ê đê xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu

1.1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ

Sau khi xét nghiệm 3.251 mẫu phân người dân Ê đê tại xã Ea Tiêu và Hòa Xuân bằng phương pháp Kato-Katz cho biết:

Tỷ lệ nhiễm giun chung khá cao 75,1%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất là 57%, kế tiếp là giun móc/mỏ 37,2%, thấp nhất là giun tóc 1,7%, không có sự khác biệt giữa hai xã cũng như tỷ lệ nhiễm giun giữa nam và nữ.

Nhóm 2-5 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất 73,0% và nhóm >18 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao nhất 46,7%.

1.2. Cường độ nhiễm giun tại hại xã (số trứng trung bình/ 1 gram phân)

Cường độ nhiễm trứng giun trung bình/gram phân của ba loại giun ở hai xã thuộc mức độ nhiễm nhẹ.

1.3. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun và cường độ nhiễm giun.

1.3.1. Một số thói quen của người dân tộc Ê đê liên quan đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun: Người dân có thói quen uống nước lã thường xuyên có nguy cơ nhiễm giun đũa hoặc giun tóc cao hơn những người khác (p<0,05). Người dân không rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện có nguy cơ nhiễm giun đũa hoặc giun tóc cao hơn những người khác với (p<0,05). Người dân không tẩy giun định kỳ có nguy cơ nhiễm giun đũa cao hơn những người khác với một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Người dân không dùng bảo hộ lao động có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn những người khác với (p<0,05). Người dân không đi giầy hoặc dép trong lao động có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn những người khác với (p<0,05). Người dân không dùng nhà tiêu hợp vệ sinh có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn những người khác với (p<0,05).

1.3.2. Không tẩy giun định kỳ

Nhóm người không uống thuốc tẩy giun định kỳ có nguy cơ nhiễm giun đũa gấp 3,33 lần so với nhóm người có uống thuốc tẩy định kỳ.

2. Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe, điều trị giun bằng

mebendazol liều duy nhất 500mg tại địa điểm nghiên cứu

2.1. Hiệu quả điều trị giun bằng mebendazol

Sau 21 ngày điều trị cho thấy: giun đũa tỷ lệ sạch trứng 89,4% và tỷ lệ giảm trứng là 95,3%. Đối với giun móc/mỏ, tỷ lệ sạch trứng 75,9% và tỷ lệ giảm trứng là 79,2%.

Thực trạng tái nhiễm sau 2 tháng điều trị đối với giun đũa tỷ lệ tái nhiễm là 11,9% và 4 tháng tăng lên 42,5%. Đối với giun móc/mỏ tái nhiễm sau 2 tháng là 20,7% và 4 tháng tăng lên 32,3%.

Sau điều trị 3 đợt bằng mebendazol 500mg liều duy nhất đối với giun đũa đạt hiệu quả tỷ lệ sạch trứng 52,1% và giảm trứng 90,94%. Đối với giun móc/mỏ hiệu quả tỷ lệ sạch trứng là 42,2% và giảm trứng 25,15%.

2.2. Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe

2.2.1. Tỷ lệ hộ sử dụng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh tăng và giảm các nhà tiêu không hợp vệ sinh sau 2 năm truyền thông giáo dục sức khỏe

Số nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên tăng 57 cái; nhà tiêu dội nước tăng tăng 10 cái; nhà tiêu đào thông hơi tăng 47 cái; nhà tiêu đào nông giảm 31 cái và số hộ không có nhà tiêu giảm 26 hộ.

2.2.2. Thay đổi về nhận thức của người dân Ê đê tại xã Hòa Xuân sau 2 năm truyền thông giáo dục sức khỏe

Tỷ lệ người dân Ê đê đã nhận thức đúng về đường lây qua da từ 8,6% tăng lên 48,1%; qua đường ăn từ 25,2% tăng lên 78,3% và tỷ lệ không biết từ 26,3% giảm xuống còn 4,8%. Tỷ lệ nhận thức đúng của người dân Ê đê về tác hại do giun gây thiếu máu từ 16,6% tăng lên 63,5%; gây gầy yếu từ 25,2% tăng lên 78,2%; gây đau bụng từ 64,9% tăng lên 89,5%; tỷ lệ không biết đúng từ 33,6% giảm xuống còn 6,7%.

2.2.3. Sự thay đổi hành vi của người dân Ê đê tại xã Hòa Xuân sau 2 năm truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống nhiễm giun

Dùng bảo hộ lao động khi làm vườn, rẫy từ 26,9% tăng lên 85,8%, có sự khác biệt thực tế 39,3%. Trẻ em đi giày hoặc dép có tỷ lệ từ 64,9% tăng lên 98,1%, có sự khác biệt thực tế 26,3%. Tẩy giun định kỳ cho các thành viên trong gia đình từ 23,7% tăng lên 39,1%, có sự khác biệt thực tế 6,8%. Rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện từ 22,1% tăng lên đến 85,5%, có sự khác biệt thực tế 19,7%.


KIẾN NGHỊ


Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra các kiến nghị sau:

1. Duy trì triển khai thực hiện tốt uống thuốc tẩy giun 6 tháng/ lần, ưu tiên cho đối tượng trẻ em tuổi từ 2 đến 11 tuổi và miễn phí.

2. Hướng dẫn và vận động xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh (nhà tiêu đào có ống thông hơi), thuyết phục người dân buôn làng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và xử lý phân đúng qui cách; thông qua truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp vì dân trí còn thấp.

3. Để TT-GDSK cho đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả cần dựa vào phong tục, tập quán để xây dựng nội dung phù hợp như tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe phải là song ngữ tiếng dân tộc Ê đê và tiếng Kinh, nội dung ngắn, có hình ảnh sinh động, cụ thể và dễ hiểu và củng cố và duy trì đào tạo cán bộ y tế thôn buôn.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí