Chi Tiêu Của Khách Du Lịch Quốc Tế Đến/ Nội Địa Năm …


cầu về sử dụng sản phẩm ở trong nước. Trong khi đó, chi tiêu của khách quốc tế đến phản ánh nhu cầu sử dụng sản phẩm trong nước của khách du lịch quốc tế đến. Nói cách khác, chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến phản ánh nhu cầu xuất khẩu trực tiếp sản phẩm trong nước thông qua chi tiêu của khách du lịch nước ngoài.

(3) Chi tiêu của khách du lịch trong nước gồm chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch nội địa phản ánh tổng chi tiêu cho nhu cầu sử dụng sản phẩm trong nước của khách du lịch. Những sản phẩm trong nước này được sản xuất theo định mức kỹ thuật biểu hiện trong Bảng I-O, mô hình sử dụng đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.

2.2.2. Xác định nguồn thông tin từ Bảng I-O

Để thực hiện tính toán đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế cần có Bảng I-O và xác định một số thông tin từ kết quả điều tra lập Bảng I-O.

Thông thường, Bảng I-O của năm gần nhất với năm nghiên cứu được sử dụng để xác định các định mức kỹ thuật thể hiện mối quan hệ liên ngành của nền kinh tế. Các định mức kỹ thuật trong Bảng I-O được sử dụng trong vòng 5 năm nếu không có thay đổi đột biến về công nghệ sản xuất hoặc những thay đổi lớn về quy trình sản xuất của các ngành kinh tế.

Bảng I-O được sử dụng theo giá cơ bản và ở dạng không cạnh tranh, tức là Bảng I- O theo giá cơ bản và không bao gồm phần nhập khẩu (cho tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng). Thông thường người ta chuyển Bảng I-O cạnh tranh sang dạng phi cạnh tranh để ứng dụng vào mô hình nghiên cứu. Lý luận và cách ước tính Bảng I-O phi cạnh tranh và ma trận hệ số IO phi cạnh tranh đã được giới thiệu trong mục 2.1.3.1 của Chương 2. Phần dưới đây trình bày phương pháp xây dựng ma trận hệ số IO phi cạnh tranh dựa trên thông tin từ Bảng I-O và các công thức tính toán do tác giả đề xuất.

Bảng I-O giá cơ bản dạng cạnh tranh được chuyển sang dạng phi cạnh tranh như sau:

Bảng I-O phi cạnh tranh = Bảng I-O cạnh tranh - Ma trận nhập khẩu

Trong đó, xác định hệ số Bảng I-O phi cạnh tranh như sau:


Ma trận tiêu dùng trung gian phi cạnh tranh

Ma trận tiêu dùng

=

trung gian cạnh tranh

Ma trận nhập khẩu cho

-

tiêu dùng trung gian

Như vậy để xây dựng được ma trận tiêu dùng trung gian phi cạnh tranh cần xác định được ma trận nhập khẩu cho tiêu dùng trung gian. Cách sử dụng Bảng I-O cạnh tranh để ước lượng ma trận tiêu dùng trung gian phi cạnh tranh như sau:


- Ước lượng hệ số nhập khẩu

Để ước lượng ma trận tiêu dùng trung gian phi cạnh tranh cần có ma trận nhập khẩu. Tuy nhiên không dễ dàng có thể lập được ma trận nhập khẩu một cách trực tiếp nên ma trận nhập khẩu được xây dựng thông qua hệ số nhập khẩu và giả định toán học. Hệ số này được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu sản phẩm i và tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm i theo công thức dưới đây:

Giá trị nhập khẩu sản phẩm i

Hệ số nhập khẩu của

sản phẩm i =


Tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước

đối với sản phẩm i


Trong đó: Tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước, gồm: Tiêu dùng trung gian, tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản.

Để tính toán hệ số nhập khẩu theo cách tiếp cận như trên cần thống nhất một giả định. Đó là hàng nhập khẩu không được tính trực tiếp cho xuất khẩu nếu không qua chế biến. Giả định này không trái với quy định về thống kê xuất, nhập khẩu đối với hàng tạm nhập, tái xuất. Trên thực tế, có một số trường hợp cá biệt trái với giả định, ví dụ khách đến du lịch trên đất Việt Nam nhưng vẫn mua hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ nước khác.

- Xây dựng ma trận hệ số nhập khẩu

Tiếp theo, thành lập ma trận đường chéo hệ số nhập khẩu với các phần tử trên

đường chéo của nó là các hệ số nhập khẩu của các sản phẩm.

- Tính ma trận nhập khẩu cho tiêu dùng trung gian

Ma trận nhập khẩu cho tiêu dùng trung gian được ước lượng như sau:


Ma trận nhập khẩu cho

=

tiêu dùng trung gian

Ma trận

X

hệ số nhập khẩu

Ma trận chi phí trung gian


Ma trận tiêu dùng trung gian phi cạnh tranh

Ma trận tiêu dùng

= -

trung gian cạnh tranh

Ma trận nhập khẩu cho tiêu dùng trung gian

Từ đó, hệ số chi phí trực tiếp của Bảng I-O phi cạnh tranh (Ad) được xác định

bằng tỷ lệ giữa IC phi cạnh tranh và GO theo các ngành tương ứng:


Ma trận hệ số chi phí trực

=

tiếp phi cạnh tranh

Ma trận IC phi cạnh tranh GO tương ứng


(2.9)


Trong đó: IC và GO không bao gồm giá trị nhập khẩu làm đầu vào cho sản xuất.

Bảng I-O theo giá cơ bản dạng phi canh tranh cần được gộp danh mục ngành sản phẩm theo danh mục các khoản chi tiêu của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa để đảm bảo tính tương thích của mô hình phù hợp về phân tổ ngành của Bảng I-O với phân tổ ngành sản phẩm chi tiêu của khách du lịch là các thông tin đầu vào sử dụng trong mô hình nghiên cứu.

- Danh mục ngành sản phẩm trong Bảng I-O sử dụng trong nghiên cứu được xác định theo danh mục các khoản chi của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa từ kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch.

- Tỷ lệ phí lưu thông (gồm phí vận tải và thương mại) và tỷ lệ thuế sản phẩm so với tổng giá trị sản phẩm theo nhóm ngành sản phẩm được xác định để tính toán phí thương nghiệp, phí vận tải và thuế sản phẩm từ chi tiêu của khách du lịch. Từ đó, tính chuyển chi tiêu của khách du lịch giá sử dụng về giá cơ bản theo từng nhóm ngành đã phân tổ phục vụ tính toán tác động tổng hợp của du lịch đến VA, GDP.

2.2.3. Xác định nguồn thông tin có liên quan khác

Ngoài các thông tin từ Bảng I-O, tác giả luận án xác định một số thông tin khác phục vụ so sánh, đánh giá và xây dựng các hệ số áp dụng cho năm nghiên cứu.

- Số liệu tuyệt đối về các chỉ tiêu GDP, VA cả nước theo giá hiện hành của năm nghiên cứu phục vụ cho việc lượng hóa tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến GO, VA và GDP.

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp và tỷ lệ thuế sản phẩm của năm nghiên cứu được gộp theo nhóm sản phẩm tiêu dùng. Chỉ tiêu này xác định cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế, phục vụ ước tính tác động tổng hợp của du lịch đến GDP của toàn bộ nền kinh tế.

- Thông tin về lao động chia theo các ngành đã phân tổ của năm nghiên cứu để

tính véc tơ hệ số lao động phục vụ ước lượng số lao động trong ngành du lịch.

Tất cả các thông tin nói trên đều được Tổng cục Thống kê tính toán, công bố hàng năm hoặc 5 năm một lần.

2.3. Các bước tính toán số liệu đánh giá tác động tổng hợp của du lịch tới tăng trưởng kinh tế

Căn cứ vào phương pháp luận đã trình bày trong tiểu mục 2.1.3 và nguồn thông tin được xác định nói trên, tính toán đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đối với tăng trưởng kinh tế thực hiện cho từng loại chi tiêu của khách


du lịch theo 6 bước với công thức tính toán được đề xuất dưới đây:

Bước 1. Xác định chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa

(1) Chi tiêu của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa theo giá sử dụng được tính toán từ chi tiêu bình quân một lượt khách và tổng số lượt khách du lịch, theo công thức 2.10 như sau:

Công thức:


Tổng chi tiêu của

khách du lịch quốc tế =

đến/nội địa

Chi tiêu bình quân 1 lượt một khách du lịch quốc tế đến/nội địa

Tổng số lượt

X khách du lịch quốc

tế đến/nội địa


(2.10)

(Chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến thường tính bằng USD, cần chuyển đổi sang đồng Việt Nam với tỷ giá bình quân liên ngân hàng của năm nghiên cứu).

Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế đến hoặc khách du lịch nội địa được tính riêng cho khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày và chi tiết theo các khoản chi. Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến hoặc du lịch nội địa theo giá sử dụng được trình bày tại cột 3 trong bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến/ nội địa năm …

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ


Các khoản chi tiêu

Khách nghỉ qua đêm

Khách đi trong ngày


Tổng số

A

1

2

3

Tổng chi Khoản chi … Khoản chi …

Khoản chi …




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - 10

Nguồn: Tổng cục Du lịch (2011)

Các khoản chi của khách du lịch ở đây tương ứng với nhóm sản phẩm du lịch

được lựa chọn.

(2) Căn cứ vào danh mục các khoản chi của khách du lịch, xác định danh mục


các sản phẩm du lịch thống nhất với danh mục ngành của Bảng I-O đã lựa chọn để sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Sau đó gán giá trị khoản chi tiêu của khách du lịch cho nhóm ngành sản phẩm tương ứng.

(3) Tính chuyển chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa từ giá sử dụng về giá cơ bản. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa được tính từ kết quả điều tra theo giá sử dụng. Trong khi đó, các chỉ tiêu trong Bảng I-O sử dụng trong nghiên cứu thường tính theo giá cơ bản, tức là không bao gồm phí thương nghiệp, phí vận tải và thuế sản phẩm. Để tính chuyển chi tiêu của khách du lịch về giá cơ bản cần bóc tách phí thương nghiệp, phí vận tải và thuế sản phẩm. Cách tính chuyển như sau:

- Trước hết, tách khoản chi mua hàng hóa là sản phẩm vật chất của khách du lịch thành ba phần phí thương nghiệp, phí vận tải và giá trị thật của sản phẩm. Mua hàng được hiểu là những sản phẩm vật chất mà khách du lịch mua để sử dụng hoặc mang đi trong quá trình đi du lịch. Do đó, trong giá trị mua hàng ngoài giá trị của hàng hóa còn bao gồm cả phí thương nghiệp và vận tải. Lưu ý, việc tách phí thương nghiệp, vận tải khỏi giá trị hàng hóa chỉ ước lượng cho mua sắm hàng hóa là sản phẩm vật chất. Đối với các hàng hóa là sản phẩm dịch vụ không có phí thương nghiệp và vận tải do quá trình sản xuất và tiêu thụ gắn liền với nhau. Tỷ lệ phí thương nghiệp, vận tải được sử dụng để tách hai loại phí này khỏi giá trị hàng hóa là sản phẩm vật chất đã được khách du lịch mua.

- Sau đó tính thuế sản phẩm từ giá trị sản phẩm mua sắm và tỷ lệ thuế sản phẩm theo nhóm ngành. Tách thuế sản phẩm vừa ước lượng ra khỏi chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa sẽ tính được chi tiêu của khách du lịch theo giá cơ bản.

Tỷ lệ phí thương nghiệp, vận tải và tỷ lệ thuế sản phẩm theo nhóm ngành được tính toán từ kết quả điều tra lập Bảng I-O.

Bước 2. Tổng hợp và xử lý Bảng I-O

(1) Gộp ngành của Bảng I-O và các thông tin khác theo phân ngành sản phẩm chi tiêu khách du lịch.

Thông thường, phân ngành của Bảng I-O chi tiết hơn nhiều so với các ngành tương ứng với các khoản chi tiêu của khách du lịch. Để đảm bảo thống nhất phân tổ theo ngành, trước hết cần gộp Bảng I-O theo danh mục sản phẩm chi tiêu của khách du lịch đã được xác định ở bước 1.


Các nguồn thông tin khác: GO, VA, thu nhập của người lao động và lao động trong nền kinh tế của năm nghiên cứu cũng được gộp thống nhất với danh mục ngành đã lựa chọn.

(2) Xác định các véc tơ hệ số VA, thu nhập của người lao động và lao động so với GO từ Bảng I-O theo nhóm ngành đã lựa chọn.

Xác định tỷ lệ thuế sản phẩm so với VA theo giá hiện hành của năm nghiên cứu như sau:

Tỷ lệ thuế sản phẩm

so với VA của năm nghiên cứu

Tổng thuế sản phẩm

= giá hiện hành của : năm nghiên cứu


VA giá hiện hành

(2.11)

của năm nghiên cứu

(3) Tính ma trận hệ số chi phí trực tiếp không bao gồm sản phẩm nhập khẩu (Ad), ma trận (I-Ad) sau đó là ma trận nghịch đảo (I-Ad)-1 từ Bảng I-O đã gộp.

Tính ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng không cạnh tranh Ad theo phương pháp đã trình bày chi tiết ở mục 2.2.2 của Chương 2. Trước hết tính toán véc tơ hệ số nhập khẩu từ giá trị nhập khẩu so với nhu cầu sử dụng trong nước cho sản xuất và cho tiêu dùng cuối cùng. Sau đó ước tính ma trận nhập khẩu để tính toán ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng phi cạnh tranh (không bao gồm phần nhập khẩu). Từ đó, tính toán ma trận hệ số gián tiếp, hệ số toàn phần. Hệ số tác động gián tiếp dạng phi cạnh tranh được tính toán như sau:

Ma trận hệ số tác

động gián tiếp

Ma trận hệ số tác động

= -

toàn phần

Ma trận

đơn vị


(2.12)


Bước 3. Xác định GO của du lịch

Giá trị sản xuất trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch được ước tính như sau:

(1) Giá trị sản xuất trực tiếp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa bằng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa theo giá cơ bản:

GO trực tiếp của khách du lịch

=

quốc tế đến/nội địa

Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến/nội địa theo giá cơ bản

Khi đó, chi tiêu của khách du lịch được coi là tác động ban đầu và trực tiếp đến nhu cầu của nền kinh tế. Theo lý thuyết cân bằng tổng thể, cầu sẽ cân bằng với cung tại điểm thực hiện giao dịch, mua bán hàng hóa.


(2) Giá trị sản xuất gián tiếp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được tạo ra do tác động gián tiếp tổng chi tiêu của khách du lịch theo giá cơ bản và hệ số ma trận tác động gián tiếp được tính toán ở bước 2:

GO gián tiếp

=

của du lịch

Chi tiêu của khách du lịch theo giá cơ bản

Ma trận hệ số tác

X

động gián tiếp


(2.13)

Trong đó: Ma trận hệ số tác động gián tiếp được xác định theo công thức 2.10 ở

Bước 2.

(3) Giá trị sản xuất tổng hợp của du lịch quốc tế đến và nội địa bằng tổng GO trực tiếp và gián tiếp:

GO tổng hợp của du lịch

GO trực tiếp

= +

của du lịch

GO gián tiếp của du lịch


(2.14)

Bước 4. Xác định VA và GDP tạo ra từ tác động của du lịch

(1) VA trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được tính toán theo GO trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch và véc tơ hệ số VA so với GO như sau:


VA của du lịch = GO du lịch X

Véc tơ hệ số VA so với GO


(2.15)

Trong đó: Véc tơ hệ số VA so với GO của Bảng I-O được xác định tại mục (2) của Bước 2.

(2) Tính thuế sản phẩm được tạo ra từ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa tạo ra cho nền kinh tế:

Thuế sản phẩm từ du lịch


= VA của du lịch

x Tỷ lệ thuế sản phẩm

so với VA của năm nghiên cứu


(2.16)

Trong đó: Tỷ lệ thuế sản phẩm so với VA của năm nghiên cứu được xác định tại công thức (2.11) của Bước 2.

(3) Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa đến nền kinh tế được ước tính như sau:

GDP tạo ra từ tác động của du lịch

VA

=

của du lịch

Thuế sản phẩm

+

từ du lịch


(2.17)

Bước 5. Xác định thu nhập của người lao động từ du lịch


Thu nhập của người lao động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp tạo ra từ du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được xác định dựa trên GO trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch và véc tơ hệ số thu nhập của người lao động so với GO:


Thu nhập của người lao động từ du lịch

GO của

= X

du lịch

Véc tơ hệ số thu nhập của người lao động so với GO


(2.18)



Trong đó: Véc tơ hệ số thu nhập của người lao động so với GO của Bảng I-O

được xác định tại mục (2) của Bước 2.

Sau khi tính toán được thu nhập người của lao động trực tiếp và gián tiếp từ du lịch, thu thập của người lao động tổng hợp từ du lịch, được tính theo công thức sau:


Thu nhập của người

=

lao động tổng hợp

Thu nhập của người lao động trực tiếp


Thu nhập của người

+

lao động gián tiếp


(2.19)


Bước 6. Xác định lao động du lịch

Tổng số lao động du lịch được tạo ra do tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được ước lượng theo công thức:

Lao động du lịch

Véc tơ hệ số lao động

= X

của du lịch

GO

của du lịch


(2.20)

Trong đó: Véc tơ hệ số thu nhập của người lao động so với GO của Bảng I-O

được xác định tại mục (2) của Bước 2.

Các chỉ tiêu được tính toán chi tiết theo nhóm ngành đã lựa chọn.

Từ kết quả tính toán GDP tạo ra từ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa theo số tuyệt đối có thể xác định được tỷ lệ giữa GDP do tác động của du lịch và GDP trên toàn bộ nền kinh tế.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí