Lý Thuyết Nợ Công Tác Động Tích Cực Đến Tăng Trưởng Kinh Tế


trưởng kinh tế. Để chứng minh cho các quan điểm lý thuyết khác nhau thì cũng có rất nhiều nghiên cứu về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế đối với các mẫu nghiên cứu khác nhau, trong khoảng thời gian khác nhau cũng như áp dụng các phương pháp phân tích khác nhau. Kết quả là các kết quả nghiên cứu cũng khá đa dạng và phù hợp với cả ba quan điểm đã nêu trên. Chính vì vậy, các lý thuyết này vẫn còn tồn tại song song, chưa có lý thuyết nào thực sự vượt trội hơn lý thuyết nào vì việc áp dụng các lý thuyết vào quản trị nợ công sẽ phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của mỗi nước khác nhau.

2.2.2.1 Lý thuyết nợ công tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

Quan điểm nợ công tác động tích cực đến TTKT cho rằng Chính phủ có thể tác động vào tổng cầu của nền kinh tế thông qua tác động vào chi tiêu của mình là của những học giả theo trường phái Keynes. John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học người Anh, cũng là người đề cao vai trò của tổng cầu, vai trò của Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết của Keynes xuất hiện từ sau cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933 nên nó có mang những dấu ấn nhất định của thời kì này. Theo lý thuyết này thì một trong những nhân tố quyết định đến tổng cầu của nền kinh tế là chi tiêu của Chính phủ. Do vậy, Chính phủ có thể chủ động sử dụng công cụ chi tiêu của mình làm giảm ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế hoặc làm giảm nhiệt nếu nền kinh tế phát triển quá nóng. Cụ thể, Chính phủ chủ động thực hiện vay nợ để thực hiện chi tiêu nhằm tác động vào tổng cầu của nền kinh tế để từ thúc đẩy sản xuất của khu vực tư nhân, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngay khi lý thuyết này ra đời nó đã được các nhà hoạch định chính sách áp dụng một cách rộng rãi cho đến những năm 1970-1980. Có thể nói rằng lý thuyết Keynes được xem là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có thể tận dụng việc vay mượn để thực hiện cho các kế hoạch chi tiêu của mình một cách rộng rãi. Chính vì vậy, các Chính phủ không tránh khỏi việc lãng phí đầu tư vào những dự án không cần thiết, đặc biệt là các dự án về cơ sở hạ tầng không được giám sát một cách chặt chẽ dẫn chậm tiến độ, vượt dự toán, … Tuy việc áp dụng lý thuyết Keynes đã giúp rất nhiều quốc gia phát triển kinh tế hơn và vượt qua khủng hoảng nhưng nó cũng


không tránh khỏi sự phát triển quá nóng của nền kinh tế gây ra tình trạng lạm phát cao, lãi suất tăng và đầu tư vào khu vực tư nhân giảm.

2.2.2.2 Lý thuyết nợ công tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế

Elmendorf và Mankiw (1999) đã đưa ra một số lập luận về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của các nước. Theo đó, nợ công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn thông qua việc gia tăng tổng cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong dài hạn, nợ công lại làm suy giảm tiết kiệm và tích lũy vốn do lãi suất huy động tăng lên, từ đó làm suy giảm tăng trưởng kinh tế. Lập luận này sau đó được phát triển bởi Diamond (1965) khi ông đề xuất mô hình tăng trưởng thế hệ chồng chéo phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, nợ công thường có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Barro, 1990). Bởi vì việc vay nợ ở hiện tại sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tương lai. Vì vậy, trong dài hạn để trả nợ Chính phủ buộc phải cắt giảm chi tiêu công hoặc đánh thuế cao hơn, điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa, theo Teles và Mussolini (2014) nợ công cao còn làm hạn chế ảnh hưởng của chi tiêu công hiệu quả đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hoặc tạo ra sự lấn át về khả năng huy động vốn của khu vực công đối với khu vực tư dẫn đến lãi suất thực tế cao hơn và làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân (Laubach, 2009).

2.2.2.3 Lý thuyết cân bằng Ricardo

Cân bằng Ricardo là một lý thuyết trung lập đề cập đến ảnh hưởng của nợ công đến TTKT. Ý tưởng của lý thuyết này cho rằng nếu Chính phủ chỉ thay đổi một loại chính sách nhất định thì sự thay đổi này không có bất kỳ ảnh hưởng quan trọng nào. Cụ thể là việc Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách (chi tiêu của Chính phủ) bằng vay nợ hay cắt giảm thuế là tương đương nhau trong trường hợp không có bất kỳ sự thay đổi nào trong việc mua hàng của Chính phủ đối với TTKT. Ricardo lập luận rằng việc Chính phủ vay nợ thay cho cắt giảm thuế ở hiện tại không làm giảm gánh nặng về thuế mà chỉ đơn thuần là tạm hoãn lại nghĩa vụ thuế ở hiện tại và tăng nghĩa vụ thuế trong tương lai. Vì vậy, người tiêu dùng biết rằng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


gánh nặng về thuế của họ không đổi nên họ sẽ không phản ứng lại việc cắt giảm thuế bằng cách tăng tiêu dùng. Ngược lại, họ sẽ có xu hướng tiết kiệm toàn bộ số thuế được cắt giảm ở hiện tại để đáp ứng nghĩa vụ thuế trong tương lai. Do đó, tổng tiết kiệm quốc gia sẽ không thay đổi do tiết kiệm của tư nhân sẽ gia tăng bằng với tiết kiệm khu vực công giảm xuống. Năm 1974, Barro công bố bài báo đầu tiên đề cập đến lý thuyết này với tựa đề “Có phải trái phiếu Chính phủ là tài sản ròng” dựa trên lý thuyết về gia đình của Becker. Barro lập luận rằng các thế hệ tương lai là con cháu của thế hệ hiện tại nên không thể coi các thế hệ khác nhau là các chủ thể kinh tế độc lập. Barro giả định rằng các thế hệ hiện tại có thể hành xử trách nhiệm đối với thế hệ tương lai sau này vì vậy họ sẽ đưa ra quyết định tiêu dùng của mình không chỉ dựa vào thu nhập ở hiện tại mà còn dựa vào thu nhập trong tương lai của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, thay vì tiêu dùng thêm phần thu nhập có được do Chính phủ cắt giảm thuế ở hiện tại thì họ có xu hướng để lại như của thừa kế cho các thế hệ tiếp theo nhằm bù đắp nghĩa vụ thuế trong tương lai.

2.2.2.4 Nợ công có quan hệ phi tuyến với tăng trưởng kinh tế

Khi xem xét tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế thì một vấn đề quan trọng cần thừa nhận đó là các quốc gia khác nhau thì mối quan hệ này cũng phản ánh khác nhau. Một số nguyên nhân để giải thích cho sự khác biệt này có thể kể đến là sự khác biệt về trình độ phát triển của khoa học công nghệ, khả năng chịu đựng mức nợ hay khả năng dễ bị tổn thương của thị trường tài chính đối với cấu trúc của nợ công. Chính do sự khác biệt về ảnh hưởng của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế cho phép chúng ta hình dung ra mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc giải thích mối quan hệ phi tuyến của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế cho đến nay chưa được giải thích bởi lý thuyết mà chỉ được chứng minh bởi các nghiên cứu thực nghiệm đã được công bố.

Mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế xuất hiện khi có sự hạn chế về tính bền vững tài khóa. Cụ thể, khi nợ công quá lớn, nó có thể làm sai lệch các quyết định đầu tư trực tiếp vì các nhà đầu tư tin rằng tiền thu được từ bất kỳ dự án mới nào cũng sẽ bị đánh thuế để thanh toán cho các khoản nợ đã có từ


trước ((Krugman đưa ra định nghĩa về vượt ngưỡng nợ dựa theo cách tiếp cận đường cong Laffer, 1988). Mặt khác, khi mức nợ công tăng so với tốc độ tăng trưởng GDP, các chủ nợ sẽ có xu hướng yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro vỡ nợ. Điều này sẽ làm gia tăng chi phí huy động vốn của cả khu vực công và khu vực tư nhân và làm giảm đầu tư. Để ủng hộ cho các lập luận trên thì kết quả một số nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện đã cho thấy mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế là phi tuyến như Reinhart và Rogoff, Kumar và Woo (2010, 2015), Cecchetti và cộng sự (2011), Checherita-Westphal và Rother (2010), Greelaw và cộng sự (2013), …Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu không chỉ cho biết mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế là phi tuyến mà còn cho thấy ngưỡng nợ công là khác biệt giữa các quốc gia, nhóm quốc gia khác nhau.

Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng mức trần nợ công đã được áp dụng trong các nghiên cứu như dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách chính phủ, dựa theo lý thuyết khả năng chịu đựng nợ của quốc gia, dựa theo lý thuyết đường cong Laffer và dựa trên khung nợ bền vững DSF của IMF và WB. Trong luận án này sử dụng lý thuyết về đường cong Laffer vừa để kiểm tra mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và TTKT vừa xác định ngưỡng nợ công hợp lý nên tác giả xin chỉ trình bày cụ thể nội dung của phương pháp này.


Hình 2 1 Đường cong Laffer nợ công Dựa theo lý thuyết đường cong Laffer mô tả 1

Hình 2.1: Đường cong Laffer nợ công


Dựa theo lý thuyết đường cong Laffer mô tả lý thuyết về thu nhập và thuế suất thì Krugman (1988) mô tả định nghĩa về đường cong Laffer nợ công được biểu diễn giống như hình chữ U ngược. Điều này có nghĩa rằng phần dốc lên thể hiện quy mô nợ công tăng đi kèm với khả năng trả nợ cũng tăng lên, việc vay nợ tạo động lực thúc đẩy TTKT vì nó tạo được đòn bẩy về vốn cho TTKT. Tuy nhiên phần dốc xuống thể hiện quy mô nợ công vẫn tiếp tục gia tăng nữa thì khả năng trả nợ sẽ giảm dần hay nói cách khác khi quy mô nợ công gia tăng thì chi phí cho việc huy động nợ sẽ gia tăng vì các chủ nợ sẽ phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn từ việc cho vay nợ. Kết quả tốc độ tăng của TTKT sẽ không bù đắp được tốc độ tăng của chi phí vay nợ dẫn đến nợ làm cản trở TTKT. Khi đó, mối quan hệ giữa nợ công với TTKT lúc này được gọi là phi tuyến và giá trị nợ làm cho tác động của nợ công đến TTKT đổi chiều chính là đỉnh của đường cong và còn được gọi là giá trị ngưỡng nợ công tối ưu. Mối quan hệ giữa nợ công và TTKT là phi tuyến nếu hệ số hồi quy của biến nợ công là dương và hệ số hồi quy của biến nợ công bình phương là âm và đều phải có ý nghĩa thống kê. Giá trị của ngưỡng nợ công được xác định bằng hệ số hồi quy của biến nợ công chia cho hai lần hệ số hồi quy của biến nợ công bình phương.

2.3 LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.3.1 Khái niệm và phương pháp đo lường


2.3.1.1 Khái niệm tham nhũng

Tùy vào những mục tiêu khác nhau thì khái niệm về tham nhũng cũng có sự khác biệt, tuy nhiên nhìn chung cũng có một số nội hàm là tương đồng nhau. Một số khái niệm về tham nhũng được công nhận phổ biến hiện nay được trình bày trong phần dưới đây.

Từ điển quốc tế Cambridge định nghĩa tham nhũng hành vi bất hợp pháp, xấu hoặc không trung thực, đặc biệt là của những người có chức vụ quyền hạn (Corruption is illegal, bad, or dishonest behaviour, especially by people in positions


of power2). Định nghĩa này khá tương đồng với định nghĩa trong từ điển quốc tế Oxford cũng ám chỉ hành vi không trung thực hoặc bất hợp pháp liên quan đến những người có thẩm quyền (Corruption is dishonest or illegal behaviour, especially of people in authority3).

Tổ chức Minh bạch Quốc tế hoạt động với mục tiêu là ngăn chặn tham nhũng và thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm và tính toàn vẹn ở tất cả các cấp và trên tất cả các lĩnh vực của xã hội đã đưa ra định nghĩa Tham nhũng là lạm dụng quyền lực được ủy thác cho lợi ích cá nhân (Corruption as the abuse of entrusted power for private gain4).

Chỉ số kiểm soát tham nhũng là một trong sáu chỉ số cấu thành bộ chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Gorvernance Indicatos) do Ngân hàng Thế giới xây dựng. Theo Ngân Hàng Thế Giới thì kiểm soát tham nhũng được định nghĩa là nắm bắt nhận thức về mức độ quyền lực công được thực hiện vì lợi ích cá nhân, bao gồm cả các hình thức tham nhũng nhỏ và lớn, cũng như "chiếm đoạt" nhà nước bởi giới cầm quyền và lợi ích tư nhân (Control of Corruption captures perceptions of the extent to which public power is exercised for private gain, including both petty and

grand forms of corruption, as well as "capture" of the state by elites and private interests5).

Như vậy có thể thấy rằng đa số các khái niệm về tham nhũng đều gắn với khu vực công, và theo đó có thể chia thành hai dạng là tham nhũng nhỏ (tham nhũng vặt) và tham nhũng lớn. Tham nhũng vặt thường xảy ra giữa một bên là công dân với những người có chức vụ, quyền hạn mức trung bình, thấp và thường xảy ra ở các đơn vị cung cấp dịch vụ công như cơ quan hành chính cấp cơ sở, trường học, bệnh viện, … Ngược lại, tham nhũng lớn thường diễn ra giữa một bên là tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đối với các quan chức từ cấp trung đến cấp cao thuộc các cấp chính quyền cao hơn như cấp huyện, cấp tỉnh, thậm chí cấp trung ương. Trong khi tham nhũng vặt thường có số tiền ít và chỉ mang tính giải quyết vấn đề

2 https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/corruption

3 https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/corruption?q=corruption

4 https://www.transparency.org/en/what-is-corruption

5 https://datacatalog.worldbank.org/search/dataset/0038026


của cá nhân người đưa tham nhũng thì tham nhũng lớn lại liên quan đến số tiền lớn và có khả năng tác động đến các chính sách chủ yếu về kinh tế, làm bóp méo các quy luật kinh tế thông thường, gây cản trở cho sự phát triển kinh tế và nặng nề hơn là làm xói mòn lòng tin của nhân dân, làm suy yếu thế chế chính trị hiện tại, làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, gia tăng nghèo đói và chia rẽ xã hội. Tuy nhiên, một loại tham nhũng được nhận diện và phân tích gần đây là tham nhũng chính sách. Đây là một loại tham nhũng đặc biệt vì đó là những văn bản, chỉ thị, quyết định của những người có quyền lực nhằm điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho họ ngay lập tức hoặc trong tương lai sau đó. Khác với hai loại tham nhũng đầu thường diễn ra trong bí mật thì tham nhũng chính sách thường diễn ra một cách công khai và nếu không được phát hiện thì nó sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội.

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm tham nhũng là hành vi của người hoặc nhóm người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì mục đích tư lợi cá nhân hoặc tư lợi cho lợi ích nhóm.

2.3.1.2 Các phương pháp đo lường tham nhũng

Tham nhũng là một vấn đề mang tính toàn cầu vì những thiệt hại mà nó gây ra không chỉ về kinh tế và còn liên quan đến văn hóa, xã hội, chính trị của tất cả các nước. Tuy nhiên, việc đo lường tham nhũng một cách chính xác để có thể đề ra những giải pháp trong việc phòng chống tham nhũng không phải được xác định một cách dễ dàng. Cho đến nay, một số phương pháp đo lường tham nhũng được sử dụng phổ biến gồm đo lường thông qua Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ sổ Kiểm soát tham nhũng – một trong sáu chỉ số cấu thành chỉ số quản trị toàn cầu do WB xây dựng, chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia - ICRG (International Risk Country Guide) của PRS, chỉ số Khảo sát môi trường kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp, chỉ số Điều tra và theo dõi mức chi tiêu công,

…Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày một số các thước đo tham nhũng phổ biến được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm hiện nay.

a. Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index – CPI)


Chỉ số CPI do giáo sư Johann Graf Lambsdorff, Đai học Passau (Đức), nghiên cứu và phát triển theo yêu cầu của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế. Chỉ số này được công bố lần đầu vào năm 1995 với số liệu của 41 quốc gia, sau đó được cập nhật bổ sung và đến 2018 là 180 quốc gia. Cần lưu ý rằng, chỉ số CPI không đánh giá về mức độ tham nhũng ở bất kỳ quốc gia nào mà nó chỉ đánh giá mức độ tham nhũng trong khu vực công mà các doanh nhân quốc tế, các chuyên gia quốc tế cảm nhận khi được thăm dò trong những bối cảnh khác nhau về tác động của tham nhũng đến đời sống kinh tế thương mại.

Chỉ số CPI lúc đầu được tính toán dựa vào bảy cuộc khảo sát bao gồm ba cuộc khảo sát từ Báo cáo cạnh tranh toàn cầu (World Competitive Report) của Viện Phát triển quản lý ở Lausanne (1992-1994), ba cuộc khảo sát từ Công ty tư vấn rủi ro chính trị & kinh tế tại Hồng Kong (Political & Economic Risk Consultancy Ltd) (1992-1994) và một cuộc khảo sát từ Business International, New York. Một quốc gia chỉ được công bố chỉ số CPI nếu có ít nhất hai nguồn dữ liệu được thu thập.

Đến nay, chỉ số CPI được tính toán dựa trên mười ba cuộc điều tra, khảo sát và đánh giá tham nhũng, được thu thập bởi nhiều tổ chức có uy tín. Tuy rằng nó không phản ánh được toàn bộ thực trạng về tham nhũng đang xảy ra ở một quốc gia nhưng nó cũng phản ánh quan điểm của những nhà phân tích, doanh nhân và chuyên gia ở các nước trên thế giới. Phương pháp tính toán cụ thể chỉ số CPI được thực hiện như sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu từ 13 nguồn dữ liệu khác nhau (chi tiết xem Phụ lục 2). Mỗi nguồn dữ liệu được thu thập phải đảm bảo các tiêu chí nhất định sau để trở thành nguồn dữ liệu hợp lệ.

- Định lượng nhận thức về tham nhũng trong khu vực công;

- Dựa trên một phương pháp đáng tin cậy và hợp lệ, thang điểm áp dụng cho

tất cả các quốc gia;

- Được thực hiện bởi một tổ chức đáng tin cậy;

- Cung cấp xếp hạng cho một số lượng lớn các quốc gia;

- Xếp hạng được đưa ra bởi chuyên gia hoặc doanh nhân;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023